[Advertising] Đào tạo ít nhưng đòi hỏi nhiều

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi tieunhilang., 27/10/22.

  1. tieunhilang.

    tieunhilang. SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/10/11
    Bài viết:
    11,056
    [​IMG]

    Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông: “Cái bệnh của doanh nghiệp Việt Nam là gần như không tham gia đóng góp đào tạo sinh viên nhưng đòi hỏi vô lối”

    Theo nghiên cứu mới nhất từ các cố vấn truyền thông toàn cầu MediaSense, gần một nửa các nhà quảng cáo thế giới, đơn vị truyền thông cho rằng họ “đang đối mặt với cơn khủng hoảng chưa từng có khi nói đến nhân tài”. Cơn khủng hoảng này cũng đã bắt đầu rõ rệt ở thị trường Việt Nam, càng căng thẳng hơn khi khảo sát nguồn nhân lực của Anphabe tiết lộ hơn một nửa nhân sự quảng cáo Việt (51%) muốn chuyển ngành.

    Điểm thu hút ban đầu của các ngành nghề này là gì và tại sao chúng không đủ bền vững để giữ chân nhân sự trẻ? Hãy cùng Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông bóc tách lý do sâu xa đằng sau cơn khủng hoảng nhân tài đang diễn ra trong ngành truyền thông - quảng cáo trong bài viết sau.

    [​IMG]

    1. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, Báo chí và các ngành liên quan đến thông tin (Truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng) đứng thứ 2 trong các nhóm ngành thu hút nhiều sinh viên nhất. Theo Tiến sĩ, tại sao ngành nghề này trở nên ngày càng hấp dẫn trong mắt người trẻ?

    Theo tôi, sức hấp dẫn của ngành truyền thông đến từ hai nguyên nhân chính.

    Trước tiên đây là ngành nghề đáp ứng được nhu cầu tương tác, cũng chính là kỳ vọng hàng đầu của người trẻ ngày nay trong công việc. Đặc tính của ngành truyền thông là quy trình làm việc mở, không thủ tục khép kín như các ngành nghề truyền thống khác. Khi làm việc, Truyền thông cũng không giới hạn phạm vi văn phòng. Nhân sự ngành nghề này có vừa có thể giao tiếp với đồng nghiệp trong công ty đồng thời mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, KOL, báo chí và rất nhiều đối tác bên ngoài.

    Bên cạnh sở thích, nhu cầu thị trường cho nhân sự truyền thông - quảng cáo rất cao cũng là một lý do nữa khiến ngành nghề này thu hút. Doanh nghiệp ngày nay cần các tổ chức Truyền thông - Quảng cáo hơn cả. Đó là chưa kể đến bản thân truyền thông nó cũng tự tạo ra một thị trường việc làm cho mình. Không giới hạn độ tuổi, không giới hạn địa lý, tất cả đều có thể trở thành một TikTok-er, một freelancer hay một content creator nếu như họ có khả năng. Đây là thị trường có khả năng tiếp cận việc làm rất mở.

    2. Tại sao thị trường bây giờ lại cần truyền thông quảng cáo nhiều hơn trước đây?

    Trước tiên, tôi xét về bối cảnh. Sự phát triển của các kênh truyền thông đã làm tăng nhu cầu tổ chức các hoạt động truyền thông chuyên nghiệp. Cách đây hơn 20 năm, chúng ta có rất ít phương tiện để liên lạc, các kênh truyền hình cũng không phát triển như bây giờ. Còn ngày nay TV phát sóng nhiều kênh, điện thoại cũng có nhiều kiểu, mỗi điện thoại lại chứa nhiều ứng dụng khác nhau. Nói một cách dễ hiểu, ngày xưa khi ai đó muốn mở một quán ăn, họ chỉ cần phát triển công thức sao cho thật ngon bởi họ không có quá nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như ít kênh để truyền thông. Nhưng bây giờ thì khác, người mở quán ăn phải xem xét tới các khía cạnh khác như địa điểm, dịch vụ, thiết kế,... Nhiều đối thủ hơn, mức độ cạnh tranh thông tin càng lớn hơn. Vì vậy, họ cần có những đội ngũ chuyên môn để đảm nhận công việc này.

    Sau đó, có lẽ phải bàn đến tâm thế của người tiêu dùng. Vì thứ các thương hiệu đang kinh doanh, đang cạnh tranh ở đây chính là sự chú ý của khách hàng . Tuy nhiên, công chúng tiếp xúc với nhiều kênh khiến họ dần mất tập trung và điều doanh nghiệp cần làm chính là thu hút sự tập trung đó về phía mình. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao các sản phẩm quảng cáo, đa dạng hoá các ý tưởng,... và những nhu cầu đó khiến họ muốn đầu tư nhiều hơn vào truyền thông quảng cáo.

    [​IMG]

    3. Đứng trước tốc độ chuyển biến liên tục của truyền thông quảng cáo, hệ thống giáo dục cần gì để có thể thích nghi nhanh chóng?

    Hiện tại, hệ thống giáo dục cần đội ngũ thầy cô giáo trẻ có khả năng cập nhật và theo dõi các xu hướng công nghệ để bắt kịp tốc độ chuyển biến của ngành nghề. Đó là một thách thức, yêu cầu chính đội ngũ giảng viên cũng phải học từ trường lớp cho đến môi trường thực tiễn.

    Vòng đời của các chương trình giáo dục cũng đang có xu hướng ngắn lại. Trước kia, một chương trình được thiết kế chạy trong vòng 5-10 năm. Bây giờ, cứ hai năm nhà trường phải thay đổi một lần.

    4. Khi học Truyền thông tại các trường đại học Việt Nam, sinh viên sẽ được trang bị những tri thức gì?

    Khi học một ngành bất kỳ, sinh viên đều cần đáp ứng về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Riêng ngành truyền thông, tôi phân ra ba loại tri thức trọng điểm trong quá trình giảng dạy: tri thức nền tảng, tri thức về nghề và kinh nghiệm.

    Tri thức nền tảng là những kiến thức và lý thuyết chuyên ngành đã được cố định và chứng minh qua thời gian. Dù có thay đổi như thế nào, ngành truyền thông vẫn có một cái khuôn nhất định có tính hệ thống. Đối với những lý thuyết này, đội ngũ giảng viên chính thức của các trường đại học sẽ là người trực tiếp giảng dạy bởi họ sở hữu phương pháp giảng dạy tốt hơn, giúp sinh viên nắm được những yêu cầu cơ bản của một ngành nghề và từ đó phát triển thêm.

    Tri thức về nghề sẽ do chuyên gia bên ngoài trường, những người đang điều hành các dự án/doanh nghiệp đứng lớp. Các chuyên gia là người có tri thức thực tiễn và tiếp xúc trực tiếp với những thay đổi của xã hội. Vì vậy, nếu đội ngũ giảng viên của trường tập trung vào những tri thức nền tảng từ sách vở thì giảng viên chuyên gia là những người mang đến những bài học thực tế cho sinh viên.

    Về vấn đề thực hành nghề nghiệp, các trường đại học tại Việt Nam cũng đang cố gắng đẩy mạnh các học kỳ doanh nghiệp, chính là cách gọi khác của các chương trình thực tập để sinh viên có thể tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Đó chính là tri thức về kinh nghiệm nghề.

    Tuy vậy, thực tế vẫn có một vài sai số xảy ra khiến kết quả giảng dạy không như dự tính của nhà trường. Một số doanh nghiệp lợi dụng các chương trình thực tập để bóc lột sức lao động của sinh viên. Thay vì tiếp thu được những kiến thức mới, sinh viên trở thành những “công cụ” giúp đỡ họ trong những chuyện vặt vãnh.

    [​IMG]

    5. Cung cấp một hệ thống kiến thức và kỹ năng bao quát như vậy trong chương trình đại học nhưng tại sao nhiều công ty vẫn muốn đào tạo lại từ đầu các sinh viên mới ra trường? Tiến sĩ nghĩ gì về ý kiến cho rằng giảng dạy truyền thông - quảng cáo ở Việt Nam vẫn chưa cho ra được lứa nhân sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp?

