Mỗi thành phố thông minh đều có các đặc điểm riêng về chính trị, văn hoá, kinh tế, khí hậu. Tuy có nhiều mô hình khác nhau nhưng các dự án thành phố thông minh thường trải qua 6 bước cơ bản. Trên thế giới, đô thị thông minh đang trở thành xu hướng, nhằm mang đến cuộc sống hiện đại và tiện nghi và chất lượng hơn cho cư dân. Để có quy trình thực hiện thành phố thông minh, các nhà quy hoạch thường thực hiện sáu bước sau. 1. Lập nhóm quản lý, điều hành thành phố thông minh. Dựán thành phố thông minh đòi hỏi lãnh đạo địa phương đó cần có tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt xu hướng phát triển và tập hợp được các đối tác, bộ phận liên quan. Bên cạnh những người lãnh đạo, thành phố thông minh cũng cần có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và am hiểu.Đội ngũ này làđộng lực chính của dựán, thúc đẩy tiến độ theo mong muốn, với kiến thức sâu về kỹ thuật và quản lýđểđưa ra chiến lược hoạt động. Nhóm nhân sự này cần có sự cố vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh. Và trong dự án Vinhomes Cao Xà Lá sẽ áp dụng hệ thống này 2. Dựđoán các thách thức có thể xảy ra Đối với sự thành công của mỗithành phố thông minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dự trùđược những thách thức có thể xảy đến. Nên lưu ý rằng, dự báo các thách thức của việc xây dựng thành phố thông minh là cả một quá trình gia tăng. Đầu tiên là xác định những khó khăn cấp bách nhất và cơ hội can thiệp của chính quyền để có thể vượt qua dưới tầm hợp nhất vàđa ngành. Thứ hai, cần tiến hành kiểm tra kỹ về cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ sẵn có, hệ thống và thiết bị. Đồng thời, nhà hoạch định cũng cần hiểu rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc hợp tác với các nhà cung cấp. Thứ ba là, thực hiện một chẩn đoán chuyên sâu và trung thực về năng lực của bộ máy tổ chức và trình độ nguồn nhân lực. Cuối cùng, cần ghi nhớ, việc dựđoán này phải có sự tham gia của các bộ phận liên quan (chính quyền, chuyên gia, cán bộ, doanh nghiệp và người dân). >>> Xem thêm : Hà Nội: có thêm khu đô thị chức năng rộng 11ha trên đường Nguyễn Trãi 3. Thiết kế giải pháp toàn diện, tầm nhìn đa dạng Nhiều thành phốđã gặp phải khó khăn trong việc thực hiệndựán đô thị thông minh vì sự thiếu rõ ràng về giải pháp, lợi ích. Bởi vậy, mọi vấn đề về công nghệ, các khung pháp lý và các khía cạnh tổ chức đều cần được xem xét. Dựán thành phố thông minh đòi hỏi cần định hướng theo cách hợp tác về các yếu tố tạo thành. Tiếp đó là các giải pháp thay thế về công nghệ khi cần. Những kiến thức về cơ sở hạ tầng - công nghệ kết nối, trang thiết bị, nhân lực cũng là thành tố quan trọng khi đàm phán với nhà cung cấp. Điều rất quan trọng là cần xác định nguồn vốn thực hiện và duy trì dựán. Một trong những trở ngại lớn nhất với thành phố thông minh chính là tài chính để duy trì sự bền vững. Vì vậy, lập một kế hoạch tốt cho các giai đoạn tài chính của dựán chính là khâu cần đặc biệt coi trọng. 4. Phát triển các kế hoạch thực hiện Đối vớidựán về thành phố thông minh, cần chia thời gian thành các giai đoạn khác nhau về chính sách ưu đãi, ký kết hiệp định và chu kỳ tài trợ. Từ các bước nhỏ cũng cần phải có tính rõ ràng, cụ thể, với tầm nhìn rộng cho tươg lai của thành phố thông minh. Công việc quan trọng khác là cần xác định số liệu phù hợp cho quản lý dựán. Các chỉ số phụ thuộc vào sự hiểu biết về những điều muốn đạt được, kết hợp với các thông tin khác để dựđoán liệu dựán cóđạt mục đích đề ra hay không. 5. Tìm kiếm đối tác Dù có thể sử dụng ngân sách chỉnh phủ hay của thành phố, nhưng mộtdựán thành phố thông minh trong khu đô thị vẫn cần có các đối tác, nhà tài trợ tư nhân. Một thành phố kiểu này cũng cần được cấu trúc trên các giải pháp, dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tránh rủi ro khi phụ thuộc vào một nhà cung cấp riêng lẻ. Thành phố thông minh chính là cơ hội tốt để tạo sựđổi mới, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trong của các doanh nghiệp trong thành phố hay cả quốc gia. Thực tế cho thấy, nhiều thành phố lớn trên thế giới đã tạo nên "các phòng thí nghiệm đổi mới" để thu hút sự tham gia của cộng đồng vào quá trình chuyển đổi công nghệ - kỹ thuật. 6. Đánh giá kết quả Sau khi lập kế hoạch, đòi hỏi chúng ta cần đánh giá cẩn thận các dựán, xem xét kinh nghiệm của các thành phốđi trước. Xây dựng các chỉ sốđo lường kết quả, đánh giá sự hài lòng của người dân và cung cấp phản hồi. Sử dụng các chỉ số và minh bạch thông tin giúp tác động tích cực đến dựán và các nhà tài trợ. Cần phải cung cấp những phản hồi cho chính quyền và nhà quản lý - điều hành dựán để họ cóđược cài nhìn tổng quát và tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Trên đây là 6 quy trình thực hiện thành phố thông minh một cách cơ bản. tất nhiên, để hiện thực hóa, cần có sự kết hợp, nỗ lực của nhiều bộ phận, nhiều yếu tố liên quan để tạo nên đô thịđáng sống thực sự. Xem chi tiết tại : https://vinhomessmartcitynguyentrai.vn/quy-trinh-6-buoc-de-thuc-hien-thanh-pho-thong-minh/