bạn nên làm gì khi người thân bị nghiện ma túy

Thảo luận trong 'Mua bán' bắt đầu bởi ducthanhtam, 21/3/15.

  1. ducthanhtam

    ducthanhtam Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/3/15
    Bài viết:
    2
    điều trị chỉ là bước đầu trong quá trình nhằm hồi phục sức khỏe. trong suốt quá trình này , thỉnh thoảng những thành viên trong gia đình có cảm xúc lẫn lộn. bạn có thể cảm thấy bị đuối,giận dữ và lo lắng rằng việc điều trị không hữu hiệu
    . Bạn có thể cảm thấy giống như mình đang đi trong một kệ đựng trứng và nếu bạn làm việc gì đó sai có thể gây cho người thân đó bị tái nghiện. Việc quan trọng cho bạn là bạn nên nhớ bạn không thể gây ra việc tái nghiện– chỉ có người mà hút chích ma túy hay cầm ly lên uống rượu phải chịu trách nhiệm cho sự việc đó.
    Không thể dự báo là khi nào hay bao lâu người mà bạn yêu thương sẽ hồi phục. Thời gian điều trị cũng lâu như thời gian ma túy và rượu cồn tồn tại trong họ. Có khoảng phân nửa những người hoàn thành điều trị cho lần đầu tiên tiếp tục hồi phục. Dĩ nhiên, điều này nói lên rằng cũng có khoảng một nửa số họ sẽ quay lại việc sử dụng ma túy và uống rượu cồn (còn gọi là tái nghiện) trước khi họ quay trở lại với những điều tốt đẹp. Hầu như thanh thiếu niên sử dụng ma túy, rượu, thậm chí là cả hai trở lại. Trong suốt chương trình điều trị, người nghiện cần phải được theo dõi thường xuyên. Và điều đó không có gì đặc biệt.
    Việc quan trọng là bạn hiểu rằng tái nghiện là một phần thông thường của tiến trình hồi phục. Đừng nản lòng nếu người bạn yêu mến sử dụng ma túy hay rượu trở lại. Nhiều lần thì những cơn tái nghiện ngắn hơn và người đó tiếp tục hồi phục.
    Một chương trình điều trị có thể liên quan đến bạn trong quá trình lên kế hoạch những việc phải làm để chống tái nghiện và cách bạn phải làm gì nếu thành viên trong gia đình bạn tái nghiện. Thành viên trong gia đình bạn sẽ có lợi thế nếu như bạn không uống rượu và sử dụng ma túy quanh cô ấy/ anh ấy, đặc biệt là sau tháng đầu tiên khi quá trình điều trị bắt đầu. Khi bạn quyết định không uống rượu hay sử dụng ma túy thì bạn đã giúp người bạn thân yêu tránh khỏi những nguy cơ gây tái nghiện. Khi cả bạn và người mà bạn thân yêu hiểu và chấp nhận căn bệnh, thì nguy cơ tái nghiện bị giảm đi. Sự thay đổi những tư tưởng, hành vi, và những giá trị mà cả 2 đang học và thực hành sẽ trở thành một phần của lối sống tích cực trong quá trình phục hồi.
    Câu hỏi: Chồng tôi nói rằng anh ấy là một người nghiện. Làm sao chuyện này có thể xảy ra khi mà anh ấy đang có một công việc khá tốt?
    Trả lời: Việc một người nghiện ma túy hay rượu cồn mà vẫn giữ được công việc khá tốt là một điều khó khăn. Lâu nay chúng ta vẫn quen với hình ảnh người nghiện là thất nghiệp, không hữu ích, trộm cắp, và vô gia cư. Tuy nhiên, không phải người nghiện nào cũng rập khuôn theo những khuôn mẫu đó. Họ vẫn có thể có công việc và sống với gia đình. Nhưng, chứng nghiện có khuynh hướng tiến triển xấu hơn theo thời gian. Cuối cùng, việc sử dụng ma túy của chồng bạn có thể gia tăng, và, với việc không có sự giúp đỡ, anh ấy có thể bắt đầu trải nghiệm những hậu quả nghiêm trọng hơn. Việc chồng bạn được điều trị sớm hơn, thì cơ hội anh ấy được phục hồi càng tốt hơn.
    Câu hỏi: Mẹ tôi nói rằng căn bệnh này không chữa khỏi được, vì thế bà không cần phải điều trị. Có đúng như vậy không?
    Trả lời: Có lẽ mẹ của bạn không hiểu rõ về mục đích của việc điều trị. Mẹ bạn đúng ở một mức độ nào đó. Nghiện là một căn bệnh kinh niên không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị được. Điều này cũng giống như một số căn bệnh mà cần thời gian lâu như tiểu đường và chứng tăng huyết áp. Mục đích của việc điều trị bệnh nghiện là để giúp cho người bệnh ngưng sử dụng ma túy và rượu, quay trở lại với cuộc sống tỉnh táo và duy trì được cuộc sống mà không có những chất gây nghiện này. Để có thể hồi phục là cả một tiến trình dài. Sống trong sự hồi phục là một nhiệm vụ khó khăn, vì thế mẹ bạn phải học những cách suy nghĩ, cảm giác và hành động mới. Điều trị có thể giúp mẹ bạn chấp nhận, quản lý và sống với căn bệnh của mình.
    Câu hỏi: Anh trai tôi đang trong chương trình cai nghiện tự nguyện. Anh ấy nói rằng có thể rời bỏ chương trình bất kỳ lúc nào. Có đúng như vậy không?
    Trả lời: Vâng, mọi người có thể lựa chọn để rời bỏ. Tuy nhiên, việc bỏ dở điều trị giữa chừng có thể gây nên một số hậu quả, chẳng hạn như việc tái nghiện. Nhân viên điều trị có thể yêu cầu anh trai bạn ký vào giấy tuyên bố đã bỏ dở việc điều trị mà không theo những lời khuyên y khoa. Nhân viên cũng sẽ tìm hiểu tại sao anh ấy muốn rời bỏ chương trình sớm cũng như những mối bận tâm khác đã khiến anh ấy sao lãng việc điều trị.
    Câu hỏi: Vợ tôi có đề cập đến những kỹ năng cho một cuộc sống tỉnh táo không ma túy, nó là cái gì?
    Trả lời: Những kỹ năng cho một cuộc sống tỉnh táo là những hành vi mới và lối sống mới mà vợ bạn phải học. Trước khi điều trị, vợ bạn đã dành nhiều thời gian cho ma túy hay rượu cồn, và bị ảnh hưởng bởi các chất đó. Hầu hết những hoạt động vui thú của vợ bạn đều nhằm vào việc sử dụng chất ma túy. Thậm chí có thể những người bạn của vợ bạn cũng là những người sử dụng hay lạm dụng ma túy, rượu cồn. Vì những lý do đó, những người đang được điều trị để hồi phục khỏi chứng nghiện cần phải học một cách sống hoàn toàn mới và thiết lập những người bạn mới.
    Câu hỏi: Nếu như nghiện là một căn bệnh, tại sao những loại thuốc men không giúp được?
    Trả lời: Không có một lọai thần dược nào tồn tại để chữa lành bệnh nghiện, nhưng thuốc men có thể đóng một vai trò nhất định trong một số giai đoạn điều trị.

