Bệnh alzheimer một trong những bệnh lý thách thức nhất đối với các bác sĩ, các nhà khoa học về mọi mặt, từ chẩn đoán nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh alzheimer đến điều trị và phòng ngừa. Để giúp bệnh nhân và những người quan tâm có thể cơ bản nắm được đặc trưng gây bệnh, bài viết này xin cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích theo hướng dễ hiểu nhất trên cơ sở ghi nhận những phân tích của các nhà nghiên cứu. Tham khảo thêm tại: + dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn + đau dây thần kinh liên sườn bên phải Cơ chế sinh bệnh alzheimer 1. Alzheimer là bệnh lý gì? Alzheimer là chứng bệnh suy giảm và thay đổi chức năng của não bộ, chủ yếu gây nên tình trạng mất trí nhớ và khả năng ghi nhớ, phân tích thông tin cùng nhiều khả năng trí tuệ khác. Thực chất alzheimer là bệnh với cơ chế bệnh sinh alzheimer cụ thể, không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa bình thường như nhiều người vẫn đánh đồng nó với bệnh mất trí nhớ ở người già. Bởi vì bệnh alzheimer vẫn tìm thấy ở các bệnh nhân có độ tuổi 30, chỉ phổ biến ở độ tuổi trên 60 và ở độ tuổi này mới được chẩn đoán do các triệu chứng trở nặng. 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh alzheimer Hầu hết các bệnh lý y học đều có nguyên nhân và cơ chế gây ra. Y học hầu như cũng đều có thể tìm thấy nguyên nhân chính xác. Thế nhưng với alzheimer thì việc tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh alzheimer thực sự vẫn khiến các nhà nghiên cứu đau đầu, chưa thể đưa ra những khẳng định chính xác mà chỉ có thể dựa trên phỏng đoán từ những thay đổi liên quan tới rối loạn chuyển hóa và một số yếu tố khác ở gen, di truyền, tế bào… Bệnh Alzheimer được phát hiện đầu tiên bởi nhà khoa học người Đức Alois Alzheimer với những chẩn đoán sơ khai về tác hại, đặc tính và tiến trình phát triển của bệnh, nhưng chưa đưa ra được nguyên nhân và cơ chế cụ thể. Cho tới nay, khoa học vẫn chưa hiểu tường tận được nguyên nhân và tiến triển chính xác của bệnh nhưng cũng đã sơ khởi có những phỏng đoán về việc bệnh alzheimer liên quan đến rối loạn chuyển hóa, tới các mảng và đám rối trong não, gây thoái hóa não,… Cụ thể nguyên nhân và cơ chế được phân tích như sau: * Nguyên nhân gây bệnh alzheimer: Khi nói về nguyên nhân gây bệnh, các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích về bệnh như sau: – Giả thuyết về hệ thống truyền đạt thần kinh bằng acetylcholin: Đây là giải thuyết đầu tiên của bệnh. Giả thuyết này đề xuất nguyên nhân gây bệnh là do giảm sự tổng hợp của các chất truyền đạt thần kinh acetylcholin. Trong một thời gian dài, giả thuyết này là cơ sở cho đa số các thuốc điều trị được chỉ định. Tuy nhiên, gần đây, giả thuyết này không còn được ủng hộ bởi các thuốc dùng để trị thiếu hụt acetylcholine không thực sự mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân – Giả thuyết về sự tích tụ amyloid beta: Giả thuyết này bắt đầu được nhắc đến từ năm 1991, cho rằng chính sự tích tụ của amyloid beta chính là nguyên nhân gây nên bệnh alzheimer. Cơ sở của giả thuyết này bắt nguồn từ việc vị trí gen sản xuất protein tiền chất amyloid (gen APP) tìm thấy ở những người mắc bệnh alzheimer. Ngoài ra, một số nghiên cứu trên loài chuột bị biến đổi gen APP cũng cho thấy có các đám rối sợi amyloid và các chứng suy giảm ghi nhớ. – Giả thuyết protein amyloid chính là nguyên nhân gây bệnh: Giả thuyết này được nhắc đến trong năm 2009, cho rằng amyloid đã cắt bỏ bớt các cầu nối thần kinh trong não bộ ở giai đoạn phát triển nhanh chóng của con người ở độ tuổi thiếu nhi, làm mất dần các tế bào thần kinh tìm thấy ở bệnh alzheimer. Và chuỗi phản ứng N-APP/DR6 làm cắt bỏ một đoạn phía đầu amine của protein APP của quá trình lão hóa não đã bị kích hoạt gây nên bệnh. – Giả thuyết do myelin bị phá hủy: Có nhiều giả thuyết khác cho rằng chính sự phá hủy myelin trong não khi quá trình lão hóa não diễn ra đã gây ra bệnh. Sự mất mát myelin khiến khả năng dẫn truyền của trục thần kinh axon bị giảm đi làm mất dần các nơron già cũ. Khi myelin bị phân hủy thải ra sắt cũng khiến cho các nơron thần kinh bị phá hủy. – Ứng kích oxy hóa cũng là một nguyên nhân đáng kể trong việc hình thành bệnh. – Di truyền gen cũng là nguyên nhân được nhiều người nghĩ đến nhưng điều này không thực sự thuyết phục trên 100% bệnh nhân. Bởi thực tế có một số người bị alzheimer hoàn toàn đơn độc, không ai khác trong gia đình từng mắc phải bệnh này. Tham khảo thêm tại: http://khoathankinh.com/co-che-sinh-benh-alzheimer.html