Ensemble Studios đã đánh bóng tên tuổi của mình qua loạt game strategy Age of Emprises, và trong phiên bản game mới nhất của mình – Age of Mythology (AOM) - một lần nữa Ensemble Studios lại khẳng định tên tuổi của mình trên làng game thế giới. Đây không những là phiên bản game đầu tiên hỗ trợ đầy đủ engine 3D về đồ họa của Ensemble mà nó còn có cách chơi và sáng tạo hoàn toàn mới. Trong game, bạn sẽ vẫn gặp lại một số loại quân như cavalry( kỵ binh), spearmen(lính dùng giáo), và các archers ( lính bắn cung) giống như trong Age of Emprises, nhưng chúng sẽ chỉ chiến đấu bên cạnh các medusas, minotaurs, sphinxes, mumies,... AOM không tạo ra bất cứ sự thay đổi lớn nào về quy ước của thể loại game real-time Nhà sản xuất Age of Empires một lần nữa vượt qua chính họ bằng Age of Mythology.Nhưng có thể nói rằng nó là ví dụ điển hình của thể loại game này với những sự thay đổi mới. Nếu bạn đã từng chơi các thể loại game real-time strategy khác gần đây, đặc biệt là Age of Emprise II, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái khi chơi AOM. Và nếu như đã từng chơi Age of Emprises nhiều lần, bạn sẽ cảm nhận được rằng các nhà thiết kế AOM đã tốn rất nhiếu thời gian nhằm tạo ra cho game một diện mạo hoàn toàn mới với sự quyến rũ, chiều sâu nội dung cũng như sự tạo cho AOM một thế đứng vững chắc trong làng game hiện nay. Hầu hết các thể loại game về strategy cho phép bạn chọn quân hay một chủng tộc nào đó để chơi. Sẽ có rất nhiều quân cho bạn chọn giống như trong Age of Emprise.Nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa các chủng tộc này không khác nhau là mấy. Có rất hiều chủng tộc có cùng những unit, strategy và cả hình dáng nữa. Nhưng một khi đã chơi AOM, bạn sẽ thấy đây là một game hoàn toàn mới. Game sẽ cho bạn lựa chọn một trong ba nền văn minh chính khác nhau là Greeks(hy lạp), Egyptians(Ai cập) và Norse(Na Uy). Và trong mỗi một nền văn minh sẽ có 03 chủng tộc riêng, mỗi chủng tộc sẽ có các vị thần bảo hộ của riêng mình. Ngoài một vị thần bảo hộ chính của dân tộc mình, mỗi chủng tộc còn có các vị thần khác nhỏ hơn đại diện cho từng lợi ích của mình. Đây chính là điều cốt lõi làm cho AOM khác với Age of Emprises và các game strategy 3 khác biệt giữa các nền văn minh: Greeks, Egyptians, và Norse. Bạn sẽ phải bỏ ra một số lượng lớn thời gian và công sức trong việc khai thác các nguồn tài nguyên nhằm xây dựng một nền văn minh hùng mạnh. Khi dân tộc bạn thực sự phát triển, bạn sẽ tạo ra các đội quân, nghiên cứu các kỹ thuật mới, và ra lệnh cho đội quân của bạn thực hiện các cuộc chinh phục của mình. Tài nguyên trong AOM rất giống với tài nguyên mà bạn khai thác trong AOE chỉ trừ một thứ khác biệt. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không những phải khai thác đá, vàng, gỗ, thức ăn mà còn một loại vật chất khác là Favor. Nó có tác dụng cho các nhân vật thần thoại sử dụng khả năng siêu nhiên. Chỉ có một điểm chung giữa 3 nền văn minh chính là sự quan trọng của các đền thờ - một công trình quan trọng nhất của mỗi dân tộc. Đây chính là nơi mà dân chúng được triệu tập đến để làm lễ nhằm tạo ra Favor cho các vị thần. Tuy nhiên, mỗi một nền văn minh có cách tạo Favor riêng. Đối với Greek thì là sự cầu nguyện của dân chúng tại đền thờ, đối Egyptian là việc xây dựng các đền thờ cho các vị thần của họ và đối với Norse là tiến hành các cuộc chinh chiến. Trong game, bạn cũng sẽ thấy các vị anh hùng đặc