Năm nay là năm kỉ niệm 20 năm ngày mà phiên bản đầu tiên của Street Fighter II mang tên Street Fighter II - World Warrior ra đời, tự nhiên muốn lảm nhảm một tí, kiêm luôn nhìn lại một chặng đường rất dài 20 năm lịch sử của dòng game huyền thoại này. Ở đây mình biết có nhiều anh em đến với Street Fighter rất trễ, nói thẳng ra là chỉ từ khi Street Fighter IV ra đời năm 2009 anh em mới biết Street Fighter là gì, còn mình thì tuy tuổi cũng không phải là lớn lắm (sinh năm 89) nhưng hồi xưa mình may mắn sở hữu những cái máy NES rồi SNES nên nhìn chung mình biết chơi SF rất lâu rồi và tính mình cũng không thích chạy theo thời đại nên những game cũ của thời 90s, thời kì hoàng kim của game fighting có vị trí lớn quan trọng với mình hơn là series Street Fighter IV :) . Đầu tiên như cái tiêu đề của topic, Street Fighter II - World Warrior ra đời năm 1991 là cái tên tạo nên cơn sốt cũng như đem đến cuộc cách mạng cho dòng game đối kháng, người ta cũng hay lấy cái mốc này để xem đó là khởi đầu của kỉ nguyên fighting game. Và sau này cứ mỗi khi nhắc đến World Warrior hay WW char là tất cả ai cũng hiểu đó là 8 nhân vật tiêu biểu nhất của cả dòng game Street Fighter bao gồm Ryu, Ken, Chun-Li, Guile, E. Honda, Zangief, Blanka và Dhalsim. Hồi đấy ngoài Ryu và Ken chả biết đánh con nào cả vì charge hay 360 move thời đó là một cái gì đó rất xa vời Một năm sau đó, 4 con boss của World Warrior là M.Bison, Sagat, Balrog và Vega bây giờ đã có thể sử dụng được với phiên bản thứ hai là Street Fighter II - Champion Edition. Nhìn cái thumb của thằng Sagat bản này tởm không chịu được Sau đó một năm vào năm 1993, phiên bản Super Street Fighter II - New Challengers ra đời với rất nhiều cái mới: gameplay nhanh hơn, đồ họa sprite nhân vật to và đẹp hơn rất nhiều, hệ máy thùng nâng cấp từ CPS lên CPSII và đặc biệt là sự xuất hiện của 4 nhân vật mới là ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Fei Long, đặc nhiệm người Anh Cammy, đô vật Mexico T. Hawk và kickboxer Dee Jay. Năm 1994, phiên bản hoàn hảo nhất của Street Fighter II là Super Street Fighter II Turbo (ở Nhật gọi là Super Street Fighter II X), viết tắt là ST. So với bản New Challengers thì tốc độ của ST nhanh hơn và đặc biệt là lần đầu tiên người chơi có thể sử dụng Super Combo . Phiên bản này vẫn cho phép người chơi sử dụng phiên bản New Challengers cho nhân vật của mình, tất nhiên những nhân vật của phiên bản này không sử dụng được Super combo. Thứ tự sắp xếp nhân vật ở select screen có chút thay đổi Sự ra đời của Super bar và Super combo Super Turbo chỉ xuất hiện trên máy thùng chứ không còn gắn bó với hệ máy SNES như những phiên bản trước nữa. Để chơi được phiên bản tại nhà thì người chơi phải sử dụng những phần mềm emulator xuất hiện từ cuối những năm 90. Trên console thì trong đĩa Anniversary Collection dành cho hệ máy PS2 phát hành năm 2004 có chứa phiên bản Hyper Street Fighter II, một phiên bản tổng hợp tất cả các version của series Street Fighter II trong một game. Cho