Hot-Vteen, Sứ giả học đường, Miss Teen... là những cuộc thi đang thu hút sự chú ý của giới trẻ. Tuy nhiên, thời gian các em dự thi kéo dài khiến nhiều phụ huynh lo lắng. > Teen so tài làm người mẫu / Những kiều nữ Miss Teen 2009 Năm thứ ba tổ chức, "Bước nhảy xì tin" thu hút gần 200 nhóm nhảy dự thi và nâng tổng số thành viên gia nhập câu lạc bộ lên gần chục ngàn người. Khởi động từ 30/5, cuộc thi Miss Teen - Ngôi sao tuổi teen được xem là có sức hút mạnh với giới trẻ đã đi được 2/3 chặng đường. Vòng chung kết sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tại TP HCM. Màn biểu diễn tài năng của thí sinh trong một cuộc thi tuổi teen. Ảnh: H. S Cũng nhằm tìm ra mẫu hình đại diện cho tuổi teen Việt Nam, Sứ giả học đường 2009, sau nhiều trục trặc về giấy tờ và thành phần Ban giám khảo đang tiến gần đến đêm thi quyết định vào tháng 11. Tờ báo dành cho lứa tuổi học trò Mực Tím cũng vào cuộc. “Bộ đôi năng động Oxy & Acnes”, thu hút cả ngàn thí sinh tham dự sẽ công bố kết quả vào ngày 3/10 tại Hà Nội. Dù đứng dưới nhiều tên gọi khác nhau, các cuộc thi dành tuổi teen không khác biệt về tiêu chí. Mỗi cuộc thi được khởi động đều nhằm mục đích chọn ra một hình mẫu đẹp, năng động, cá tính đại diện cho lứa tuổi. Điều này thể hiện rõ ngay từ nội dung xét tuyển: hồ sơ, hình thể, giới thiệu bản thân (viết bài luận), trình diễn thời trang, ca hát, nhảy múa, ứng xử, bình chọn và đánh giá của ban giám khảo… Cuộc thi nào cũng kéo dài trong nhiều tháng, song hành với lịch học hành, thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Quá trình tuyển lựa từ sơ tuyển đến chung khảo phải qua nhiều đợt, nhiều vòng... Ví dụ, Hot Vteen bắt đầu từ 3/9 nhưng đến tháng 1/2010 mới kết thúc. Trả lời câu hỏi của báo chí về việc ảnh hưởng đến việc học tập của thí sinh tại trường, đại diện Ban tổ chức Sứ giả học đường 2009 cho biết, sẽ cố thu xếp để các hoạt động bên lề hay các buổi thi diễn ra vào ngày nghỉ cuối tuần. Song, việc này xem ra không thật hiệu quả bởi nó chỉ phù họp với các thí sinh sống tại thành phố lớn, diễn ra cuộc thi. Các thí sinh ở tỉnh, ngoại thành vẫn phải thu xếp thêm thời gian, công sức cho việc di chuyển. Việc kéo dài các vòng thi cùng nhiều hoạt động ngoại khóa khiến các thí sinh phải thường vắng mặt trong nhiều buổi học. “Nếu biết trước thế này, tôi đã không đồng ý. Nó mới vào lớp 11, thời gian học trên lớp không thể bỏ bê, tắt ngang thế này được. Chưa kể, thi dài quá cũng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của cháu", Chị Tâm một phụ huynh nói. Con gái của chị Tâm sắp tới còn phải nghỉ 2 tuần để từ miền Trung vào TP HCM tham dự tuần lễ chung kết cuộc thi theo lịch trình bắt buộc của Ban tổ chức. “Mặc dù cháu được ban tổ chức gửi đơn xin phép nghỉ học về nhà trường, nhưng tôi vẫn thấy không yên tâm vì sợ nghỉ nhiều quá sẽ bị hạ hạnh kiểm, rồi không theo kịp chương trình lại phải nghỉ học mất một năm”, chị Tâm lo ngại. Không phải đến bây giờ, mà nỗi lo của chị Tâm đã bắt nguồn từ tháng 6, những ngày đầu con chị bước vào cuộc thi. Ngoài việc thỉnh thoảng nghỉ học 1,2 ngày để đi thi, con gái chị còn phải tốn khá nhiều thời gian cho việc tập nói, tập đi và luyện năng khiếu khiến cả ngày hầu như không có thời gian rỗi. Tuy nhiên, nhìn thấy con háo hức, chị không đành lòng ngăn cản. Đích thân chị cũng thu xếp việc gia đình để lại “hộ tống” con vào Nam cho 2 tuần thi sắp tới (lần chung kết khu vực phía Nam, chị cũng có mặt ở TP HCM để ủng hộ con). Các thí sinh tham gia tại một cuộc thi dành cho teen. Ảnh minh họa: H.G Một phụ huynh ở TP HCM có con tham dự cuộc thi dành cho tuổi teen cũng bày tỏ: "Ban đầu cháu xin phép, tôi cũng không muốn cho tham gia, bởi đang chuẩn bị thi tốt nghiệp, rồi thi đại học nữa. Nhưng thấy con thích thú lắm, cứ nài nỉ mãi nên xiêu lòng. Tôi không cấm con tham gia, nhưng nếu cuộc thi diễn ra trong lúc nghỉ hè sẽ tốt hơn”. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Duy Phúc - Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền, Đồng Nai (nơi Huyền Trang Miss Teen 2008 theo học) cho biết, việc thi thố là quyền lợi của các em và nhà trường không có quyền can thiệp bởi các cuộc thi này không phải Bộ hay Sở Giáo dục tổ chức. Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho các em trong thời gian nghỉ học. Theo thầy Phúc, trường Ngô Quyền cũng vui khi có em Huyền Trang là học sinh đầu tiên dự thi Miss Teen và đoạt giải. Bản thân Huyền Trang cũng có thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống. Tuy nhiên, thầy Phúc bày tỏ quan điểm: “Tuổi của các em phải tập trung vào việc học, chỉ nên tham gia những cuộc thi do nhà trường hay Sở Giáo dục tổ chức, diễn ra trong thời gian ngắn. Tham gia một sân chơi lớn với lịch trình dài, tiếp xúc sớm với việc chụp ảnh, quay phim, trình diễn chắc chắn tâm lý sẽ bị chi phối dẫn đến sao nhãng việc học hành". Nguồn:http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/09/3BA13B2C/
Hèn gì giờ người vừa đẹp vừa giỏi (như Mai Phương Thúy) thì ít mà toàn là những cô teen sớm nở tối tàn không hà. Đôi khi cũng phải biết hy sinh cái này để có cái kia. Bên Hàn xem báo thấy ai mà nổi từ nhỏ thì đều phải dừng chuyện học hết.
