Gạo ST24, ST25 đi Mỹ, châu Âu với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn Gạo ST24 và ST25 của Việt Nam đang được thị trường nhập khẩu ưa chuộng, nhất là Mỹ và châu Âu. Điều đó khiến giá bán của hai loại gạo này khá cao, lên đến trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Gạo ST25 xuất đi châu Âu, Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Trong ảnh là “cha đẻ” gạo ST25 đang giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Trung Chánh Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao, cho biết đơn vị này xuất khẩu gạo ST24 đi thị trường châu Âu với giá trên dưới 1.000 đô la Mỹ/tấn; kể cả ST25 cũng có giá này. Theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 có hương vị rất ngon, chất lượng tốt, nhưng để chinh phục được thị trường thì phải sản xuất an toàn, tức không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, theo ông Bình, gạo ST24 và ST25 nếu đạt chứng nhận hữu cơ thì có thể bán lên đến 2.000 đô la Mỹ/tấn. Với thị trường Mỹ, hiện có nhiều doanh nghiệp trong nước đã xuất bán gạo ST25 và được người tiêu dùng Việt Nam ở Mỹ ưa thích. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ST25 vào Mỹ cho biết, thông qua nhà phân phối Đông Phương, mới đây đơn vị này đã xuất khẩu một lô gạo ST25 vào Mỹ với giá trên 1.000 đô la Mỹ/tấn. Theo vị này, gạo ST25 xuất sang Mỹ chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam tại đây. Gạo ST25 của Việt Nam là loại gạo đã đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới năm 2019 tại hội nghị thương mại gạo thế giới lần thứ 11 diễn ra ở Manila (Philippines). Đây cũng là lần đầu tiên một giống gạo của Việt Nam đã vượt qua nhiều giống gạo của Thái Lan, Campuchia… để giành giải nhất cuộc thi này. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 3-2022, tổng các loại gạo Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ đạt 3.181 tấn với trị giá 2,61 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 822 đô la Mỹ/tấn. Lũy kế, quí đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ 7.787 tấn gạo với trị giá 6,24 triệu đô la Mỹ, tức giá xuất khẩu bình quân đạt trên 802 đô la Mỹ/tấn. Cũng theo thống kê của Tổng cục hải quan, tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4-2022 đạt gần 556.000 tấn với trị giá 276 triệu đô la Mỹ, tăng 4,6% về lượng và 4,9% về trị giá so với tháng trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 4, xuất khẩu gạo đạt 2,06 triệu tấn với trị giá trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,8% về lượng, nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo chủ yếu sang các thị trường gồm Philippines đạt 916.000 tấn, tăng 28,3% so với cùng kỳ; sang Trung Quốc đạt 297.000 tấn, giảm 19,6%; Bờ Biển Ngà đạt 213.000 tấn, tăng 65% so với cùng kỳ… Trung Chánh
Đọc cái tít cảm giác giá cao vcl, nhưng nhìn lại thì có usd1 /kg trong khi giá gạo ở VN là 35k /kg Y_Y. Gian thương ăn dày thật ....
Xuất cho lái thôi, ra tới người mua là 1$ 1lbs đấy, tức là 2$ chưa được 1 kg thêm vat nữa. Bán 2$ 1 kí thì cao cấp quá rồi
uh thì ko biết giá phân phối bên Mẽo sao. Nhưng cứ cho giá bán cho các bên phân phối trong nước cũng khoảng 20k/ kg (thấp hơn xuất khẩu chút). Mà đến tay người dùng đã lên 35k / kg thì đội lên 75% cmnr
Bởi có dưới quê mới mua đc gạo rẻ thôi. Nhà nhỏ bạn mình hay gửi gạo Miên lên ăn, lâu lâu Nó kêu qua ăn cơm, móa ngon vãi luôn. Ra chợ hỏi toàn 3 40k 1 kí Còn giá cả ở Mỹ còn phải coi thị trường nữa chứ chỉ phuc vụ 1 lượng người thì bán giá cao cũng ko ai mua, tiền đấy nó ăn gạo Thái còn hơn. Tôi có 2 bịch st25 loại 1lb mua trong cửa hàng 1$ vè nấu thấy ăn cũng bình thường, hoặc là do mình nấu sai
Đang tính chửi lều báo, nhưng đọc kỹ thì bài báo k hề so sánh giá mà là do chủ thớt tự giật tít lấy le. Chủ thớt quá thông mimh khi so giá bán lẻ trong nước với giá bán sĩ xuất khẩu thì bảo sao k thấy vô lý. Hồi nhỏ xem thời sự, có mục điểm tin thị trường cũng thắc mắc y hệt, gì mà gạo vài tấn có mấy triệu, thắc mắc sao nhà mình ko mua gạo giá đó cho rẻ, mua 1 lần ăn chắc mấy năm. H thì thấy ngô nghê vl. Người ta nhập gạo bán (cả trong nước + ngoài nước), đâu phải chỉ có tiền mua gạo, còn tiền ship, tiền phân phối, tiền hoa hồng đại lý. Giá đến tay người mua x2 x3 là bình thường. Mà k chỉ có gạo hay nông sản, mặc hàng sản xuất nào cũng thế. Như 1 cái áo, chi phí vật liệu nhân công sản xuất có 1-2 đô, hãng đem đi bán vài chục, vài trăm đô, sao ko chửi nó ăn dày đi. Nói khoa học hơn 1 chút là sản xuất + lưu thông thì mới tạo ra của cải xã hội đc. Thương lái có bán giá x2 x3 nhưng thị trường vẫn mua thì giá đó vẫn hợp lý, chứ k thể chửi ăn dày đc. Nếu k có thương lái thì hàng hoá sản xuất ra để đó cho ruồi bu ah. Chỉ trừ mấy trường hợp lợi dụng thời cơ đi đầu cơ, tăng giá như bán khẩu trang đợt rồi thì chửi chết mẹ đi. Btw, trc h lúc nào đi chợ cũng kiếm gạo made in vn mà mua, buồn nỗi là toàn hàng made in thai (dù bao bì ghi hẳn tiếng Việt - khôn vãi). Hy vọng sắp tới đc ăn gạo Việt thật sự.
Bữa ông Ceo Walmart kêu 50% đồ trong Walmart là made in Vn, thật tôi không thấy món nào Vn luôn ý. Trái cây thì nam Mỹ, hàng tiêu dùng thì tàu khựa, có mỗi cái ĐT Samsung là made in Vn
Bài viết như cớt. So giá xuất kho bán sỉ với giá bán lẻ trên thị trường.. So đúng là giá bán lẻ tại 2 thị trường ấy.
Em cũng đồng quan điểm với bác, muốn so sánh giá bán buôn với giá bán lẻ định hướng tiêu cực cho người đọc phổ thông luôn...vcl báo chí.
Thằng báo có so sánh đâu nhỉ ? Tôi so sánh thôi mà.... Chứ còn giá bán sỉ cho npp ở VN là bao nhiêu tôi có biết đâu mà so sánh
Báo chí muốn giá giao đổ xá cho lái đông phương là 2$ 1 kí thì tới khách chắc phải 5$ thì chả ai ăn bao gạo Thái có 50$ trong khi bao Vn 100$. Thị trường gạo Mỹ chắc chỉ cung cấp cho dân Vn, 1 phần châu Á thôi còn đám chịu chi tièn ăn ngon là bọn mỹ nó có ăn méo đâu. Bọn mễ thì nó ăn gạo riêng của nó mà nó ăn theo kiểu 1 loại hạt bỏ nấu súp. Mình thì ăn tiết kiệm trộn gạo lousiana với nàng thơm 3 cô gái, ăn vẫn ngon. Ngày ăn có 1 bữa thôi cũng ko cầu kì lắm
Muốn rẻ thì tự mở biz làm cái supply chain ngon nghẻ từ tới z cắt bớt khâu trung gian là bán rẻ ngay.