    Theo tôi, vai trò của giảng dạy đại học chính là tạo ra lứa nhân sự có khả năng làm việc trong thị trường, chứ không phải là để ăn khớp 100% với một doanh nghiệp cụ thể. Bởi vì mục tiêu lớn là đào tạo nhân sự cho cả thị trường chứ không phải cho riêng một doanh nghiệp. Khi đánh giá dựa trên cơ chế ngành học, phần lớn các trường đều có chung phương pháp luận. Tất cả đều đi từ nền tảng, đến kiến thức chuyên ngành, sau đó mới đến công cụ tác nghiệp và cuối cùng là sản xuất các sản phẩm mô phỏng. Các trường đại học cố gắng đào tạo cho sinh viên những hiểu biết và kỹ năng chung nhất của một người lao động ở trình độ đại học và có khả năng thực hành các yêu cầu nghề nghiệp nào đó ở mức căn bản nhất của ngành nghề. Khi sinh viên tốt nghiệp đến với từng doanh nghiệp cụ thể thì mỗi doanh nghiệp thường có thêm những yêu cầu chuyên biệt tùy vào thực tiễn hoạt động của họ. Tôi nghĩ, khó có nhà trường nào có thể đáp ứng toàn bộ những gì doanh nghiệp đòi hỏi.

    Vì thế tôi cũng nghĩ các doanh nghiệp nên thay đổi cách nhìn một chút. Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp cần gì ở phẩm chất, tư duy của một người sinh viên để có thể bước vào môi trường của họ. Ví dụ, thay vì đòi hỏi một sinh viên biết sử dụng một loại máy ảnh cụ thể, họ có thể tìm hiểu liệu sinh viên ấy có tư duy hình ảnh tốt hay không.

    6. Tiến sĩ nghĩ gì về chuyện các doanh nghiệp đòi hỏi sinh viên ngành quảng cáo truyền thông mới ra trường nhưng phải có kinh nghiệm thì mới được tuyển vào làm thực tập sinh?

    Đây rõ ràng là vòng lặp luẩn quẩn bởi sinh viên thì làm sao có kinh nghiệm làm việc. Chúng ta vẫn thấy một số trường hợp sinh viên năm ba đi trải nghiệm môi trường làm việc thực tế nhưng trường hợp này không nhiều. Doanh nghiệp cũng sẽ có những vị trí cần kinh nghiệm năm năm, bảy năm thì sinh viên họ cũng sẽ không ứng tuyển vào. Đó là phân tầng trong tuyển dụng. Bản thân doanh nghiệp cần phải xác định rõ kinh nghiệm họ đề cập ở đây là gì.

    Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc sinh viên không cần tích lũy kinh nghiệm. Đó có thể là làm tình nguyện viên cho các dự án, các chương trình, tham gia công tác xã hội hoặc triển khai các dự án cá nhân. Dự án cá nhân cũng rất quan trọng vì nó thể hiện được khả năng tổ chức, leadership của người làm. Ở nước ngoài họ rất ghi nhận những điều ấy.

    Chung quy lại doanh nghiệp không nên tham chiếu những kinh nghiệm ở độ tuổi sinh viên thành những kinh nghiệm làm việc. Bản thân sinh viên cũng cần phải hiểu mình nên trau dồi khả năng, tham gia các hoạt động bên cạnh quá trình học.

    [​IMG]

    7. Tại sao sinh viên ngành Truyền thông không thiếu nhưng doanh nghiệp vẫn than thở khát nhân tài?

    Đối với ngành quảng cáo, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự đáp ứng được đặc tính và nhu cầu của thị trường trẻ. Các bạn trẻ ngày nay xem đi làm là một mối quan hệ win-win đúng nghĩa. Đôi bên cùng có lợi, các bạn sẵn sàng cống hiến với điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được nguyện vọng của họ. Lao động trẻ rất “nuông chiều” cảm xúc, họ thích được tự do, thích trao quyền sáng tạo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa thể tạo điều kiện cho những mong cầu của nhân sự trẻ. Như vậy thì tính chất win - win ở đây không còn nữa.