    Thuốc men được sử dụng để cắt cơn, giải độc, hoặc ngăn chặn việc anh ta / cô ta khỏi cảm giác phê từ việc sử dụng ma túy, giảm sự thèm khát, hay để trị chứng rối loạn tâm thần ở một số người.

    Tuy nhiên, mấu chốt của việc điều trị vẫn là việc thay đổi, nhận thức, hành vi của người nghiện, từ đó có lối sống mới không có ma túy.

    Câu hỏi: Chồng tôi nói rằng rất nhiều người trong số bạn bè của anh ta bị tái nghiện. Điều đó có là nghĩa gì?

    Trả lời: Không phải tất cả mọi người đã hồi phục đều có thể duy trì được việc ngưng sử dụng suốt đời. Khi họ sử dụng lại, thì gọi là tái nghiện. Nhiều người tái nghiện một vài lần. Giống như những căn bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn với những triệu chứng cứ đến rồi đi, tái nghiện là vấn đề phổ biến và thường xuyên của người nghiện. Điều quan trọng là người bị tái nghiện quay lại điều trị ngay lập tức, học về những nguyên nhân chính gây nên sự tái nghiện, và cải thiện những kỹ năng nhằm đối đầu với tình huống nguy cơ. Nên coi việc quay lại điều trị khi tái nghiện là vì nhu cầu về sức khỏe hơn là xấu hổ về việc tái nghiện. Việc quay lại điều trị khi tái nghiện một cách nhanh chóng còn thể hiện một khao khát hành động nhằm hướng tới một cuộc sống tự do thoát khỏi ma túy và rượu cồn. Tái nghiện - có nghĩa là một người đã ngưng sử dụng ma túy và rượu cồn một thời gian, sau đó sử dụng lại. Tuy nhiên, một cơn tái nghiện không có nghĩa là người bạn yêu mến không thể phục hồi.


    TRUNG TÂM CAI NGHIỆN MA TÚY ĐỨC THANH TÂM

    990 LÊ VĂN LƯƠNG, ẤP 3, XÃ NHƠN ĐỨC,HUYỆN NHÀ BÈ, TP.HCM

    WEBSITE:http://www.ducthanhtam.com/
     

Chia sẻ trang này