99 tuổi mới tốt nghiệp đại học Một cựu giáo viên vừa tốt nghiệp đại học ở Ghana – ở tuổi 99. Cựu chiến binh của Thế Chiến thứ hai, Akasease Kofi Boakye Yiadom, đã theo học tại trường Đại học thương mại Presbyterian khi ông 96 tuổi. TIN LIÊN QUAN TS"ngoại" có dám hy sinh lợi ích cá nhân vì đất nước? Clip Thứ 6: Cụ bà 99 tuổi tốt nghiệp trung học Gạt tư lợi mới nhìn ra đường dài cho đất nước Akasease Kofi Boakye Yiadom Cụ nói với CNN: "Giáo dục không có điểm dừng. Khi bộ não của bạn có thể làm việc được, mắt của bạn vẫn có thể nhìn được, và đôi tai của bạn có thể nghe được, thì nếu bạn tới trường, chắc chạn bạn sẽ học được." Hiện nay, cụ Boakye Yiadom đã hoàn thành nghiên cứu của mình, cụ đang cố thuyết phục các bạn cùng lớp chống lại sự cám dỗ của của mức lương cao hơn ở nước ngoài và ở lại Ghana để làm việc. Hầu hết, sinh viên nói rằng họ không định khỏi đất nước. Bright Korang, sinh viên năm thứ tư của trường Đại học Presbyterian nói với CNN,. "Trong suốt quá trình học tập của mình, tôi đã được hỗ trợ bằng tiền của những người nộp thuế. Vì vậy, sau khi ra trường tôi cũng nên giúp đỡ họ. Tôi nhận thấy rằng cũng có rất nhiều cơ hội ở Ghana." Tuy nhiên, nhiều bạn học của cậu lại đang hướng ra nước ngoài. Joshua Odame cho biết cậu sẽ theo học bằng thạc sĩ tại Anh. “Chúng ta đều biết rằng các nước phát triển có nền kỹ thuật hiện đại, vậy thì chúng tôi sẽ đi học hỏi và mang nó về nước”. Theo Tổ chức Di Dân Quốc Tế (IOM), đã có hơn 1 triệu dân Ghana di cư từ năm 2000 đến năm 2007, tuy vậy, hơn 85% trong số họ đã trở lại tạm thời quay về nước hoặc trở về vĩnh viễn. Rời khỏi đất nước có thể mang lại lợi ích của cải cho một số người dân Ghana. Một phát ngôn viên của IOM cho rằng, việc tiền lương ở nước ngoài cao hơn trong nước 20 lần là một điều hoàn toàn có thể. Một lĩnh vực đã mất đi nhiều nhân tài vì chảy máu chất xám đó là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tiến sĩ Mariama Awumbila, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu di dân của Đại học Ghana cho biết, việc nhân viên y tế có tay nghề cao rời khỏi đất nước đã tác động nghiêm trọng đến toàn quốc. "Vào những năm đầu thế kỷ 21, một số quận đã không có một bác sĩ nào, và một số khu vực thậm chí không có một y tá nào", bà nói. "Vào cuối những năm 90 và những năm đầu thế kỷ 21, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đã tăng lên tới đỉnh điểm vì thiếu các chuyên gia y tế." Hiện tượng "chảy máu chất xám" đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, bao gồm ngành tài chính ở mọi cấp độ. Benjamin Debrah là giám đốc quản lý của Ngân hàng Barclays, Ghana. Ông trở về nước sau một thời gian làm việc ở nước ngoài. Nhưng việc quay trở lại Ghana là một sự hi sinh lớn lớn đối với ông. Benjamin Debrah nói: "Bạn sẽ mất đi một số tiền lương rất lớn, bởi vì lương ở đây thấp hơn". "Chắc chắn, bạn cũng sẽ phải hi sinh trên phương diện vị trí làm việc. Bạn là một người có chuyên môn, bạn muốn biết rằng liệu mình có đúng vậy không, nhưng kết quả sẽ lại rất mơ hồ vì mọi thứ ở trong nước khá khác biệt với nước ngoài." Những sinh viên sắp tốt nghiệp đã chia sẻ những mối lo này. Douglas Darkwah, sinh viên năm cuối của trường Đại học Ghana chia sẻ: "Chúng tôi không thể ở lại trong nước khi nền tài chính không đảm bảo." “Tôi muốn kiếm tiền để giúp đỡ người nghèo. Ở đây (Ghanna) chẳng có công việc nào cả. Tình trạng thất nghiệp xảy ra nghiêm trọng, vì vậy sau khi ra trường sẽ chẳng có việc gì để làm”. Tự hào về công việc đầy khó khăn và sự tồn tại của mình có được sau khi vật lộn với gian khổ, cụ Boakye Yiadom cho rằng sinh viên tốt nghiệp nên ở lại trong nước. "Nếu đó là một số tiền lương ít ỏi, bạn cũng phải chấp nhận nó, bởi vì đó là số tiền mà chính phủ đã sử dụng để đào tạo bạn," cụ nói. "Vì vậy, nếu bạn đã học xong và có được bằng cấp, bạn phải ở lại Ghana và phục vụ đất nước." Tuy nhiên, việc các sinh viên tốt nghiệp ra nước ngoài để làm việc cũng mang lại nhiều lợi ích . tiến sĩ Awumbila gọi đây là hiện tượng "tuần hoàn chất xám." "Họ sẽ đóng góp cho quốc gia sau khi quay trở lại. Và họ cũng mang về rất nhiều kiến thức ở nước ngoài. Vì vậy, chúng ta đang tuần hoàn chất xám," bà nói. Những người di cư cũng đang lưu thông tiền mặt. Theo IOM, Ngân hàng Ghana ước tính rằng người di cư Ghana đã gửi về nước 1,9 tỉ USD trong năm 2008. Trong phòng lớp học của cụ Yiadom Boakye, những bức tranh về Thế chiến thứ hai được trưng bày một cách đầy tự hào, chúng tượng trưng cho niềm tin của cụ. Cụ nói: “Đừng rời bỏ đất nước; hãy chiến đấu, và phục vụ đất nước.” Nguyễn Phượng (Theo CNN)