đến ngày hôm nay thì Super Turbo vẫn là một tựa game được sử dụng trong rất nhiều những giải đấu lớn nhỏ, đặc biệt là tại SBO Tougeki, Super Turbo là một tựa game không bao giờ chết. Số lượng người chơi ST tại Nhật hiện nay vẫn rất đông, với nhiều người và nhiều thế hệ chơi game đối kháng thì ST chính là game 2D fighting hay nhất mọi thời đại :) . Chính Yoshinori Ono, nhà sản xuất của Street Fighter IV trong một phỏng vấn gần đây đã thừa nhận Street Fighter IV không thể trở thành một hiện tượng như Street Fighter II. Video một trong những trận đấu nổi tiếng nhất lịch sử ST giữa Daigo Umehara (Boxer) vs John Choi (O. Sagat) tại EVO 2004: [video]Q_E3n0hZZug[/video] Hiện nay thì Super Turbo vẫn là một game rất phổ biến trên các online emulator như GGPO, Supercade hay Arclive, anh em nào thích chiến mình sẵn sàng tiếp :P . Bài sau mình sẽ lảm nhảm về series Alpha :P
Thấy bác nhiệt tình quá làm em cũng thấy hứng khởi theo, làm 1 bài support bác trước khi bác "lảm nhảm" về Alpha nhé Street Fighter - 1987 Game ra từ lúc mình còn chưa đẻ, mà chưa chắc tất cả dân FG đều chơi qua bản đầu tiên này.SF I được sử dụng như 1 game đối kháng đi bài là chính chứ không dùng để chơi 2 players vì lượng nhân vật khi đó còn quá ít, mà hồi đó dân tình chỉ thích chơi bắn xe tăng và xếp hình mà thôi . Ấn tượng duy nhất của dân chơi hồi đó với game này là sự xuất hiện của 2 nhân vật Ken và Ryu Street Fighter II – 1991-1994 Và đây, vị thần thánh trong truyền thuyết, đuơng kim vô địch của lịch sử FG thế giới, Street Figher II. Sự ra đời của game đã mở đầu cho 1 kỷ nguyên của game đối kháng mà đến giờ này, mỗi khi nhắc lại người ta đều nói rằng dù hiện tại game engine có thay đổi thế nào, hấp dẫn thế nào chăng nữa thì cũng chả bao giờ có thể đem lại niềm hứng khởi cho game thủ như SFII đã làm được thời đó . Tại thời điểm đó tại VN- Hà Nội đã xuất hiện điện tử 4 nút mà rất nhiều Pirates đã phỏng theo engine của game này và tung ra bán những băng điện tử 4 nút để ăn theo kiếm lợi nhuận. Có thể nói rằng chưa bao giờ Capcom mang lại ảnh hưởng cho nền game đối kháng thế giới mạnh như lần đó. Đến năm 1996-2000, máy thùng đã đến Hà Nội- Việt Nam, và khi đó là sự ra đời của các tên gọi thân yêu mà đến nay ít người biết Karate trắng Karate đỏ Người rừng Thằng người mỹ Thằng Sumo Thằng Đô vật Thằng Đấm bốc Công an Chắc các game thủ thời đó đều biết mấy cái tên trên là dành cho nhân vật nào Đây là video mà tất cả những game thủ máy thùng thời đó PHẢI XEM , đó là 1 cảm giác tuổi thơ không thể tả hết [video]lGSKZgEnbYI[/video] Và các phiên bản nâng cấp sau này đã kéo dài thời kỳ hoàng kim của SFII như bản New Challenger, Turbo Đến thời kỳ sau này, khi PS1 sát nhập đến VN thì SF đã mất chỗ đứng tại VN , thật đáng tiếc Street Fighter: The Movie - 1995 Thời kỳ hoàng kim của SF II kéo theo vô số sản phẩm ăn theo game này, và điển hình là rất nhiều bộ phim nổi tiếng cả của Mỹ và của Hồng Kông Nhưng khuyến cáo các fan hardcode SF là đừng nên xem phim này vì