7 thông tin chính phải biết khi bị đứt dây chằng đầu gối

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi seomoahue, 16/3/20.

  1. seomoahue

    seomoahue Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    19/9/18
    Bài viết:
    0
    Bị đứt dây chằng đầu gối không chỉ gây đau đớn mà còn là ám ảnh với những người chơi thể thao. Khi gặp phải tình trạng này cần xử lý như thế nào? Thông tin quan trọng được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phục hồi nhanh nhất khi đứt dây chằng gối.

    1. Vai trò của dây chằng đầu gối
    [​IMG]
    Cấu tạo dây chằng đầu gối phía sau và môt bên
    Khớp gối được cấu tạo bởi xương dưới đùi và đầu trên xương chày. Hệ thống các dây chằng bao quanh khớp gối giúp gối đứng được vững.

    Khớp gối có 4 dây chằng: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, chây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong. Mỗi dây chằng đóng vai trò quan trọng riêng:

    1.1. Dây chằng chéo trước
    Dây chằng này chạy chéo ở giữa khớp gối. Dây chằng chéo trước gối có vai trò ngăn cản sự trượt ra phía trước của xương chày. Dây chằng chéo trước ngăn để xương chày xoay vào trong so với xương đùi.

    1.2. Dây chằng chéo sau
    Dây chằng chéo sau là dây chằng nằm ở ngay trung tâm khớp gối phía sau đầu gối. Dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn là dây chằng trước, bắt chéo tạo thành hình chữ X. Nó có tác dụng làm khớp gối không bị trượt ra trước hoặc sau quá mức, ngăn cản sự di lệch của mâm chày và lồi cầu đùi. Dây chằng sau cũng phối hợp và giúp gối vững chắc khi hoạt động, gấp 90 độ.

    1.3. Dây chằng bên ngoài
    Dây chằng hỗ trợ hoạt động gấp, duỗi của gối.

    1.4. Dây chằng bên trong
    Dây chằng này căng dọc theo chiều dài từ vị trí của xương đùi đến xương chày ở mặt trong của gối. Nó kết hợp với các dây chằng khác để gối hoạt động được linh hoạt.

    2. Triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
    [​IMG]
    Dây chằng bị đứt cần phải được khám cẩn thận
    Khi đứt dây chằng đầu gối, các dấu hiệu thường gặp là:

    2.1. Sưng và đau vùng gối
    Tình trạng sưng đầu gối sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dây chằng đứt mà khác nhau. Các dây chằng khi bị đứt, xé rách hoàn toàn có thể khiến đầu gối sưng lên nhanh chóng trong vòng 2h và rất đau. Các dây chằng nhỏ thì mức độ sưng có thể ít hơn.

    2.2. Lỏng gối
    Người bệnh có giảm giác như đầu gối không được cố định. Đầu gối lỏng gây ra tình trạng khó khăn khi đứng trụ và cảm giác đi lại khó khăn. Chân yếu hơn khi đứng, chạy nhanh, leo cầu thang. Cảm giác chân đi không thật.

    2.3. Teo cơ
    Khi bị đau khớp gối do đứt dây chằng, người bệnh có xu hướng ít hoạt động bên khớp gối bị đau. Tình trạng này lâu dần dẫn tới teo cơ. Phần đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành.

    >>> >>> Các bạn có thể tham khảo thêm những thông tin hữu ích về dây chằng chéo tại kênh Youtube Đứt dây chằng chéo trước của Phòng Khám Bonela theo đường link sau: https://www.youtube.com/channel/UCpw-Ga3x3BMe7LE2Xc7V6IA


    3. Nguyên nhân đứt dây chằng đầu gối
    [​IMG]
    Những môn vận động mạnh như bóng đá dễ dẫn tới đứt dây chằng đầu gối
    3.1. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo sau
    Dây chằng chéo sau bị đứt khi có một lựa mạnh tác động từ ở phía trước ra sau. Lựa đẩy mạnh cẳng chân về phía sau làm cho dây chằng chéo bị đứt.

    Thông thường, các trường hợp tai nạn giao thông khiến đầu gối cong của hành khách, tài xế đập vào ghế trước hoặc bảng điều khiển làm xương chày bị đẩy xuống dưới đầu gối làm dây bị đứt.

    Các vận động viên chơi thể thao là bóng đá, bóng chày có thể đứt dây chằng chéo sau nếu bị ngã trên đầu gối gập so với bàn chân.