    Ngoài ra, nguyên nhân có thể từ việc tuyển dụng không đúng kênh. Một số doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần đăng lên báo, lên mạng là có người ứng tuyển nhưng sự thật không phải như vậy. Những doanh nghiệp tiên tiến hơn họ chấp nhận trả phí cho các kênh “săn đầu người" để kiếm được nhân sự phù hợp, chưa kể đến một số nơi tiếp cận các trường đại học, trao học bổng để giữ người giỏi về làm với mình sau này. Báo Tuổi Trẻ, báo Thanh Niên là minh chứng điển hình. Họ tạo một phòng phóng viên tập sự và tại đây, các sinh viên được làm việc, trau dồi khả năng và nhận lương như những người phóng viên thực thụ.

    Một nguyên nhân khác, khó nhìn thấy nhưng rất nguy hiểm, doanh nghiệp ngày này còn đang phải cạnh tranh với “ảo giác khởi nghiệp” của người trẻ. Khởi nghiệp có thể xé nát nguồn nhân lực trẻ ra. Tôi không phủ nhận khởi nghiệp là tốt nhưng phải có cơ sở vững vàng chứ không phải vì nghĩ ra một ý tưởng nào đó mà “quay xe" đi khởi nghiệp. Freelancer, với tôi mà nói cũng chính là một cái bẫy.

    [​IMG]

    Vấn đề nào cũng có giải pháp. Về phía doanh nghiệp, họ cần xây dựng một chính sách nhân sự có tầm nhìn dài hạn để tiếp cận lực lượng lao động trẻ. Chính sách này không chỉ bao gồm những phúc lợi của người lao động mà họ còn phải chấp nhận những khoản chi phí “lạ" có phần rủi ro như việc một nhà sáng tạo trẻ cả ngày chẳng nghĩ ra được ý tưởng nào hay họ cần vài chuyến đi để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, một môi trường làm việc mở.

    Ngoài ra, doanh nghiệp nên chấm dứt cái bệnh “không tham gia vào việc đào tạo sinh viên nhưng đòi hỏi vô lối”. Thay vào đó, chúng ta có thể học tập các nước phương Tây như việc tạo quỹ học bổng tài trợ các trường, hoặc đưa các chuyên gia vào trường để trò chuyện và cung cấp thông tin cho sinh viên.

    8. Rất nhiều bạn trẻ rất yêu thích công việc freelancer, vậy tại sao Tiến sĩ lại cho rằng freelancer là một cái bẫy?

    Vì freelancer sẽ tách người trẻ ra khỏi hệ sinh thái nghề nghiệp. Người làm công việc freelancer giống như một cái cây lẻ loi bị tách ra khỏi môi trường, họ vẫn có thể hoạt động và tồn tại nhưng không phát triển theo chuyên môn, theo chiều sâu.

    Cái bẫy ở đây chính là freelancer cho phép người trẻ linh hoạt thời gian, vẫn có thu nhập và công việc, thế nhưng họ sẽ không có sự nghiệp đúng nghĩa. Tôi cho rằng Gen Z đang có những tiêu chí xã hội rất khác so với những thế hệ còn lại. Họ muốn xã hội đáp ứng những nhu cầu cá nhân như sức khỏe tinh thần, tự do sáng tạo, tự chủ thời gian,.... Và khi các doanh nghiệp không đáp ứng được thì một trong những điểm đến của họ chính là freelancer. Thế nhưng, nếu người trẻ chỉ có một vài kĩ năng, một vài năng lực nhỏ mà đã tách mình ra khỏi hệ sinh thái và cứ lơ lửng như vậy thì cũng chỉ tồn tại được trong một đoạn thời gian ngắn.

