Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở những người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên và nữ giới có nguy cơ bị cao hơn nam giới. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh đau xương khớp này đang có dấu hiệu trẻ hóa dần và khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng. Do thói quen hằng ngày và do tính chất công việc chính là nguyên nhân khiến cho giới trẻ hiện nay có nguy cơ cao bị mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một căn bệnh về xương khá nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng đắn. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tức là trong cơ thể chúng ta tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của mình và tự hủy hoại mình. Chính vì vậy, nếu không điều trị một cách đúng đắn và kịp thời thì bệnh có thể chuyển sang mãn tính. Tác nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là virut Epstein Barr, loại vi rút này sẽ làm thay đổi cấu trúc kháng nguyên của tế bào màng hoạt dịch khớp, làm sinh ra một kháng thể khác và còn được gọi là yếu tố dạng thấp. Sự kết hợp giữa kháng thể này và kháng nguyên sẽ tạo nên những phức hợp miễn dịch. Phức hợp này sẽ kích thích các mô ở khớp và sản xuất ra yếu tố gây viêm giải phóng các men tiêu thể, phá hủy các mô và gây viêm. Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người trẻ tuổi Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà còn có xu hướng gây bệnh ở những người tuổi và nguyên nhân thường gặp nhất là do lười vận động. Khi cơ thể không được hoạt động hay vận động thường xuyên thì sẽ khiến các hệ xương khớp ngày càng yếu và dễ mắc các bệnh lý về xương khớp. Quá trình vận động sẽ giúp kéo giãn các cơ, đẩy nhanh chuyển hóa, tăng cường huy động canxi và mô xương, từ đó giúp cho xương luôn chắc khỏe hơn, hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, mệt mỏi, sưng khớp. Những người lười vận động có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương hơn những người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị mắc bệnh loãng xương và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, nhất là trong độ tuổi từ 30 đến 35 tuổi. Vì 30 tuổi trở lên, cơ thể bắt đầu có sự lão hóa do khối lượng xương dần mất đi, đặc biệt lượng canxi không được bổ sung đầy đủ, xương khớp không được vận động thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh loãng xương. Đặc biệt những người làm những công việc ít vận động như nhân viên văn phòng thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp rất cao. Dấu hiệu bệnh viêm khớp thường gặp Khi vừa mới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thường kéo dài khoảng 1 đến 3 năm. Bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như đau nhức, sưng xương khớp và có thể dẫn đến co cứng cơ. Những dấu hiệu này thường gặp ở vị trí đầu gối, nhưng các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Bệnh diễn biến thành từng đợt, trong giai đoạn mới bệnh chưa có dấu hiệu tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương. Trong giai đoạn sau sẽ bắt đầu xuất hiện những tổn thương bào mòn này, nhưng khi những tổn thương xuất hiện thì không bao giờ mất đi được, nếu không được điều trị đúng đắn và kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả về sau như biến dạng khớp, mất khả năng vận động của khớp và thậm chí có những biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp và dẫn đến mù lòa. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp Để cho việc chữa viêm khớp dạng thấp được hiệu quả và nhanh chóng thì bác sĩ có thể sử dụng kết hợp các phương pháp làm giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. - Các loại thuốc được dùng để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp thường là thuốc kháng viêm giảm đâu loại corticoid, chống viêm không steroid. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây không ít tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách, vì vậy nên sử dụng khi có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. - Sử dụng vật lý trị liệu: Ngoài việc uống thuốc thì cần kết hợp với một số phương pháp vậy lý trị liệu phục hồi chức năng, xao bóp, châm cứu. Hoặc các bác sĩ trị liệu cũng có thể đề nghị sử dụng các hỗ trợ đặc biệt hoặc nẹp để giúp bảo vệ các xương khớp và giữ cho chúng cố định một chổ. - Tiến hành phẫu thuật: Khi bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có những dấu hiệu nặng như dính khớp, biến dạng khớp thì bác sĩ sẽ sử tiến hành phẫu thuật, có thể là cùng sử dụng với việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu - Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập thể dục thể thao đều đặn cũng góp phần quan trọng giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Vì khi tập luyện mỗi ngày sẽ giúp chúng ta có một cơ bắp mạnh mẻ và tính linh hoạt chung. Môn bơi lội sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp phát triển hệ xương khớp một cách toàn diện. - Chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh nên có cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày của mình, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, quan trọng nhất là khoáng chất canxi. Vì canxi sẽ giúp cho xương khớp chắc khỏe hơn, những thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá giàu omega-3 (cá thu, cá ngừ, cá trích...) hay các loại rau như rau chân vịt, cải chíp, súp lơ xanh... - Đối với những người làm việc văn phòng thì cần tăng cường vận động và giải lao sau mỗi giờ làm việc căng thẳng. Nên thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng như xoay cổ, vai gáy, các khớp tay chân sẽ có tác dụng khá tốt trong việc phòng tránh viêm khớp dạng thấp cũng như hội chứng đau vai gáy Ngoài ra, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan không suy nghĩ nhiều, lo lắng hay các cảm tiêu cực khác. Bởi vậy sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được hiệu quả và nhanh khỏi hơn. Xem thêm: Benh gut nen an gi