Máy mài góc cầm tay hay còn gọi là máy mài cạnh được sử dụng trong ngành cơ khí chế tạo. Nó được sử dụng để mài nhẵn, đánh bóng, chà nhám bề mặt vật liệu. Vì tính đa năng của nó mà máy mài cầm tay trở thành dụng cụ không thể thiếu trong kho dụng cụ thiết bi của bạn. Trên thị trường có rất nhiều loại máy mài góc cầm tay khác nhau đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Bosch, Makita, Keyang, Hitachi, Crow, Keyang, Total,... Về bản chất thì chúng đều có chung tính năng làm việc. Sự khác biệt chính nằm ở chất lượng lắp ráp máy và công suất hoạt động của máy trên thực tế. Dưới một rừng sản phẩm máy mài cầm tay trên thị trường, khi bạn am hiểu và biết thông số kỹ thuật của máy. Thì lúc đó bạn sẽ có cho mình sự lựa chọn phù hợp. Nhưng nếu bạn còn chưa biết nhiều về thông số kỹ thuật của một chiếc máy mài định mua là như thế nào cho phù hợp. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn Có 4 yếu tố kỹ thuật của máy mài mà bạn cần quan tâm trước khi mua đó là: kích thước đĩa mài, tốc độ không tải, công suất máy và nguồn cấp điện. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn nhé. 1. Kích thước đĩa mài Trước khi mua máy mài góc bạn cần xác định độ sâu, kích thước và chất liệu của vật bạn sẽ cắn hoặc mài. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn kích thước đá mài phù hợp. Nhìn chung, hầu hết các nhà sản xuất chế tạo máy mài cầm tay đều phù hợp với các kích thước đĩa mài phổ biến trên thị trường như: đá 100mm, 115mm - 4 ½ inhes, 125 mm - 5 inches, 150 mm - 6 inches, 180 mm - 7 inches, 230 mm - 9 inches. Kích thước đĩa mài lí tưởng nhất để dùng cho sửa chữa tại gia và ở hầu hết các lĩnh vực khác là 115 mm. Thực tế thì các đĩa mài có kích thước nhỏ hơn 115 mm (bất kể dùng cho mục đích cắt, chà nhám hay mài nhẵn) được ưa chuộng nhất vì chúng có giá thành hợp lí, vừa túi tiền của đa số người dùng. Những máy mài góc sử dụng đĩa mài từ 180mm(7”) trở lên phù hợp với công việc mài dao, cắt cốt thép hoặc làm sạch gỉ sét. Đối với những công việc nặng hơn như cắt ống thép có đường kính lớn, thép dầm chữ I hoặc tấm lát lớn thì loại máy mài góc có kích thước đĩa cỡ 230 mm (9 inches) là phù hợp. 2. Tốc độ không tải Tốc độ không tải là tốc độ tối đa mà đĩa mài quay khi không phải thực hiện công việc cắt hay mài nào. Tốc độ không tải được đo bằng số vòng quay của đĩa trong một phút (rpm). Các nhà sản xuất máy mài cầm tay đưa ra thông số kĩ thuật này bởi vì một khi bạn sử dụng máy mài thì thường tốc độ đĩa mài sẽ không đạt được mức tối đa này mà sẽ dao động phụ thuộc vào độ khó của công việc. Các loại máy mài góc nhỏ thường có tốc độ không tải trên 10 000rpm. Trong khi đó, các loại máy lớn hơn thường quay với tốc độ từ 6000 tới 6500rpm. Nhưng có thể bạn chưa biết, tốc độ nhanh hơn thì đĩa mài nhanh mòn hơn. 3. Công suất Công suất là một trong những thông số rất quan trọng mà bất kỳ ai mua máy mài cũng đều quan tâm tới nó. Công suất ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của máy mài góc, phản ánh khả năng làm việc của máy như thế nào. Với nhu cầu sử dụng trong gia đình thì một chiếc máy mài góc có công suất từ 800W đến 900W là hợp lý. Những loại máy có công suất từ 1000W đến 1200W thường được sử dụng trong gia công nhẹ như sản xuất thiết bị inox. Đối với ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, tiền chế thép, đúc thép, luyện kim thì loại máy có công suất 1400W đến 2500W rất được ưa chuộng. 4. Nguồn cấp Nguồn cấp có thể được lấy từ nguồn 220 V (nguồn điện chung, nguồn điện nội địa) hoặc từ nguồn 110V qua một bước biến áp hoặc từ nguồn không dây thông qua một pin sạc truyền (thường là 18 V). Nguồn điện chính hay biến áp thì thường sẽ cung cấp cho máy mài công suất dao động từ 500 đến 2000 W. Với 4 thông số kỹ thuật trên Mro Việt Nam cung cấp, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về các thông số quan trọng của một chiếc máy mài. Từ đó đưa ra quyết định chọn mua máy phù hợp với nhu cầu của mình.