nó như đấm vào mồm làm theo style của mortal combat Tuy nhiên, đây là 2 bộ phim mà thời đó các fan Phải Xem vì nó xây dựng dựa theo độ hài vô đối của dân Hồng Kông Jackie Chan cosplay Chunli trong phim City Hunter [video]Z4Psls1ngwM[/video] Và bộ phim hài khắm đừng hỏi trong lịch sử movie phỏng theo game -Street Fighter- Future Cops, nội dung là các nhân vật SF từ tuơng lai quay về Hong Kong để thực hiện 1 sứ mạng, nhiệm vụ là tiêu diệt kẻ cầm đầu M.Bison và tìm ra SONGOKU P/s : Diễn Viên đóng CHunli trong phim này xinh thiệt Sagat trong phim này CÓ TÓC, bảo sao bị đập cho tan nát [video]W0XA4v6MduU&feature=related[/video] Street Fighter Alpha – 1995-1998 Sau sự phát triển mang tính chất cách mạng trong nền game FG, Capcom lần đầu tiên muốn khai thác sâu vào nội dung và story của từng nhân vật trong SF, tuy không phải hay như tác phẩm của Xếch -bia ( Shakespeare) nhưng nó đã làm đọng lại trong đầu dân chơi máy thùng thời đó từng cá tính, nội tâm của từng nhân vật. Phiên bản Alpha tạo các nhân vật trẻ trung hơn để phù hợp với mục đích này, SF Alpha các phiên bản cũng có thể được xem là thành công của Capcom thời kỳ đó. Nếu muốn biết thêm về nội dung nội tâm nội công nội thất của các nhân vật thì bạn nên đao game này về chơi . Google.com và từ khóa " Street Fighter Alpha CPS2" là bạn của bạn P/s : SF Alpha đã đưa ra 1 nhân vật đi vào lịch sử khắm lọ bậc nhất của dòng SF - thiên tài tự sướng DAN vô đối Street Fighter EX – 1996-2001 Như đã nói ở trên, trước sự hội nhập và áp lực cạnh tranh của hệ máy PS1 lúc bấy giờ, Virtual Fighter, Mortal Combat và Tekken đã lấn át đàn anh Street Fighter. Capcom lúc đó đã phải đưa ra quyết định tạo ra phiên bản này nhằm lấy lại sân chơi.Nhưng thật đáng tiếc sản phẩm này chỉ là 1 thử nghiệm không thành công trong mục đích thu hút sự chú ý của fan FG. Tuy nhiên, phiên bản này là 1 nền tảng cho thanh EX và Super của game SF4 về sau. Các Super move trong SF4 đều import từ phiên bản này mà ra. Versus Series (X-Men Vs. Street Fighter, Marvel Super Heroes Vs. Street Fighter) – 1996-1997 Năm 1997, sau sự thành công của Marvel trong việc đưa các siêu anh hùng vào comic cũng như điện ảnh, phiên bản này được Capcom tung ra và đuơng nhiên là doanh thu lớn hơn phiên bản SF EX cùng thời kỳ. Phiên bản for fun này cũng là nền tảng để tung ra các bản MVSC II và III sau này, thông qua việc giới thiệu cách đánh tag-team và air attack. Bạn có thể đao phiên bản này trong các site của CPS2, rất thú vị đấy Street Fighter III – 1997-1999 Cũng không có gì nhiều để nói về các phiên bản của dòng game này , nói tóm lại là " thành công", nhất là bản 3rd với số lượng người chơi đông đảo đến tận ngày nay Street Fighter 4 - the return of the Legend 2008 Hội nhập các yếu tố thành công từ các phiên bản cũ, 2008 là năm trở lại thành công của SF khi đủ năng lực cạnh tranh với các siêu phẩm trên PS2 lúc bấy giờ như MK,KOF, SC, TEKEEN......... Có lẽ không có gì nhiều để nói về dòng này vì ai ai cũng biết Street Fighter