    [​IMG]

    Nguồn: https://advertisingvietnam.com/-l20...W1QCACRCPBmUqKbkAGOyqWdUYt1aPldRBEP3pWCtahsR8
     
    Mephistopheles and ging1212 like this.
  2. aramir

    aramir The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    19,270
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Về doanh nghiệp nào chả phải đào tạo lại
     
  3. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Đọc sơ qua thấy ông này đúng
    Mấy công ty lớn, có chương trình đào tạo nhân viên để làm quen công việc thì nó có quyền nó nói. Đằng này kinh nghiệm cho thấy đầy doanh nghiệp VN chơi cái trò tuyển người éo cần đào tạo lại, yêu cầu mày biết từ A - Z luôn, vô làm ngày đầu ra kết quả cho tao, đám đó là đám to mồm nhất !buc
     
    katt1234, Odisey, M-M and 5 others like this.
  4. T1nhLaG1

    T1nhLaG1 Star swallower ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/09
    Bài viết:
    13,769
    Đi làm mấy chỗ đc đào tạo lại suốt mà , nên lương ọt ẹc 6tr !rave
     
  5. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Tuyển sinh viên mới ra trường có 5 năm kinh nguyệt !bemwin.
     
    lovelybear and giangnam like this.
  6. Simp

    Simp Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    17/4/22
    Bài viết:
    4,828
    thực ra cái này cũng đúng mà, nhiều đứa đi làm freelance mà k có ý thức tự học cái mới thì sẽ chết sau 1 tg ráng hoạt động hoặc lẹt đẹt 1 chỗ, còn nếu đi làm ở môi trường doanh nghiệp bài bản chứ k phải dạng úp bô bóc lột thì sẽ đc chủ động hoặc bị động đào tạo các kỹ năng khác nữa
     
    Darkwolf.vn, M-M, giangnam and 2 others like this.
  7. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Sai dòi sai dòi...
    Phải là yêu cầu 5 năm kinh nghiệm, thông thạo ngoại ngữ, chuyên môn.... nhưng vì bạn vào công ty mới, môi trường mới, bạn coi như chưa có kinh nghiệm gì ở đây nên mức lương khởi điểm 5 triệu... nếu làm tốt sẽ xem xét tăng lương theo năng lực nha
    !suong
     
    M-M thích bài này.
  8. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Thì nhìn nhận cơ bản thì ông này nói đúng sự thật hết mà, ổng trách là trách doanh nghiệp éo làm cc gì hết mà đòi hỏi đấy.
    Chứ bạn nghĩ xem, nếu phần lớn công ty có đào tạo, có hướng phát triển rõ ràng, thì tội gì đa số phải nhảy ra ngoài làm freelance, hoặc là đám dám làm freelance nó tự tin nó giỏi hơn nó mới dám nhảy
    Theo kinh nghiệm cá nhân thì vẫn nhan nhản doanh nghiệp cứ suốt ngày rên "trường lớp đào tạo không xài được...." chứ chưa bao giờ nhận là mình sai cả.
     
    tta269, Darkwolf.vn, Vouu2 and 3 others like this.
  9. Simp

    Simp Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    17/4/22
    Bài viết:
    4,828
    Đâu, nhiều đứa bây giờ đòi làm FL lắm, thậm chí dù thu nhập sụt giảm so với khi làm cty, tất cả chỉ vì cái trend tự do tài chính, tự do thời gian, thoải mái đầu óc, cảm nhận cuộc sống và chill hơn blah bloh
     
  10. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    16,328
    Mình hồi chưa có kinh nghiệm thì mong được vào làm công ty lớn

    Giờ lông cánh đủ thì coi công ty lớn nhỏ như nhau !sacsua
     
    Odisey and UltraSmash like this.
  11. silavier

    silavier Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/7/11
    Bài viết:
    3,165
    Ta thấy đúng, thằng sếp ta hãm lờ cành cạch suốt ngày than mất công đào tạo nv rồi chúng nó bỏ a đi

    Thứ nhất là a đào nó thì nhiều chứ tạo đc mấy,
    Dăm cái phần mềm ghẻ lên youtube học tuần là biết hết, dăm cái kỹ năng vặt nó đi chỗ nào cũng học đc, toàn để nv tự mò xong dạy ngược lại

