Bộ đỉnh hạc gốm sứ Bát Tràng men rạn cổ độc đáo

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi trungkien282, 31/7/17.

  1. trungkien282

    trungkien282 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    31/7/17
    Bài viết:
    0
    Bộ đỉnh hạc được đặt ở hai vị trí đối xứng trên ban thờ. Trên ban thờ gia tiên có bát hương là bộ đồ tam sự, trong đó bao gồm một đỉnh và hai giá nến. Bộ đỉnh hạc là một trong những bộ đồ thờ cúng trên ban thờ. Từ chân đèn, họa tiết, chất liệu của đỉnh hạc cũng rất đặc biết. Hãy cùng tìm hiểu về đỉnh hạc gốm sứ Bát Tràng.

    BỘ ĐỈNH HẠC GỐM SỨ BÁT TRÀNG MEN RẠN CỔ ĐỘC ĐÁO
    [​IMG]

    Ảnh bộ đỉnh hạc gốm sứ cao cấp trên ban thờ


    HÌNH TƯỢNG CHIM HẠC VÀ CON RÙA TRONG ĐỈNH HẠC GỐM SỨ
    Bộ đỉnh hạc men rạn cổ là sản phẩm đặc sắc, độc đáo được tạo hình cầu kỳ với nhiều hoa văn, họa tiết nổi bột trong đó là những biểu tượng phổ biến trong đồ thờ cúng đó là con Rồng, chim Hạc, Quy và Nghê. Từng họa tiết đều mang nhiều giá trị tâm linh, giá trị tín ngương sâu sắc trong văn hóa thờ cúng của dân tộc Việt. Bộ đỉnh hạc ( bộ Tam sự ) gồm có một đỉnh và đôi đỉnh hạc dùng để đốt hương trầm, nến thơm gọi nơi đây là sự hội tụ của sự tinh tú. Hình ảnh chim Hạc được đứng trên lưng con rùa là sự biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa 2 thái cực âm và dương. Chim Hạc là vật tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao, rùa biểu tượng cho sự trường tồn và bất diệt, vĩnh cửu.

    Trong Bộ Ngũ Sự, đó là 5 vật dụng và được thêm 2 cây nến. Trong đó, mỗi vật được tượng trương từng hình tượng, ý nghĩa riêng của nó. Hai cây nến được tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng để thắp sáng làm tăng thêm sự lung linh, huyền ảo, uy nghiêm, là một trong những nơi thắp sáng bàn thờ cùng với đèn dầu.

    QUY TRÌNH TRÁNG MEN ĐỈNH HẠC GỐM SỨ BÁT TRÀNG
    [​IMG]

    Ảnh tráng men của nghệ nhân Bát Tràng

    Kỹ thuật vẽ


    Người Thợ gốm Bát Tràng sẽ dùng bút long, và vẽ trực tiếp trên nền mộc nổi trên các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm là phải có tay nghề cao, có sự kiên trì, tỷ m, hoa văn học tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết, hoa văn này đã tạo ra nét riêng, sự độc đáo trong từng sản phẩm. Mỗi sản phẩm là một kiệt tác nghệ thuật của nghệ nhân. Ngoài ra còn sử dụng nhiều các để vẽ họa tiết trên bộ đỉnh hạc đó là đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
    Và kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên nó không được đánh giá cao.

    Chế tạo men

    Men rạn cổ là loại men đặc sắc, có tiếng của gốm Bát Tràng, ngoài ra còn có men màu nâu. Từ thế kỉ 15 thợ gốm Bát Tràng đã chế tạo ra loại men lam nổi tiếng đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Loại men này được chế từ đá đỏ và đá thối rồi chúng được nghiền nhỏ tiếp trộn đều với nhau thành men lam. Men lam phát màu ở nhiệt độ rất cao, 1250°C. Đến thế kỉ 17 thợ Bát Tràng đã dùng vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội (Hải Dương) có màu hồng nhạt rất đẹp. Được điều chế thành men mới là men rạn.

    Thợ gốm Bát Tràng đã quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt truyền thống. Theo phương pháp này thì việc chế tạo men bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ trộn đều với nhau rồi khuấy tan trong nước rồi đợi đến khi lắng xuống, lọc bỏ phần nước trong ở trên cùng với bã đọng ở dưới đáy, đặc biệt chỉ cần lấy các "dị" lơ lửng ở giữa men, là lớp men bóng để phủ bên ngoài đỉnh hạc. Trong quá trình này, người thợ gốm đã nhận thấy để cho men dễ chảy hơn thì cần phải chế biến bột tro nhỏ hơn nhiều so với bột đất, vì thế mà có câu "nhỏ tro to đàn".

    Cách Tráng men, phủ men ở đỉnh hạc gốm sứ

    Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh trong quá trình chế tạo men thì người thợ gốm bắt đầu nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn rồi mới tráng men cho đỉnh hạc hoặc dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh để trực tiếp tráng men lên đỉnh hạc rồi nung mới một lần. Người thợ gốm lành nghề sẽ , cách thứ ha - chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên sản phẩm mộc hoàn chỉnh. Sản phẩm mộc trước khi đem tráng men hoàn thiện cần phải được làm sạch kỹ bụi bằng chổi lông. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước đó khi tráng men cần phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, cùng với đó, người thợ cũng phải tính toán từng tính năng của mỗi loại men khi định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men và thời tiết khi tráng men và mức độ khó của xương gốm... Khá là khó khi nắm được hết từng kỹ thuật. Tiếp đó, kĩ thuật tráng men đó là phun men hoặc dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ hơn. Nhưng thông dụng nhất là hình thức tráng men ngoài sản phẩm, khó hơn là hình thức "quay men" và "đúc men". Trong đó, quay men là hình thức tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, còn đúc men thì ngược lại, nó chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đây là những phương pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng có tay nghề cao, vừa là kĩ thuật vừa là nghệ thuật của từng nghệ nhân Bát Tràng, được bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ, lưu giữ đến tận ngày nay.

    Sửa hàng men đỉnh hạc

    Người thợ gốm Bát Tràng sẽ tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung chính thức. Phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì bôi quệt men vào các vị trí khuyết đó. "Cắt dò" được tiến hành, tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".

    Để tạo ra một sản phẩm đỉnh hạc gốm sứ cao cấp cần sự kiên nhẫn, sự độc đáo, tỷ mỷ của từng nghệ nhân tại làng nghề lâu đời. Một sản phẩm đỉnh hạc cao cấp còn phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau cũng giống như các sản phẩm đồ thờ cúng khác. Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo:

    CÔNG TY TNHH MTV GỐM SỨ VẠN AN LỘC

    Địa chỉ: Xóm 3, Thôn Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

    Hotline: 0976 545 376 - 0986 123 479

    Website: vananloc.vn
     

Chia sẻ trang này