the Movie- The Legend of Chunli 2009 Theo gót sự thành công của SF4, bộ phim nhanh chóng được tung ra và kết quả thật là thê thảm, doanh thu có thể nói là tệ nhất trong lịch sử phim mô phỏng game trên thế giới, cũng là 1 thất bại lớn trong ngành điện ảnh, khuyến cáo các bạn không nên xem Tuy nhiên, vào thời điểm đó ở VN lại rộ lên bộ phim hài do Fan làm, có thể thấy Fan làm thì hiệu quả hơn cả ....Holywood Street Fighter the After Years [video]kLrWgVPeCzI[/video]
Trời ơi hóa ra phiên bản SF đầu tiên mình chơi chính là World Warrior , nhìn cái select screen ko lẫn đâu dc Bản Champion cũng chơi rồi và là bản chơi nhiều nhất hồi nhỏ, hồi đó nhớ chưởng Ryu Ken thì dễ mà mấy thằng còn lại khó kinh, cũng ấn tượng luôn Flash Kich của anh quân sự Mĩ từ đó Đọc bài của các bác hay quá, có gì tiếp tục bổ sung nhé
Nhớ cai phim HK kia hồi trước có tên là siêu nhân học đường City Hunter cũng xem qua, Legend of CHunli quá sức chán, còn thằng năm 95 kia là chưa coi nhưng nghe bác Lâm quảng cáo là giống style phim MK nên thôi khỏi xem, 2 bản phim MK chế cốt loạn lên
Tiếp tục hôm nay là Street Fighter Alpha series Street Fighter Alpha (ở Nhật có tên là Street Fighter Zero), với cốt truyện lấy bối cảnh là những sự kiện xảy ra trước series Street Fighter II. Tốc độ của series Alpha nhanh hơn Street Fighter II rất nhiều và gameplay thì tương đối giống với hai series đỉnh cao khác của Capcom ở thập niên 90 là Vs series (Marvel) và Darkstalkers. Phiên bản đầu tiên mang tên Street Fighter Alpha: Warriors' Dreams ra mắt năm 1995. Phiên bản này có ba điều đáng chú ý: 1. Lần đầu tiên nhân vật Akuma (Gouki) đã có thể được sử dụng và không quá sức broke như ở Super Turbo. 2. Sự kết hợp giữa Street Fighter và các nhân vật huyền thoại của series Beat 'em Up rất nổi tiếng vào đầu những năm 90 của Capcom là Final Fight với sự xuất hiện của 2 nhân vật Guy và Sodom. 3. Dan Hibiki, một trong những nhân vật nổi tiếng nguy hiểm nhất lịch sử SF ra mắt. Gameplay có khá nhiều điểm mới như việc xuất hiện của Air Block (Alpha là series SF duy nhất cho phép block trên không) và hệ thống Alpha Counter (có những nét tương tự Focus Attack của SFIV). Các nhân vật cũng đã có nhiều hơn một super combo. Nhưng series Alpha chỉ thực sự tạo được tiếng vang từ phiên bản thứ hai là Street Fighter Alpha 2 phát hành 1 năm sau đó. Alpha 2 đã ra mắt hệ thống Custom Combo rất nổi tiếng làm nên thương hiệu cho cả series này. Về nhân vật thì Alpha đón chào sự trở lại của hai cựu binh Zangief và Dhalsim cùng sự xuất hiện của hai trong số những nhân vật được yêu thích nhất sau này là Sakura và Rolento. Ngoài ra những ai đã chơi qua Street Fighter 1 sẽ đều nhận ra sự trở lại của hai nhân vật là võ sĩ Muay Thai Adon và street punk Birdie (một trong những char grab 360 khó chịu nhất mà Capcom từng tạo ra). Một điểm nữa khiến Alpha 2 trở thành một trong những tựa game bán chạy nhất và được yêu thích nhất mọi thời đại của Capcom là bgm và stage của từng nhân vật rất ấn tượng. Những