trưng của mỗi dân tộc như Greeks có Odysseus, Jason, và Heracles. Eguyptians có các thầy tế(priest) và pharaoh , đây là những người giúp tăng nhanh tốc độ xây dựng nhà cửa, đền đài cũng như làm tăng việc sản xuất lương thực. Norse có thể tạo ra vô số các helsirs, đây là các chiến binh được sự bảo hộ của thần linh. Việc sử dụng các favor và cách phối hợp các vị anh hùng trong trận chiến là điểm chính tạo cho game sự lôi cuốn. Greeks có thể tạo ra favor một cách dễ dàng nhưng bù lại Greeks không có nhiều chiến binh anh hùng như Norse. Điều này có nghĩa là Norse sẽ chiếm ưu thế trong các trận chiến nhưng họ không thể tạo favor dễ dàng như Greeks hay Egyptians. Hơn nữa, mỗi một nền văn minh có cách kiếm và sử dụng tài nguyên khác nhau. Egyptian xây các công trình của mình không được nhanh, nhưng bù lại họ không cần phải khai thác gỗ để xây chúng. Norse sử dụng lính để xây trong khi công nhân chỉ chuyên về khai thác tài nguyên. Một điếm đáng chú ý nữa là các anh hùng và những di vật bạn có thể tìm thấy một cách, 9 vị thần chính và 27 vị thần nhỏ hơn được miêu tả trong game, mỗi người có một sức mạnh riêng. bất ngờ trong khi chơi. Các di vật mà bạn kiếm được sẽ cung cấp cho bạn một số lợi ích, do đó việc khám phá các vùng đất mới trở nên hấp dẫn hơn. Bạn cũng nên tìm các vùng định cư mới để mở rộng lãnh thổ cũng như gia tăng dân cư cho dân tộc của bạn. Ngoài việc quản lý các nguồn tài nguyên, dân cư và các hero, bạn cũng sẽ phải điều khiển một số lượng lớn các loại lính như foot soldiers, cavalry, achers, siege engines, ships, v.v. Một vài loại dành riêng cho việc tấn công các unit của đối phương rất hiệu quả và tất cả chúng đều có thể nâng cấp. Chẳng hạn như cyclops và minotaur có thể giết chết các lính thường chỉ bằng một cú đánh. Do đó bạn nên bố trí các myth unit ( các vị thần) xen lẫn với các lính thông thường của bạn. Tuy nhiên, các nhân vật này rất khó tạo hơn là các lính thông thường, và một khi có sự góp mặt của các myth unit, đội quân của bạn sẽ trở thành một đội quân hùng mạnh và bất khả chiến bại. Để làm cho trò chơi thếm hấp dẫn, AOM cho phép bạn chọn một trong 2 vị thần khi bắt đầu chơi ( dĩ nhiên đây không phải là vị thần mạnh nhất). Việc phát triển của dân tộc bạn sẽ không chỉ là tiến lên theo một đường thẳng giống như AOE mà nó sẽ có những chọn lựa . Khi chơi AOM, bạn sẽ phải quan tâm một chút tới chiến thuật chơi. Một người chơi game thành thạo sẽ nghiên cứu xem đối phương của mình thờ vị thần bảo hộ nào, ví dụ như đối phương của bạn thờ thần Artemis( nữ thần săn bắn của Greek), anh ta sẽ tập trung huấn luyện cho quân lính của mình khả năng chống lại sự tấn công của các cung thủ(archers) của Greek, và dĩ nhiên là sau đó người chơi sẽ nghiên cứu kỹ thuật mới nhằm vô hiệu hoá khả năng bảo hộ của Artemis đối với các archers của Greek. AOM sử dụng giao diện khá thân thiện giống như Age of Emprires II và nó còn có nhiều Myth unit rất mạnh trong trận chiến và dễ dàng tiêu diệt lính của bạn, cần có các anh hùng để ngăn chặn việc này với chức năng nổi bật hơn. Khi bạn sử dụng mouse pointer chỉ vào các nhân vật trong gảm, sẽ có một bản tóm tắt ngắn gọn về nhân vật cũng như khả năng của nhân vật đó. Bạn cũng có thể sử dụng technology tree, nó sẽ cho bạn biết chi tiết về các unit, gods cũng như các monsters của game. Trong AOM, tạo unit, sản xuất hay nghiên cứu đều tự động, điều này giúp bạn giảm các thao tác không