Không ít người cho rằng alzheimer là bệnh lý mang tính chất di truyền, đồng nghĩa với việc liên quan tới gen. Thực hư vấn đề bệnh alzheimer có di truyền không sẽ được phân tích và giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. 1. Alzheimer là bệnh gì? Alzheimer là bệnh lý thoái hóa não bộ dẫn đến làm mất đi chức năng ghi nhớ và nhiều chức năng thần kinh khác mà không có khả năng phục hồi. Alzheimer thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau dựa trên triệu chứng cơ bản của bệnh đó là sự đãng trí, mất trí nhớ, lú lẫn, bệnh người già. Nhưng đó đều là những tên gọi phiến diện vì chỉ thể hiện được một phần duy nhất của bệnh đó là sự sụt giảm của trí nhớ. Bệnh không mang tính chất tuổi tác và không đánh đồng với “bệnh người già” mà có cơ chế hình thành bệnh riêng và nó được khẳng định là một bệnh lý y học như nhiều bệnh lý khác, hoàn toàn không thuộc quá trình lão hóa tuổi tác và chỉ gặp ở người già. Bệnh đã được tìm thấy ở không ít bệnh nhân có độ tuổi trẻ hơn, thậm chí ở tuổi 30. Nhưng do bệnh có tiến trình phát triển và phát bệnh rõ rệt về sau khi người bệnh nhiều tuổi hơn, vào khoảng trên 50 – 60 tuổi. Tham khảo thêm các chứng bệnh khác: + chữa bệnh đau dây thần kinh liên sườn + đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi 2. Bệnh alzheimer có di truyền không? Dù đã trải qua hơn 100 năm kể từ khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện trong não bộ có các bất thường mang tên bệnh alzheimer, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề bệnh alzheimer có di truyền không thực tế vẫn chưa hoàn toàn được khẳng định 100%. Các nhà khoa học hiện chỉ có thể khẳng định về cơ chế hình thành bệnh dựa trên quan sát não bộ của những bệnh nhân đã mắc bệnh alzheimer. Họ gọi đó là các mảng lộn xộn kỳ lạ trong não. Và sau hơn một thế kỷ, những mảng lộn xộn này mới được lý giải bắt nguồn từ sự kết dính bất thường của các phân tử protein, hình thành nên những mảng lộn xộn kỳ lạ đó. Và đó cũng chỉ là những cái chúng ta đã tìm thấy trong não bộ của bệnh nhân Alzheimer, không phải là điều các nhà khoa học khám phá ra và vẫn chưa cách nào lý giải được đâu là căn nguyên gây ra sự sắp xếp lộn xộn, bất thường này của các phân tử protein. Đó là lý do mà ngay cả các nhà khoa học, lẫn bác sĩ dù đã trải qua nhiều nghiên cứu, dù đã thống kê trên việc theo dõi nhiều bệnh nhân và đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân alzheimer nhưng nghi ngờ alzheimer do di truyền vẫn chỉ mang tính chất dự đoán, hoàn toàn chưa thể khẳng định một cách chắc chắn. * Dự đoán alzheimer do di truyền Tại Đại học Y Kansas – Mỹ, một nghiên cứu thực hiện trên 53 người có độ tuổi trên 60 đang mắc bệnh mất trí nhớ. Nghiên cứu kéo dài trong hai năm và nhận thấy có 11 người có mẹ và 10 người có cha đã từng là bệnh nhân alzheimer. Ngoài ra, những bệnh nhân này đều được tham gia quét não, kiểm tra nhận thức thì kết quả đạt được là những người sinh ra trong gia đình có tiền sử alzheimer sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những đối tượng khác. Tỷ lệ mắc bệnh chênh nhau có thể là 4 – 10 lần so với những người gia đình không có tiền sử mắc bệnh này. Theo đó, trường phái này đưa ra tỷ lệ mắc bệnh alzheimer do di truyền có thể đạt 40 – 50%. * Quan điểm alzheimer không liên quan tới di truyền Những nhà khoa học nghiên cứu nhiều năm và đi sâu vào cấu trúc gen, biến đổi các protein trong não bộ thì nghiêng về quan điểm rằng: Bệnh không di truyền, bất cứ ai trong chúng ta có não bộ đều có nguy cơ. Nguy cơ biến đổi kết dính protein dẫn tới các mảng lộn xộn trong não là tự nhiên không bị quy định bởi yếu tố di truyền. Như vậy, bởi vì nguyên nhân gây bệnh và cơ chế gây bệnh đồng thời căn nguyên dẫn tới hình thành các mảng lộn xộn protein kỳ lạ trong não hiện chỉ tồn tại trên các giả thuyết nên vẫn chưa có một khẳng định chắc chắn nào về vấn đề bệnh alzheimer có di truyền hay không. Tham khảo chi tiết tại: http://khoathankinh.com/giai-dap-chinh-xac-benh-alzheimer-co-di-truyen-khong-ty-bao-nhieu.html