ai đã chơi Street Fighter IV đều biết stage công trường hay phố đêm Trung Hoa, đó chính là để gợi nhớ lại hai stage nổi tiếng của Rolento và Gen trong Alpha 2 [video]V_1DAu5kM0g[/video] [video]yG5VQAJd9Kg[/video] Điều thiếu sót nhất của Alpha 2 có lẽ là sự thiếu vắng những nhân vật huyền thoại. Capcom đã bù đắp điều này vào năm 1998 với sự trở lại của những nhân vật nổi tiếng như E. Honda, Blanka, Vega (Claw), Balrog (Boxer), Cammy và những nhân vật mới hết sức thú vị là cựu binh Cody từ series Final Fight, nữ đô vật R. Mika (rất thần tượng Zangief) và Karin, kẻ thù truyền kiếp của Sakura. Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao nhân vật rất được yêu thích là Guile lại không có mặt trong series Alpha? Câu trả lời là vì đã có sự xuất hiện của Charlie (Nash), một người bạn thân của Guile sở hữu move và special y hệt Guile và đặc biệt là đồng chí này chỉ cần dùng một tay để Sonic Boom . [video]GC9v2nF3Fnw[/video] Về gameplay, Alpha 3 cho phép người chơi chọn 1 trong 3 mode được biết đến với tên gọi X-ism (tương tự như Super Turbo, chỉ có 1 super, không air block), A-ism hay Z-ism (nhiều super, được phép air block) và đặc biệt là V-ism (tách ra từ Custom Combo của Alpha 2, không sử dụng super combo được mà chỉ có thể dùng Custom Combo). Phiên bản PS1 của Alpha 3 được xem là một trong những game 2D fighting hay nhất trên hệ máy này, vốn được xem là sân riêng của các dòng 3D fighting. Capcom đã bổ sung những nhân vật độc quyền cho phiên bản console của Alpha 3 là Dee Jay, Fei Long, T. Hawk, Guile và đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu tiên của Evil Ryu và Shin Akuma (Shin Gouki) nâng tổng số nhân vật lên đến con số 34. Select screen của phiên bản console Vậy tại sao với một lượng nhân vật nhiều và rất hấp dẫn như vậy, Alpha series lại hoàn toàn vắng bóng tại các giải đấu ngày nay? Câu trả lời nằm ở V-ism của Alpha 3. Đây là nguyên nhân làm cho game được xem là đã bị hư và không thể chơi được ở trình độ cao. Alpha 2 là một game gần như hoàn hảo về mọi mặt nhưng Capcom không thể sử dụng một phiên bản không phải mới nhất của một series để dùng cho các giải đấu, chính vì thế tuy là một series rất ăn khách về nhiều mặt (thân thiện với người chơi mới, Alpha 2 cực kì cân bằng) nhưng Alpha series gần như chỉ còn xuất hiện trong các giải đấu nhỏ tại Nhật. Muốn biết tại sao V-ism đã phá hỏng cả một series hãy xem video dưới đây: [video]FjwPFQIavFw[/video] Tuy vậy nhưng với những người chơi không chuyên như chúng ta, Alpha 2 và Alpha 3 vẫn là hai tựa game không thể bỏ qua với bất cứ fan SF nào vì nếu bỏ qua V-ism thì Alpha 3 là một game rất tuyệt vời [video]P533Ea0Du_0[/video] (Trong game mình thích nhất là 3rd Strike thì Daigo không phải là người giỏi nhất nhưng trong những game SF khác Daigo chắc chắn là người giỏi nhất nên mình hay dùng trận đấu của hắn để kết thúc bài viết của mình :P) Bài sau và cuối sẽ là lảm nhảm về series Street Fighter III, một underground series của Street Fighter.