    3.2. Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước gối
    Đứt dây chằng chéo trước là trường hợp phổ biến nhất. Trong đó, các nguyên nhân gián tiếp chiếm 70%, nguyên nhân trực tiếp chiếm 30%. Các tình huống chấn thương có thể dẫn tới tổn thương dây chằng chéo trước là:

    • Chấn thương trực tiếp: Tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong thể thao
    • Chấn thương gián tiếp: Tập thể dục cường độ mạnh, chơi thể thao di chuyển gấp.
    4. Đứt dây chằng gối có đi lại được không?
    [​IMG]
    Không nên hoạt động hay đi lại khi có triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
    4.1. 3 Cấp độ đứt dây chằng
    Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bị đứt dây chằng gối có khả năng đi lại hay không. Có 3 cấp độ đứt dây chằng gối là:

    • Rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng
    • Rách nhiều thớ sợi
    • Dây chằng đứt hoàn toàn
    4.2. 3 giai đoạn bị đứt dây chằng
    Dây chằng chưa đứt hoàn toàn sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn viêm cấp: Thường diễn ra trong 3 ngày đầu sau khi đứt dây chằng.
    • Giai đoạn tái tạo: Diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến tuần 4-6.
    • Giai đoạn phục hồi: Các sợi collagen liên kết tái tạo lại dây chằng.
    Thông thường, tổn thương ở cấp độ 1 – 2 có thể tự phục hồi và đi lại được.

    5. Cách kiểm tra đứt dây chằng đầu gối

    Để kiểm tra bạn có bị đứt dây chằng gối hay không, các bác sĩ có thể dựa vào các nghiệm pháp như:

    5.1. Phương pháp Lachman
    Phương pháp này có thể thực hiện trong giai đoạn đầu gối đang bị sưng đau. Nó có thể chẩn đoán tốt các tổn thương đứt dây chằng ở đầu gối.

    5.2. Chụp cộng hưởng từ MRI
    Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến vì an toàn và không xâm lấn phần mềm của khớp gối. Từ phim chụp được, các bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương liên quan khác như tổn thương sụn khớp, đứt dây chằng đầu gối sau…

    5.3. Chụp X quang
    Để chụp X-quang phát hiện đứt dây chằng khớp gối, cần phải có cản quang bơm vào khớp gối.

    6. Hướng dẫn phương pháp điều trị đứt dây chằng đầu gối
    [​IMG]
    Đứt dây chằng cần có phương pháp điều trị phù hợp theo từng giai đoạn
    6.1. Điều trị bảo tồn
    Phương pháp điều trị bảo tồn được chỉ định đối với trường hợp:

    • Đứt không hoàn toàn, khớp gối còn vững
    • Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi
    • Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng
    Trong điều trị bảo tồn, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp:

    Sơ cứu theo phương pháp RICE: Sơ cứu theo phương pháp RICE là các phương pháp sơ cấp cứu được thực hiện trong 1 – 2 ngày đầu. Nó có tác dụng giúp giảm đau và rút ngắn thời gian vết thương lành.

    Các phương pháp thường được áp dụng là:

    • Nghỉ ngơi: Sau chấn thương, cần nghỉ ngơi ngay để tránh gây thêm các tổn thương khác.
    • Chườm đá: Dùng túi bọc đá nhỏ để chườm lên vùng bị đau. Nước lạnh giúp các mạch máu co lại để hẹn chế sưng đau.
    • Băng gối: Cố định khu vực bị thương để giảm đau và giảm sưng.
    • Kê chân cao: Nâng phần bị thương lên cao có hiệu quả giảm sưng tốt.
    • Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen natri có thể được sử dụng để giảm bớt đau đớn. Thuốc kháng viêm được dùng với tác dụng chống viêm và hạn chế sưng đau.
    • Hạn chế vận động: Trừ khi được tập theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên hạn chế vận động mạnh để đầu gối nhanh hồi phục.
    • Tập vật lý trị liệu: Tập các bài tập vật lý trị liệu phù hợp để tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi.
    6.2. Phẫu thuật đứt dây chằng đầu gối
    [​IMG]
    Phẫu thuật dây chằng đầu gối
    Phẫu thuật được áp dụng cho các trường hợp chấn thương đứt dây chằng ở mức đặc biệt nghiêm trọng và kèm theo tổn thương sụn, gãy xương,… Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu người bệnh bị lỏng khớp đầu gối sau phục hồi chức năng.

    Thường thì phẫu thuật sẽ được thực hiện sau 3 tuần bị thương. Phẫu thuật viên sẽ sử dụng mảnh ghép bằng gân khác để thay thế cho dây chằng chéo bị đứt. Hầu hết các trường hợp được phẫu thuật hiện nay sử dụng mảnh ghép tự nhân. Các mảnh ghép tự thân thường được sử dụng là: mảnh ghép gân tứ đầu đùi, mảnh ghép gân bánh chè, mảnh ghép gân mác dài,…

    Hiện phương pháp phẫu thuật chữa đứt dây chằng đầu gối được áp dụng phổ biến là phẫu thuật nội soi.
     

Chia sẻ trang này