cần thiết khi bạn đang có một cuộc chiến cần tài điều khiển của bạn. Bên cạnh đó, game gặp phải một vấn đề là dường như các unit trong game quá nhỏ trong khi các hero lại được thiết kế khá chi tiết. Tuy nhiên có một số thao tác sẽ được đơn giản hóa nhằm tiện lợi cho người chơi như số cung thủ, bộ binh ... hay cả số nông dân đang ngồi chơi xới nước đều được hiện rõ và bạn dễ dàng tiếp cận chúng chỉ qua 1 động tác nhấp chuột.Bạn cũng không thể chọn một lúc nhiều unit giống như Age of Empires II, do đó bạn nên tập điều khiển một nhóm unit trong cùng một lúc. Và AOM hỗ trợ điều này bằng cách gán cho mỗi nhóm quân 1 ngọn cờ để bạn có thể dễ dàng phân biệt giữa các nhóm này - chẳng hạn như giữa nhóm calvary với nhóm siege engine. AOM có 36 mission trong single-player campaign bao gồm các nhiệm vụ cho Greeks, Egyptian, và Norse. Ngoài ra, game còn có các cutscenes(đoạn phim) sử dụng 3D engine để minh họa cho các hero - chẳng hạn như cuộc phiêu lưu huyền thoại của Atlantean (anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đội cả bầy trời). Mission trong các campaign rất hay và có 4 cấp độ phù hợp với khả năng của người chơi. Campiagn cũng có phần giới thiệu cho bạn tất cả các unit và bao gồm cốt tryện của game, hoặc ít ra nó cũng giúp bạn biết cách tạo units, nghiên cứu kỹ thuật hay như tạo các công trình kiến trúc. Chế độ random map của AOM khá giống với Age of Empires II ngoại trừ việc bạn có thể Age of Mythology hỗ trợ single-player và multiplayer thay đổi độ rộng của map. Random map sẽ đưa bạn tới xa mạc khô cằn của đất nước Ai Cập, tới vùng đất lạnh giá thuộc bán đảo Scandinavia hay như tới thế giới thần thoại của người Hy Lạp. Bạn có thể chiến đấu cùng một lúc với 11 đối thủ do máy điều khiển. Ngoài ra, game còn có chế độ chơi deathmatch(chế độ cho phép bạn chơi với một lượng tài nguyên lớn khi bắt đầu chơi) hay như conquest( chinh phục- bạn sẽ phải đánh bại toàn bộ đối thủ) trong khi game có rất nhiều cách chơi để thắng như conquest, xây dựng kỳ quan, hoặc chinh phục toàn bộ thuộc địa. Chế độ chơi trực tuyến được AOM hỗ trợ cho người chơi khá nhiều lựa chọn. Ngoài ra AOM còn có một tính năng cho phép bạn tìm đối thủ trên mạng và AOM chạy khá tốt và nhanh khi chơi trực tuyến. Bên cạnh đó, game còn cho phép người chơi tạo các màn cho riêng mình thông qua scenario editor AOM thật sự là một game tuyệt vời với màu sắc khá đẹp và hình ảnh khá chi tiết. Bạn có thể thấy một slingers xoay tít vũ khí của anh ta trước trận chiến, xem minotaurs “xử lý” đối thủ ra sao. Bạn có thể chứng kiến sức mạnh vạn năng của các vị thần Ai Cập như mưa sao băng của Thoth hay như trận cuồng phong của Horus. Bên cạnh đó,cấu trúc nhà cửa trong game khá thuần nhất và bạn sẽ được học để phân biệt chúng chỉ cần một cái liếc mắt. Âm thanh của AOM được chăm chút khá cẩn thận. các công trình, unit đều có tiếng động Sự kết hợp giữa các myth unit và quân đội tạo nên sự sống động cho game riêng, ngoài ra bạn còn có thể nghe thấy tiếng lá cây rì rào, tiếng nước chảy, tiếng thú kêu khi bị thương trên nền nhạc rộn rã. Nhạc nền cũng tùy lúc thay đổi chú không còn đơn điệu như AOE nữa, khi lên một thời kỳ mới hay như chuẩn bị xung trận nhạc nền lại thay đổi thúc giục bạn. Tóm lại, mọi thứ trong AOM đều rất tuyệt, từ cốt truyện, âm thanh và hình ảnh đều được thiết kế khá công phu và tỉ mỉ nhằm làm thỏa mãn những gamer khó tính nhất Bai` viết dược sưu tầm 8)