Bạo động tại Venezuela Nhiều vụ đụng độ đã nổ ra trên toàn quốc sau khi Tổng thống Hugo Chavez cấm phát sóng nhiều kênh truyền hình ở nước này. Hỗn loạn diễn ra nhiều nơi vì các nhóm phản đối và ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez - Ảnh: AFP Hơn 5.000 cảnh sát hôm 25.1 phải dùng tới dùi cui và hơi cay để giải tán đám đông cuồng nộ tại thủ đô Caracas khi hàng ngàn sinh viên xuống đường phản đối việc chính quyền buộc các hãng truyền hình cáp ngưng phát sóng 6 kênh, trong đó có một đài truyền thông đối lập lớn. Bạo lực và hỗn loạn cũng diễn ra tại nhiều nơi khác vì các nhóm phản đối và ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez ẩu đả với nhau. Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Tareck El Aissami cho hay một học sinh 15 tuổi và một sinh viên đã bị bắn chết tại thành phố miền tây Merida trong khi tuần hành bày tỏ sự ủng hộ chính phủ. Ngoài ra còn có 33 người bị thương, trong đó có 9 cảnh sát, theo AP. Theo một đạo luật được thông qua từ tháng 12 năm ngoái, tất cả các hãng truyền hình và phát thanh có 30% thời lượng chương trình do Venezuela thực hiện sẽ được xem là phương tiện truyền thông của quốc gia. Theo đó, họ phải truyền tải các bài diễn văn của tổng thống và các quan chức cũng như các thông báo chính thức của chính phủ. Các đài RCTV, Ritmo Son, Momentum, America TV, American Network và TV Chile bị trừng phạt vì không phát sóng một bài diễn văn của ông Chavez trước hàng ngàn người hôm 23.1. RCTV là một đài truyền hình đối lập nổi tiếng luôn chỉ trích các chính sách của tổng thống, còn TV Chile thuộc sở hữu của Chile. Trước đây, RCTV đã bị buộc chuyển sang hệ thống truyền hình cáp sau khi Tổng thống Chavez cáo buộc đài này ủng hộ một cuộc đảo chính nhằm lật đổ ông năm 2002. Vụ ngưng phát sóng càng khiến giới trẻ thêm phẫn nộ sau nhiều bức xúc về giá điện và việc phá giá đồng tiền. "Chúng tôi sẽ không nhượng bộ dù họ có làm gì", thủ lĩnh sinh viên Roderick Navarro nói với AFP tại Caracas, "Giới trẻ sẽ không chịu đựng sự thiếu tôn trọng của chính phủ". Reuters dẫn kết quả một số khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Chavez đã rớt xuống dưới 50% sau khi tăng hơn 60% vào năm ngoái. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận lớn dân chúng trung thành với ông. Hãng tin Ả Rập Al Jareeza dẫn lời một thợ làm gạch tên Yorbert Rodriguez nói: "Mọi chuyện không theo ý muốn nhưng chúng tôi biết tổng thống đang làm hết khả năng để giúp đỡ người nghèo". Nhiều tổ chức báo chí quốc tế và một số nước đã lên tiếng phản đối động thái nói trên của Caracas và cáo buộc ông Chavez tìm cách kiểm soát giới truyền thông cũng như dập tắt những tiếng nói bất đồng. Đáp lại những chỉ trích từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Venezuela tại Washington Bernado Alvarez nói lệnh trừng phạt có thể được gỡ bỏ nếu những đài truyền hình trên cam kết tuân thủ các quy định. Ông cũng tuyên bố chính phủ không tấn công vào quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí và hoàn toàn hành động theo đúng pháp luật. Vụ việc còn có nguy cơ phát triển thành một cuộc xung khắc ngoại giao. Hiện các nghị sĩ đối lập tại Chile đang thúc ép Tổng thống Michelle Bachelet đưa ra phản ứng mạnh mẽ với Venezuela và yêu cầu nước này tôn trọng các thiết chế của Santiago. Xem ra "đất nước hoa hậu" sẽ còn tiếp tục là điểm nóng tại khu vực châu Mỹ La-tinh trong thời gian tới. Trọng Kha
Công nhận lão Hugo Travet nhiều quả đối ngoại hay phết , nhưng mà chính trị trong nước có vẻ hơi theo kiểu phát xít .......
lão trave này hết thời rồi đối nội như thế thì làm sao mà dân chúng theo dc phải sang việt nam mà học
Lão này đối ngoại thì cứng rắn, đối nội bắt đầu có xu hướng lạm quyền, không khéo lại trở thành anh Kim thứ 2 mất
Bác chavez nói chung là đc, chỉ có điều mắc cái bệnh lạm quyền. Em thấy ớn các bác hô hào XHCN rồi mạnh tay tập trung quyền lực rồi, học ai không học, cứ thích giống thằng khựa làm gì