3rd strike Daigo đã từng là một trong những người giỏi nhất, chỉ tiếc là lúc lên đỉnh cũng là lúc rửa tay gác kiếm. Mình đã gặp nhiều người chê Daigo là cùi bắp ở 3rd strike và đa số đều là 3rd strike fanboi ganh ghét với SF4 fanboi, cho là SF4 chỉ có Daigo chẳng còn ai nên mới nói thế. Sự thực ở Nhật là Daigo được coi là God of Capcom Fighting Games rồi. Và mình để ý ở Series Alpha 3 là nếu như ai đã quen Genei Jin rồi thì sang Alpha 3 sẽ thấy sự khủng khiếp của V-ism. Rất may là V-ism bị disable on hit và không thể link sang Super, chứ e rằng việc 1 combo nuốt hết máu quả là rất đáng sợ.
Nó cho phép Juggle, lại có 4-5 bóng theo, lại có invi frame lúc start up. Nói chung nó quá sức broken, nếu thành thạo 1 combo có thể nuốt sạch HP đối phương. Lại cho phép setup unblockable nữa chứ
Street Fighter III là series thứ ba (không tính Street Fighter 1) của dòng game này. Phiên bản đầu tiên New Generation ra mắt năm 1997 với một đội hình nhân vật hoàn toàn mới mẻ đúng như tên gọi của mình khi mà chỉ còn lại Ryu và Ken được giữ lại. Thực sự đây là một quyết định khá mạo hiểm của Capcom khi mà những nhân vật huyền thoại của Street Fighter II cho đến nay luôn được xem là chuẩn mực của một game Street Fighter. Tuy nhiên những nhân vật mới cũng tạo được ấn tượng rất mạnh và luôn nằm trong top những nhân vật được yêu thích nhất của Street Fighter, đó là đô vật người Mỹ Alex, boxer lịch lãm Dudley, võ sĩ châu Phi Elena, nữ ninja Ibuki, anh em sinh đôi Yun và Yang hay Necro, một sự kết hợp giữa Dhalsim và Blanka... Gameplay của NG giới thiệu 2 điểm mới là hệ thống parry (chỉ được hoàn thiện ở phiên bản cuối cùng là 3rd Strike) cho phép người chơi khóa đòn tấn công của đối phương mà không mất dam và người chơi phải lựa chọn một trong ba Super Art (Super Combo). Phiên bản thứ hai của SFIII là 2nd Impact đem đến hai yếu tố cực kì quan trọng của Street Fighter cho đến những phiên bản sau này là EX move (một phiên bản nâng cấp của special) và khả năng Tech Throw. Về nhân vật, 2I gới thiệu hai nhân vật mới là Urien và đô vật Hugo, một nhân vật được thiết kế dựa trên nhân vật Andore của series game Beat 'em Up Final Fight trước đây. Không có quá nhiều sự chú ý cũng như thành công qua hai phiên bản đầu tiên của SFIII. Chỉ đến khi phiên bản cuối cùng là 3rd Strike ra đời vào năm 1999 thì SFIII mới thực sự tạo được chỗ đứng của mình với rất nhiều thay đổi về gameplay cũng như đồ họa và các nhân vật mới. Gameplay của 3S có những cải tiến rất quan trọng như cho phép thực hiện air parry và red parry (parry trong block stun) cũng như giới thiệu Universal Overhead, một đòn đánh qua đầu rất hiệu quả. Với parry hay UOH, thói quen zoning bằng fireball hay chiến thuật turtle phổ biến ở những dòng SF khác gần như đã chết hẳn và tạo điều kiện cho lối đánh rush down phóng khoáng lên ngôi. 3rd Strike cũng đánh dấu sự trở lại của hai cựu binh Chun-Li và Akuma cùng với sự xuất hiện của 4 nhân vật mới là Remy, Twelve, Q và đặc biệt là sự ra mắt của Makoto, một nhân vật rất được yêu thích của Street Fighter. 