Thoái hóa cột sống là một căn bệnh xương khớp khá phổ biến. Bệnh gây không ít khó khăn và phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Không những thế, đây là một căn bệnh dai dẳng, rất khó điều trị dứt điểm. Nhiều bệnh nhân thường có suy nghĩ rằng không biết bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không? Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này. Thoái hóa cột sống có chữa được không? Cột sống của mỗi người chúng ta bao gồm 33 đốt sống, trong đó có các phần chủ yếu như: cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng và xương cụt. Phần giữa ở các đốt xương được gọi là đĩa đệm, có vai trò như một miếng đệm, giúp làm giảm xóc cho cột sống khi các đốt sống cử động. Thoái hóa cột sống là từ dùng để chỉ sự thay đổi bên trong cấu trúc của đĩa đệm và hình dáng của đốt sống. Bệnh thường gặp ở những đối tượng trung niên, độ tuổi từ 50 trở lên có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Do tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng mạnh mẽ. Những cơn đau dữ dội khiến cho hai chân của bệnh nhân đau nhức, tê và nặng nề, làm cản trở việc đi lại. Người bệnh không thể đi bộ trong khoảng thời gian dài, thường phải ngồi nghỉ ngơi khoảng 5-7 phút sau một đoạn ngắn đi bộ trên đường, rồi mới có thể tiếp tục đi. Vậy bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Bệnh thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí như thắt lưng, cổ, và ít gặp nhất nhưng lại có thể xảy ra đó là ở vùng ngực. Khi độ tuổi càng cao thì tính đàn hồi và tính chất chống sốc của đĩa đệm giảm đáng kể, lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm dần dần mất khả năng làm tấm đệm cho các vận động của xương khớp. Cấu trúc collagen (protein) của vòng xơ đĩa ở bên ngoài đĩa đệm cũng trở nên suy yếu rõ rệt. Thoái hóa cột sống sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hàm lượng nước bên trong của đĩa đệm, nước là một thành phần không thể thiếu để duy trì việc vận động của hệ xương khớp. Một khi đĩa đệm bị thoái hóa, các phân từ hút nước bên trong đĩa đệm giảm rõ rệt, điều này làm cho đĩa đệm trở nên khô và cứng hơn. Các dây chằng cũng từ đó mà giảm độ đàn hồi. Thoái hóa đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp tiến triển ở mức độ chậm, trài qua nhiều giai đoạn khác và trạng thái. Các đĩa đệm có thể bị phồng lên, thoát vị hoặc mỏng đi. Khi đĩa đệm có sự thay đổi bất thường thì cột sống sẽ chịu một sức ảnh hưởng không hề nhỏ. Chu vi của đốt sống bị bè, chiều cao của cột sống sẽ giảm xuống, xuất hiện cảm giác chồi xương mà dân gian gọi đó là gai cột sống. Đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị quá trình thoái hóa cột sống, có chăng chỉ là loại thuốc điều các triệu chứng của bệnh, giúp phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa và hạn chế những tác động làm ảnh hưởng lên cột sống. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi cần thiết), tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị. Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Những phương pháp làm giảm đau nhức do bệnh thoái hóa cột sống gây ra: - Áp dụng biện pháp chườm ấm vào những vùng đau nhức bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (thuốc được làm từ lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi đem giã nát và xào chung với rượu) mỗi ngày 1-2 lần. - Thực hiện các động tác xoa bóp đơn giản, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng ở vùng cột sống thắt lưng. - Khi xuất hiện cơn đau dữ dội và dai dẳng thì bệnh nhân nên nằm nghỉ tại giường. Nằm với tư thế ngửa lên và nằm trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp. - Bệnh nhân nên sử dụng gậy hoặc nạng để đi lại, giúp làm giảm áp lực nặng nề lên bề mặt xương khớp. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống: - Khi lao động hay sinh hoạt phải đúng tư thế, tránh trường hợp hoạt động sai tư thế làm ảnh hưởng đến xương khớp. - Không thực hiện các động tác quá mạnh hay đột ngột. Phải thực hiện đúng tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng... - Xây dựng chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để tránh tình trạng tăng cân, béo phì. Vì đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa cột sống. - Người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những người lao động nặng, ngồi làm việc nhiều rất dễ bị thoái hóa khớp, cần được phải hiện sớm và điều trị kịp thời. - Nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả có nhiều chất dinh dưỡng, giàu calci như tôm, cua, cá biển... Thông qua những thông tin trên ta có thể thấy đây là một căn bệnh khó có thể chữa dứt điểm được, có chăng chỉ là những biện pháp làm giảm đau nhức để cuộc sống bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều. Vì thế, chúng ta hãy "phòng bệnh hơn chữa bệnh" đối với căn bệnh này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh. Mời bạn xem thêm: Dấu hiệu và cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng