Dễ nhận thấy rằng những ngày này trên khắp các rạp phim quốc tế và Việt Nam, bộ phim “Raya và rồng thần cuối cùng” đang được công chiếu với nhiều đón nhận và phản hồi tốt. Đây là bộ phim tôn vinh văn hóa Đông Nam Á, trong đó Việt Nam để lại dấu ấn đậm nét. “Raya và rồng thần cuối cùng” là phim hoạt hình của Disney khai thác văn hóa Đông Nam Á, quy tụ nhiều nhân sự gốc Á. Theo nhà phát hành tại Việt Nam, phim có 3 diễn viên gốc Việt là Kelly Marie Tran, Thalia Tran, Patti Harrison và biên kịch gốc Việt Qui Nguyen. Trong phim, Long Tâm, quê nhà của công chúa Raya, được lấy cảm hứng từ các vùng châu thổ ven sông Mekong và vịnh Hạ Long của Việt Nam trong hình hài núi non, sông nước. Không chỉ Long Tâm, hình ảnh sông nước trải dài khắp các xứ của Kumandra chính là hình tượng của nền văn minh lúa nước ở Đông Nam Á. Vua cha được Raya gọi là “ba”, từ quen thuộc trong tiếng Việt. Về hình tượng Raya – nàng công chúa chiến binh, nhân vật chính của bộ phim – bộ đôi biên kịch Qui Nguyen và Adele Lim cho biết nguồn cảm hứng đến từ những nữ chiến binh uy dũng trong lịch sử và huyền sử Đông Nam Á, trong đó có Hai Bà Trưng của Việt Nam. “Trong văn hóa Việt Nam có câu chuyện nổi tiếng về Hai Bà Trưng. Họ là những anh hùng nổi tiếng của Việt Nam mà tôi nghĩ đến khi viết kịch bản” – biên kịch gốc Việt Qui Nguyen nói. Bộ phim cũng được ca ngợi vì những chi tiết nhỏ, tinh tế khi mô tả phong tục, lối sống của người Đông Nam Á. Khi bước vào không gian linh thiêng, họ đều bỏ giày dép để thể hiện sự tôn kính với thần linh, tổ tiên. Khi xem phim, khán giả Đông Nam Á và khán giả Việt Nam có những tán thưởng không dứt về sự đào sâu văn hóa bản địa trong một siêu phẩm đóng mác Hollywood. Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng: Liệu có phải, các nhà làm phim Mỹ đang chiều thị trường Đông Nam Á hay không? Lý do là gì? Thực tế là những năm gần đây, dấu ấn văn hóa các vùng trên thế giới trong phim Hollywood ngày một nhiều hơn. Và đó không còn mãi là chủ đề kiểu “hậu chiến” như trước đây nữa. “Kong: đảo đầu lâu” là bom tấn Hollywood đầu tiên quay tại Việt Nam. Phần lớn thời lượng phim là các cảnh quay phô diễn vẻ đẹp của núi rừng Việt Nam. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ ở Ninh Bình, Quảng Bình và Hạ Long đã trở thành thánh địa của Kong. Không ít người xem Việt Nam ngỡ ngàng và đắm chìm trước những vẻ đẹp quá đỗi quen thuộc, nhưng lại trở nên mới lạ qua góc nhìn của những nhà làm phim đến từ kinh đô điện ảnh. Không chỉ là cảnh đẹp, văn hóa Việt Nam thời xưa với cảnh sinh hoạt của những thổ dân cùng hình ảnh tre nứa, cây cỏ hay mành chiếu cũng được đưa lên phim một cách ấn tượng. Còn nhớ, năm 2017, việc đoàn phim “Kong: Đảo đầu lâu” ghi hình một tháng tại Ninh Bình, Quảng Bình và Hạ Long cũng thu hút sự quan tâm của người dân trên khắp cả nước. Và trong 2021, hàng loạt phim Hollywood cũng sẽ quay tại đây, trong đó có “Mission Impossible” dự định sẽ quay bối cảnh tại Việt Nam cũng cho chúng