    Thứ 2 là a dạy nó xong nó đẻ ra tiền cho a chứ có dạy free éo đâu mà rên rỉ, đến lúc hết cái để dạy, nó làm ra tiền để trả công cho a xong rồi thì nó té tìm đường phát triển, đãi ngộ như kẹc 5 năm trời ko tăng đồng lương nào mà đòi nó ở lại

    Căn bản ta ko đi làm vì tiền nên còn rảnh háng ngồi nghe lão nói nhảm chứ thằg khác cho chai bia vào đầu rồi xin nghỉ m rồi
     
  12. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Thì đâu có phản bác, chỉ ví dụ là NẾU có nhiều công ty đàng hoàng thì đã không có nhiều đứa nhảy ra làm freelance đâu.
    Đơn giản là khi so sánh với công ty, chill hơn là không có nhé (vì làm freelance làm gì có nghỉ cuối tuần), tài chính lúc đó chưa chắc ổn định - cao như làm trong công ty... thì mọi thứ nó sẽ khác
    Kiểu như giờ đầy rẫy công ty trả lương 5 triệu, bạn nhảy ra ngoài chạy grab lương 10 triệu
    Còn cái ví dụ của mình là nếu công ty đàng hoàng, nó bảo đảm nếu bạn cố gắng thì sau 2 năm bạn lương 15-20 triệu, bù được cái thời gian đầu lương 5 triệu, thì lâu dài cũng sẽ giảm số người nhảy ra chạy Grab ấy
     
    Mephistopheles thích bài này.
  13. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Sao như nhau được... nhìn vào $$$ chứ fen !lovesend
     
  14. lovelybear

    lovelybear The Dragonborn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    19,805
    Làm vì đam mê is real !sad
     
  15. QHu91_IT

    QHu91_IT ٩(˘◡˘)۶ Moderator Knight

    Tham gia ngày:
    16/2/08
    Bài viết:
    9,921
    Vậy mà bạn vẫn ở lại, đúng là k đi làm vì tiền thật, rảnh thật sự
     
    levis_reskool and Simp like this.
  16. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    16,328
    Ý là ko làm thằng này thì làm thằng khác, ko tiếc tung ấy !sacsua
     
    lovelybear thích bài này.
  17. silavier

    silavier Mega Man

    Tham gia ngày:
    6/7/11
    Bài viết:
    3,165
    Tớ ko có chí hướng cao xa, chỉ hướng mở cái quán cafe tích hợp lớp học linh tinh kiếm vừa đủ thôi, thuê đứa quản lý ngon ko ngốn nhiều time lắm

    Đi làm chỗ này vì quen biết bạn bè nhờ vả thôi, mà cũng ít việc, rảnh rỗi mở webcam ngó quán đc
     
    Mephistopheles and lovelybear like this.
  18. Simp

    Simp Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    17/4/22
    Bài viết:
    4,828
    Vl 5 năm k tăng lương, cty mình năm nay k tăng vì vụ tổng cty bên Đức ăn loàn vì chiến tranh đã khiến kha khá ng quit và nản r
     
  19. giangnam

    giangnam cái biệt hiệu Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/02
    Bài viết:
    5,499
    Cùng chung chí hướng, chia sẻ kinh nghiệm mở quá nào !suong
     
  20. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    42,124
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Tiến sĩ này phan văn mẫu nhẹ nhưng đúng . Có điều quay tới quay lui vẫn là tại, bị .
    Chương trình đào tạo công ty cũ :
    Công ty đòi bằng tiếng Anh - tiếng Nhật loại khá giỏi . Học thi được đưa bằng thì công ty sẽ trả tiền khóa học từ 70-100% tùy loại .
    Đặc biệt : công việc , công tác , công trình đều phải đảm bảo hoàn thành 100%. Tình huống chung là cứ xong công trình này 2 ngày sau phải phi đi tỉnh làm công trình khác , không dài hơn 1 tuần.
    Sau 1 năm triển khai nguyên công ty có 2 người làm được !suong
     

Chia sẻ trang này