Tủ nấu cơm công nghiệp hiện nay được sử dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp nhà máy xí nghiệp, khu canteen của trường học, … Giống như các thiết bị bếp công nghiệp khác tủ nấu cơm trong quá trình sử dụng khó tránh khỏi những vấn đề không mong muốn. Sau đây, Bếp Hà Đông xin tổng hợp một số các lỗi hỏng hóc, sự cố thường gặp phải, nguyên nhân và cách khắc phục. Nguyên lý hoạt động của tủ nấu cơm - Tủ cơm bao gồm các khay xếp theo tầng riêng biệt, gạo được đặt trong các khay đó, đổ nước thích hợp và nấu chín - Tủ nấu cơm vận hành rất đơn giản, dễ sử dụng và an toàn cho các nhân viên - Tủ nấu cơm hoạt động với nguyên lý là đun sôi nước tạo hơi. Tiếp đó, hơi được phân bổ đều, bao quanh các khay chứa gạo hoặc thực phẩm. Qua đó làm cơm, thực phẩm chín đều, ngon và nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Đặc biệt, sản phẩm cơm sau khi nấu không bị cháy, không bị nhão, hạt gạo chín đều, giữ được màu sắc và hàm lượng dinh dưỡng của hạt gạo, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí của người sử dụng. Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp một số lỗi cơ bản thường gặp ở tủ nấu cơm Tủ nấu cơm công nghiệp dùng điện TỦ NẤU CƠM DÙNG ĐIỆN: 1. Tủ cơm không vào điện Với tủ nấu cơm bằng điện thì khi cắm điện chuẩn bị hoạt động của tủ thì đảm bảo có nguồn điện vào tủ cơm, đèn báo sáng. Trong trường hợp không có tín hiệu điện vào có thể nguyên nhân sau: - Do tiếp xúc van phao điện kém Biện pháp xử lý: Điều chỉnh lại van xem có bị lệch không, vặn chặt lại van để điện tiếp xúc được. Sau khi điều chỉnh xong tủ hoạt động bình thường - Do hỏng biến áp Biện pháp xử lý: Có 1 điều cần lưu ý là khi kết thúc thời gian nấu, trước khi mở tủ lấy cơm hoặc thực phẩm, ta phải tắt nguồn cấp nhiệt. Nếu như không tắt nguồn cấp nhiệt mà vẫn mở tủ lấy cơm thì rất dễ dẫn đến tình trạng hỏng biến áp. Để xử lý sự cố hỏng biến áp chỉ có cách tốt nhất là thay thế biến áp mới để tủ cơm hoạt động tốt hơn đúng chức năng và không bị ảnh hưởng đến chất lượng cơm 2. Nấu cơm không chín Tủ nấu cơm thông thường bạn chỉ mất khoảng 45 phút đến 60 phút là bạn đã có một lượng cơm thơm ngon cho cả trăm người. Nhưng nếu một ngày bỗng nhiên bạn sử dụng tủ cơm mà cũng vẫn khoảng thời gian như trước mà cơm vẫn không chín thì tủ cơm của bạn đã gặp phải sự cố do các nguyên nhân sau: - Do nước bạn sử dụng để nấu cơm có chứa nhiều Canxi mà khi vệ sinh bạn không xử lý đúng cách sau mỗi lần nấu cơm. Sau nhiều lần như vậy, cặn canxi sẽ bám điện trở tủ dẫn đến tuổi thọ của tủ nấu cơm bị giảm nhanh chóng làm cơm khó chín, chín rất lâu Biện pháp xử lý: Bạn hãy vệ sinh điện trở sạch sẽ. Đặc biệt sau mỗi lần nấu cơm bạn nên vệ sinh tủ, quét sạch những hạt cơm, thực phẩm rơi vãi và làm sạch các khay để sử dụng lần sau. Như vậy sẽ đảm bảo tủ hoạt động bền và lâu hơn. - Do thanh nhiệt bị hỏng: Nước được đun sôi nhanh chóng để làm chín thức ăn là nhờ thanh nhiệt. Nếu thấy cơm lâu chín, có thể thanh nhiệt của tủ đã bị hỏng. Biện pháp xử lý: Bạn hãy kiểm tra ngay các thanh nhiệt và thay mới các thanh nhiệt hỏng để đảm bảo chất lượng nhiệt truyền cho tủ cơm khi hoạt động. Ngoài ra còn một số lỗi thường gặp với tủ nấu cơm dùng điện: 3. Gioăng tủ nấu cơm bị lệch, hở hoặc bị hỏng - Nguyên nhân là do đóng hay mở cửa quá mạnh bị hở gioăng cửa hay bị vênh. Hoặc bị hỏng do bị bào mòn lâu ngày - Biện pháp xử lý: Bạn có thể chỉnh lại gioăng nếu bị lệch hoặc bạn thay ngay đoạn gioăng mới cho tủ nấu cơm nếu không muốn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm khi nấu. 4. Không nấu được cơm - Nguyên nhân chủ yếu là do kim phun bị bám bẩn, cặn làm nó bị tắc và không hoạt động được - Biện pháp xử lý: Vệ sinh kim phun sạch sẽ, tủ hoạt động bình thường TỦ NẤU CƠM DÙNG GAS Tủ nấu cơm bằng gas loại 100kg 1. Tủ hoạt động 1 thời gian ngọn lửa cháy được lúc thì tắt đột ngột - Nguyên nhân chủ yếu do cài đặt thời gian chưa hợp lý - Biện pháp xử lý: Khi sử dụng tủ cơm các bạn có thể nấu 30 kg gạo trong vòng 40 phút ( đáp ứng hơn 200 suất ăn), 35 kg mỳ trong 30 phút, 35 kg thịt chỉ với 20 phút. Bạn nên điều chỉnh thời gian hợp lý với từng mục đích sử dụng để tủ hoạt động đúng chức năng cho bạn bữa cơm ngon hấp dẫn. 2. Tủ cơm bị cháy đáy nồi - Nguyên nhân: có thể là vì nước không được cung cấp đủ vào bên trong khi sử dụng tủ. Khi nhiệt độ tăng, nước sôi cạn gây cháy nồi và cháy cơm. - Biện pháp xử lý: Trước khi vận hành tủ cần kiểm tra kỹ hệ thống nước xem đã đúng tiêu chuẩn với lượng gạo trên tủ chưa. Nếu để hiện tượng này kéo dài dẫn dễ đến việc thủng đáy nồi 3. Tủ cơm bị cháy yếu - Nguyên nhân: Do bị hỏng van điều áp, van đánh lửa và bộ đốt 5A1 - Biện pháp khắc phục: Thay mới hoàn toàn van điều áp để máy hoạt động tốt hơn, cơm ngon hơn 4. Tủ cơm bị hỏng quạt lồng sóc(quạt gió) - Do hơi nước: Có thể do bạn đặt tủ nấu cơm bằng gas tại nơi quá gần nguồn nước, cộng với thời tiết khắc nghiệt làm hơi nước ngưng tụ trên cánh quạt. Khi sử dụng, hơi nước sẽ làm quạt bị chập điện. Cách khắc phục là di chuyển vị trí tủ, đồng thời thay quạt gió mới - Do han gỉ khô dầu: sau một thời gian dùng liên tục, dầu sẽ khô khiến quạt bị kẹt và không chạy. Cách khắc phục là: Bảo hành tra dầu và bảo trì các thiết bị điện tử khác trong tủ. Lưu ý khi sử dụng sản phẩm: - Kết thúc thời gian nấu, trước khi mở tủ lấy cơm hoặc thực phẩm, ta phải tắt nguồn cấp nhiệt. Ngoài ra, khi mở cửa tủ, không đứng về phía cửa mở để tránh hơi nóng phả ra. Những điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho nhân viên bếp, tốt nhất hãy dán các chú ý trên vào cửa tủ hoặc gần vị trí của tủ để nhắc nhở nhân viên hàng ngày. - Sau khi đã sử dụng ta nên vệ sinh tủ, quét sạch những hạt cơm, thực phẩm rơi vãi và làm sạch các khay để sử dụng lần sau. - Để tủ cơm sử dụng lâu dài, cần kiểm tra, bảo dưỡng tủ cơm thường xuyên, không những thức ăn hay cơm đảm bảo vệ sinh, mặt khác tránh được những rủi ro không đáng có khi sử dụng. Mọi sự cố và hư hỏng liên quan đến bảo hành thiết bị, Quý khách hàng liên hệ với: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ BẾP HÀ ĐÔNG Địa chỉ: SỐ 43 KHU DỊCH VỤ 4 - MỖ LAO- HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI Hotline: Vina: 0888 066629 | Viettel: 096 7755588 Email: bephadong@gmail.com