Từ HCV của Hoàng Xuân Vinh: Động lực và nỗi lo “ăn theo” Thứ Ba, ngày 09/08/2016 19:30 PM (GMT+7) Sự kiện: Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic lịch sử Kỳ tích của Hoàng Xuân Vinh đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam. Nhưng không chỉ người Việt Nam hạnh phúc và vinh dự với chiếc HCV ấy mà cả báo giới nước ngoài cũng ca ngợi hết lời về chiến công trong khổ luyện của người chiến sĩ quân đội. Hoàng Xuân Vinh mất ngủ vì HCV, muốn khắc tên lên "bảo bối" Hoàng Xuân Vinh viết tiếp giấc mơ gây sốc ở Olympic Hoàng Xuân Vinh: 200.000 USD và chuyện phía sau HCV Olympic Olympic 2016. Hãy quay lại với những cột mốc giành HCV đầu tiên trong các sự kiện của thể thao Việt Nam: 1989 trong lần hội nhập Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Nguyễn Quốc Cường đã mang về HCV bắn súng cho thể thao Việt Nam. HCV của Xuân Vinh là động lực lớn cho tất cả các VĐV Việt Nam, nhưng cũng dấy lên những lo ngại về khả năng “ăn theo” thành tích của các vị lãnh đạo ngành thể thao 5 năm sau, năm 1994, Trần Quang Hạ mang về chiếc HCV Asiad đầu tiên ở môn Taekwondo. Từ đó đến nay, 22 năm sau, thể thao Việt Nam mới bước lên cột mốc mới là HCV Olympic đầu tiên trong lịch sử. Trong những chiếc HCV đầu tiên đấy đều có những sự kiện lịch sử gắn liền với nó, nhưng với HCV của Hoàng Xuân Vinh được báo chí thế giới nhắc đến nhiều nhất. Nhiều vì Olympic là giải thế giới hàng đầu ở một Đại hội thể thao và nhiều vì chiếc HCV của Hoàng Xuân Vinh quá kịch tính và ngoạn mục ở phát súng cuối. Nhiều vì Hoàng Xuân Vinh sau đó đã trở nên chủ đề khai thác của báo giới nước ngoài về sự khổ luyện của một tay súng phải vượt qua quá nhiều thử thách lẫn khổ luyện trong điều kiện tập luyện thật khó khăn, phải gói ghém. Thậm chí, có nhiều lúc VĐV chỉ được tập chay với súng và bia mà không có đạn, cùng các trang thiết bị thật sơ sài và có lúc thi đấu Hoàng Xuân Vinh phải đoạt huy chương với cây súng… mượn. Câu chuyện vượt khó của Hoàng Xuân Vinh cũng giống như hai lần đầu mà tay súng Nguyễn Quốc Cường và Trần Quang Hạ mang vàng đầu tiên (ở các đại hội lớn) về cho thể thao Việt Nam. Phần tiền (trước) của chiếc HCV Olympic đã được khai thác quá nhiều và không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả thế giới đều thán phục. Bây giờ điều cần quan tâm lại chính là phần hậu của chiếc HCV lịch sử ở Olympic 2016. Nhà báo Huy Thọ, người từng tham dự nhiều đại hội thể thao lớn ở khu vực chia sẻ rằng anh hết sức vui, nhưng cũng đầy lo lắng với thành tích bất ngờ sẽ làm những người đầu ngành thể thao “ôm” lấy để làm bình phong che đi những mặt yếu kém đang tồn tại của ngành thể thao. Điều mà thời gian qua Bộ trưởng Bộ VH-TT& DL Nguyễn Ngọc Thiện đã đặt ra hàng loạt câu hỏi, nhưng ngành thể thao không trả lời được. Từ chiếc HCV của Xuân Vinh lại giật mình với sự đầu tư của ngành thể thao cho nhiều môn cứ lạm dụng vào lòng tốt vào sự hy sinh, khổ luyện của các VĐV. Điều này đi ngược với những môn thể thao ồn ào được người hâm mộ quan tâm nhiều. Trong một chương trình Tiêu điểm đề cập đến những vấn đề xoay quanh chiếc HCV của Xuân Vinh, phần vui với chiến tích đi vào lịch sử rất lớn, nhưng phần lo cũng rất nhiều. Về mặt tích cực, chiếc HCV của Xuân Vinh sẽ là động lực rất lớn cho tất cả các VĐV Việt Nam, nhưng mặt còn lại chính là lo lắng sự “ăn theo” của ngành thể thao, là những báo cáo thành tích kiểu đã có HCV Olympic mà quên đi phần trách nhiệm chính là vực dậy, hoặc cải cách những phần yếu kém, những phần chìm của thể thao Việt Nam trong thời gian gần đây. Một chiếc HCV làm nên lịch sử và mong rằng những nhà làm thể thao hãy trân trọng, gìn giữ lấy giá trị lịch sử, thay vì rào chắn lại những mặt tồn tại trong các buổi lễ tôn vinh. Chúng ta tự hào về một Hoàng Xuân Vinh vượt khó để gặt hái thành tích cho thể thao Việt Nam chứ không mong các VĐV cứ phải chịu đựng mãi cảnh thiếu trên, hụt dưới, thậm chí là bị đối xử thờ ơ, lạnh nhạt. Thật cảm động với hình ảnh lãnh đạo ngành thể thao đến tận nhà thăm gia đình Hoàng Xuân Vinh. Hình ảnh đấy sẽ rất đẹp nếu những gương mặt đáng được nhắc đến cho thể thao Việt Nam như Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Nụ, như Đỗ Xuân Tâm, Thanh Ngời… vẫn được ân cần thăm hỏi và chăm chút bởi sự hy sinh lớn cho ngành thể thao… http://www.24h.com.vn/olympic-2016/...h-dong-luc-va-noi-lo-an-theo-c749a810415.html Theo Nguyễn Nguyên (Khám phá).
TẠI SAO HOÀNG XUÂN VINH BỊ GHÉT? Hoàng Xuân Vinh đang là niềm tự hào của đất nước, và được mọi người ca tụng với chiếc Huy chương Vàng Olympic lịch sử. Tuy nhiên, đứa em tôi - đang tập luyện tại trung tâm huấn luyện thể thao của tỉnh - lại cực kì ghét Hoàng Xuân Vinh, theo lời nó kể thì Hoàng Xuân Vinh chính là lý do khiến nó bị sếp đuổi khỏi trung tâm huấn luyện. Tôi hỏi cụ thể thế nào, thì nó kể là hôm qua, tụi nó tập bóng chuyền, có mấy quả bóng thì bị rách hết rồi, tụi nó mới đặt vấn đề xin các sếp đầu tư cho tiền mua bóng. Các sếp nghe xong thì nổi giận đùng đùng, rồi quát mắng: "Chúng mày nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì chúng mày cũng có thể tập bóng chuyền không cần bóng, và vẫn có thể đoạt huy chương vàng!". Vậy là chúng nó đành lủi thủi ra sân tập bóng chuyền mà không có bóng. Cả lũ tay giơ giơ, vẩy vẩy, giả vờ phát, giả vờ đập, nhìn như một lũ đang phê thuốc lắc! Rồi mấy đứa trong đội tuyển bơi cũng thế. Bể bơi cạn sạch nước, chúng nó vào gặp sếp xin cấp nước vào bể để cả đội còn tập, thì bị sếp cáu um, chửi ầm ầm: "Chúng mày nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì chúng mày cũng có thể tập bơi không cần nước, và vẫn có thể đoạt huy chương vàng!". Vậy là giữa cái nắng chang chang, cả lũ nằm sấp ngửa tập bơi trên sân bê tông, trông như mấy con cá mắc cạn đang thoi thóp. "Nhưng anh vẫn chưa hiểu tại sao em bị sếp đuổi?" - nghe tôi hỏi, đứa em lại ngán ngẩm tiếp lời: "Chả là đến tối, sếp có bảo em lấy xe máy chở sếp đi đá lao động đường phố. Sếp hẹn một em lao động đường phố tới một nhà nghỉ ở gần đó, sếp lên phòng trước và nằm sẵn đợi nó. Nhưng không biết vì lí do gì mà con bé đó lại không đến, sếp đợi hơn tiếng đồng hồ thì bực bội quá, đành mặc quần áo vào, xuống lễ tân trả tiền phòng rồi bảo em chở về, mặt sếp cứ hằm hằm, cau có. Em thấy thế liền an ủi sếp: "Sếp nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì sếp cũng có thể đá lao động đường phố mà không cần gái, và vẫn có thể ra được!". Ahihi Nó chửi sếp BD nên bị đuổi là đúng rồi Mà bác Vinh không có đạn tập đã vô địch Ô lim píc, có đạn tập đều đặn thì vô địch Vũ Trụ luôn rồi ps: bóng đá nam nên tập không sử dụng bóng sẽ tốt hơn
Bộ nắm chung vì đặc thù nó quản cả 3 ngành thể thao, văn hóa và du lịch. Về chuyên môn thì tổng cục mới là bên quản lý trực tiếp. Dễ hiểu hơn là a Bộ vừa quản lý Ngọc Trinh mặc bikini vừa chỉ chỏ a Vinh bắn súng. Nhưng thực sự thì a éo biết cc gì cả
moi móc các nền thể thao vn ra thì có nói kiếp sau đếu hết. Bao tiền của đổ cho cái lũ bóng đá nam loanh quanh mãi cái ao làng đếu xong thì đừng mong cải thiện cái gì , trước Hoàng Xuân Vinh đã có hàng tá vdv như này và bài báo như này rồi mà cũng có gì thay đổi đc đâu, nát bỏ mẹ p/s Ánh Viên và Xuân Vinh đều là người của quân đội, tức là ăn lương quân đội thì 1 phần mới trụ đc đến như này, chứ ko khéo lại nhặt lá đá ống bơ như bao vdv ngoài luồng khác
mấy tên VĐV này hết tuổi là đi bán vé số hết. có nghề ngỗng học hành chi đâu. cống hiến mấy chục năm sự nghiệp xong bị đá ra đường như hàng hết đát thì khá thế nào đc
Vừa vào chung kết 50m súng ngắn, bác Vinh bắn phát được 8 điểm rơi xuống 11 làm dân tình đau tim qua, khúc cuối lại lên đồng 2 phát 10 liền... Có hy vọng huy chương nữa chăng...
http://vietnamnet.vn/vn/the-thao/ca...e-thao-tranh-suat-olympic-cua-hlv-bac-si.html Thiếu huấn luyện viên, nhân viên săn sóc, chừa phần cho "quản lý" hết rồi, đoàn 50 thành viên mà có tới 11 "quản lý" đi theo .