11 năm đã qua kể từ ngày 3rd Strike ra mắt và nó sẽ trở lại trong năm nay trên hai hệ máy next-gen là PS3 và X360 với phiên bản 3rd Strike Online Edition. Trong 11 năm qua 3S vẫn có những phát triển bền vững với các giải đấu lớn nhỏ (đa số diễn ra tại Nhật) nhưng nhìn chung về độ phổ biến 3S được xem là một thất bại của Capcom. Có thể kể ra những nguyên nhân như sau: - Ra đời trong hoàn cảnh mà Arcade đã không còn thịnh do sự phát triển của cách hệ máy console. - Mãi đến năm 2004 Capcom mới phát hành game này trên PS2. 5 năm chờ đợi để chơi 1 game trên console là quá dài! - Không thân thiện với người chơi mới hay những người chơi casual. - Loại bỏ gần như hoàn toàn tuyến nhân vật của Street Fighter II. - Người Mỹ quá kém cỏi ở game này, bọn Mỹ nó kém ở khoản nào thì nó sẽ không bao giờ hỗ trợ cho sự phát triển của cái đó. Mà Street Fighter nếu không có mấy anh Mỹ thì sẽ không thể phổ biến được. Có một sự thật rất buồn cười là rất nhiều người chỉ biết (không hề chơi) đến 3rd Strike thông qua trận đấu giữa Daigo và Justin Wong ở EVO 2004 và xem Daigo là số một ở game này mặc dù ở trận chung kết sau đó Daigo thua KO. Bọn Mỹ sau này nó hay gọi những màn parry Super Art như vậy là "Let's go Justin!", nhưng như mình đã nói trình độ của Mỹ ở game này là RẤT thấp nên không có gì ngạc nhiên nếu như một cao thủ hàng đầu như Daigo lại thoải mái parry một Super như vậy, điều mà chính Daigo sau này cũng thừa nhận là việc "tôi vẫn làm thường xuyên chả có gì đặc biệt". 3S tại Nhật vẫn phổ biến cho đến ngày nay, trong 11 năm tồn tại với rất nhiều trận đấu điên rồ diễn ra ở xứ này, nổi tiếng với những trận Danisen Battle cùng những màn hò hét nổi tiếng của Nuki qua micro hay giải đấu huyền thoại Tougeki Super Battle Opera, nơi 3rd Strike luôn là một trong những tựa game chính. [video]fO7_zkU9Ax8[/video] [video]tGPk6hiEmHg[/video] [video]ExtdQcWXjfk[/video] [video]gddM0GkZ0PA[/video] [video]qM0HizkcBuQ[/video] Khép lại bài viết với một số đánh giá về 3rd Strike:
UOH bản 2i có rồi mà, có điều nó là d,d + any attack Daigo cũng được coi là 1 trong các top 3rd strike. Hình như ở CK Daigo thua vì ở nhánh Loser Bracket nên phải thắng 2 lần Best of 5 (round) trong khi K.O chỉ cần 1. Chứ xem Daigo đánh hoàn toàn ngang hàng không thua gì thậm chí còn nhỉnh hơn nếu không phải Genei Jin rút máu quá tởm và sau này ở SBO 2005 đã trả thù được K.O Có 2 loại ý kiến phổ biến về Daigo ở 3s, loại đầu tiên là coi Daigo là thánh sau video Parry "Lets go justin", và loại thứ 2 là fanboi 3s tìm mọi cách chửi bới vùi dập daigo vì họ ghét SFIV và họ cho rằng chỉ cần vùi dập Daigo - SFIV player giỏi nhất - là chứng tỏ gameplay của 3s hay hơn Mà đọc cái bài của Daisuke thấy buồn cười nhỉ
À ờ thì cũng đoán thế, vì thấy quân đoàn fanboi 3rd strike quá hùng hậu lại hay chê SF4 mà. Mà công nhận, sao bọn Mẽo đánh SF4 nó không đến nỗi quá chênh lệch lắm mà đánh 3rd so với Japan toàn bị OCV
The entire fight from EVO 2004 between Justin (chun-li) and Daigo (ken). [video]pS5peqApgUA[/video] một trận đấu rất hay
Vì 3rd khó gần như gấp đôi SF4. Đề thi dễ thì ai cũng 9-10 Đề thì khó thì kẻ 4 người 8, khác biệt nhau xa.