ta nhiều cơ hội hơn về việc thấy văn hóa Việt được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, trong đó, bao gồm cả cơ hội quảng bá du lịch. Phim ‘Raya và rồng thần cuối cùng’ được truyền cảm hứng từ văn hóa rất đặc trưng Việt Nam (Ảnh – Đoàn làm phim)Thực tế là so với Trung Quốc và Hàn Quốc, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam không hoàn toàn là thị trường bán vé lớn. Các nhà làm phim Hollywood xưa nay rất “thức thời”, tức là ở thị trường bán vé tốt, họ sẽ có những ưu ái nhất định. Đó là lí do vì sao, phim Hollywood hiện nay có sự tham gia của nhiều tên tuổi diễn viên Châu Á, nổi bật là Trung Quốc và Hàn Quốc, quay bối cảnh Châu Á, và thậm chí, cho phát hành ở thị trường Châu Á trước cả thị trường Bắc Mỹ. Thế nhưng, yếu tố Đông Nam Á và Việt Nam được khai thác và cố dấu ấn ngày một nhiều hơn trong phim bom tấn cũng là sự báo hiệu rằng: Doanh thu từ thị trường này đang tăng dần, sự minh bạch doanh thu được tín nhiệm hơn và có thể, văn hóa Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đang thu hút, đang được nhiều nhà làm phim quan tâm, bởi đơn giản là họ muốn khai thác yếu tố truyền thống mà vốn lâu nay khán giả thế giới còn chưa được biết đến. Tất nhiên, trong công cuộc tạo dấu ấn, không bao giờ là mối quan hệ một chiều. Chúng ta không thể ngồi chờ các nhà làm phim tự mình đến quay bối cảnh, hay chờ vào việc có một vài nhân tố gốc Việt tham gia vào quá trình làm phim mà từ đó họ “ưu ái” khai thác “vốn liếng văn hóa” quê hương. Để có thể tạo dấu ấn Việt trên thị trường phim ảnh thế giới, cần rất nhiều các giải pháp, trong đó, quảng bá du lịch, văn hóa phải rộng mở, nhất là trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Điều thu hút một đoàn làm phim không chỉ dừng lại ở bối cảnh, đó là rất nhiều điều kiện đi kèm. Mỗi đoàn phim Hollywood đi thực hiện cảnh quay, số lượng người rất đông đảo, thường ở con số 200 diễn viên và nhân viên trở lên. Điều họ quan tâm đầu tiên là sự tiện lợi về giao thông và phim trường. Họ quan tâm đến đường di chuyển từ sân bay đến cảnh quay, chỗ ăn nghỉ và các dịch vụ đi kèm. Trong khi đó, nếu nhìn lại ở phía chúng ta, Việt Nam chưa thực sự có những phim trường đáp ứng nhu cầu, các dịch vụ phụ trợ cần thiết cho đoàn làm phim quốc tế với số lượng người lớn vẫn còn khó khăn nhất định. Vì thế, thu hút cũng cần đi kèm phát triển các dịch vụ chất lượng, thậm chí cả cung cấp những diễn viên tham gia cùng chất lượng. Bản thân thị trường phim Việt, các nhà sản xuất phim Việt nếu càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, thì có lẽ, thời gian tới, dấu ấn Việt trong phim Hollywood cũng theo đó mà nhiều hơn.
Film này mà VN gì, Thái Lan Malay gì còn tin. Chắc bài viết này bọn làm film nó cũng feed cho tất cả các nước ĐNA nội dung tương tự quá. Bạn nào xem film với kỳ vọng đấy sẽ thấy một VN xa lạ vl
Bọn tây lông biết gì về văn hóa vn đâu, làm qua loa vl, kiểu như để check list với dò thị trường vậy. Tóm lại sặc mùi tư bản.