Nếu họ đã có ý chí theo nghiệp show-biz thì cần gì học hành cho lắm. Bài viết ở trên mang đầy rẫy định kiến về một ngành công nghiệp mới nổi. Thế mà cũng lên báo.
Nó nói cũng đúng đó Học hành mới là quan trọng, ít sao cho hết cái phổ thông đã, nếu mà thi nọ thi kia ông nghĩ học được mấy điểm Đừng để mang tiếng thi đạt tới hoa hậu rồi mới lòi cái dốt ra, ôi mặt lắm
chị gái tôi wen con người mẫu Mai Mai - chị của con Miss Teen thân thiện năm ngoái kể với chị tôi là thân thiện kiểu gì khi đi thăm viện mồ côi thì ngủ quên, đi thăm các cụ bị ung thư thì ói lên ói xuống mấy cuộc thi này chả có cái vẹo gì mà phát triển nền công nghiệp mới, chỉ tổ làm cho các cháu nhỏ mơ tưởng bỏ bê học hành trong khi đất nước đang trong tình trạng "chảy máu chất xám"
cuộc thi nhiều quá thì tìm các minh tinh đầu to óc như quả nho khi đã lên hot thì các cháu ko lo học hành gì vì nổi tiếng rồi mà tổ chức cho lắm rồi phá hủy hết các pé nhà ta trả trách giáo dục vn ngày càng tỷ lệ ngịch với văn hóa
Hỏi thế này có khi không phải: Mấy ông nào đầu to óc cũng to đã làm được cái gì cho xã hội chưa mà vỗ ngực tự hào thế? Mỗi ngành nghề mỗi đặc thù khác nhau, đem cái tiêu chuẩn của ngành mình mà đánh giá ngành khác, hóa chăng có mắt không tròng.
clgt ? đang bảo là tổ chức mấy cuộc thế này thì chỉ tổ làm các cháu bỏ bê học hành chỉ lo mơ tưởng chứ chạm gì đến ngành nghề
thế ý của bác là gì ? đá xoáy 1 câu xong đi ra hay sao? trong đây có ai đã đem ngành nào so sánh ngành nào đâu
toàn cuộc thi cho con nhà giàu.những cuộc thi này là bàn đạp để nó lập nghiệp...còn các em ở quê chăm ngoan học giỏi thì kệ cha cứ ngồi nhà mà học tiếp
Các em đấy thi đại học đủ rồi, thi mấy cái này làm gì Bon chen là ko có tốt Nước nào chả thế, cứ gì nước mình Chỉ ghét mỗi là tổ chức thi nhiều quá nên bâ giờ nhan sắc thí sinh xuống cấp trầm trọng. Ai đời lại cho con này đi thi CK hả trời đờ mờ lũ giám khảo hám tiền Sang triều tiên mà sống ấy. Có những 3 kênh truyền hình để xem, thích nhé. Sao biết chả có cái vẹo gì mà phát triển nền công nghiệp mới, ông có đếm hết được mỗi cuộc thi này tạo công việc cho bao nhiêu lao động và bao nhiêu ngành nghề khác nhau ko Bỏ bê học hành ??? mỗi người có 1 định hướng nghề nghiệp, năng khiếu riêng. Ông làm toán giỏi nhưng chắc éo gì đã hát hay được, đã có năng khiếu diễn xuất đc. Xã hội có người nọ người kia. Ai cũng làm thày, ai cũng ngồi bàn giấy, cũng chỉ tay năm ngón thì ai đi làm thợ, ai biến các ý tưởng hoành tráng của các ông thành sự thật. Hay yêu cầu nó phải vừa học giỏi, vừa có năg khiếu nghệ thuật. Nói thật nếu hoàn hảo thế thì chả có ai thèm thuê mướn ông làm việc đâu vì đã có người hoàn hảo gấp trăm lần rồi