Nếu lấy tiểu thuyết “Giọt máu chung tình” ra mắt tại Sài Gòn các năm 1925/1926 của Tân Dân Tử (1875 - 1955) làm cột mốc, thì văn chương kiếm hiệp nói chung (gồm cả võ hiệp, chưởng, kỳ tình…) của Việt Nam đã có lịch sử cả thế kỷ. Tiểu thuyết kiếm hiệp dã sử “Nam triều kiến mộng”. Một so sánh, dù hơi khập khiễng, tiểu thuyết đầu tiên của Kim Dung là “Thư kiếm ân cừu lục” ra mắt năm 1955, còn tiểu thuyết đầu tiên của Cổ Long là “Thương khung thần kiếm” ra mắt năm 1960. Tại Việt Nam, ngoài Tân Dân Tử, nửa đầu thế kỷ 20 ở Nam Bộ còn có Nguyễn Chánh Sắt (1869 - 1947) với “Nghĩa hiệp kỳ duyên” (1920), “Một đôi hiệp khách” (1929); Phú Đức (1901 - 1970) với “Châu về hiệp phố” (1926), “Tình trường huyết lệ” (1930), “Một thanh bửu kiếm” (1930); Sơn Vương (1908 - 1987) với “Tướng cướp hào hoa” (1931)… Từ nửa sau thế kỷ 20 đến gần đây, các tác giả kiếm hiệp nói chung của Việt Nam còn có Ngọc Sơn (thường dùng bút danh Phi Long) với “Lưỡi gươm cứu quốc” (1969), Hoàng Ly, Hàn Giang Nhạn, Lý Phật Sơn (còn có bút danh Hoài Điệp Thứ Lang), Ưu Đàm Hoa, Lã Phi Khanh, Từ Khánh Phụng, Phan Cảnh Trung, Trần Đại Sỹ, Vũ Ngọc Đĩnh, Châu Thế Vũ, Trần Minh Châu, Trần Phiên Ngung, Giao Chi… Đây là chưa kể nhiều tác giả chỉ xuất hiện trên mạng. Từ hành trình Việt hóa Người “mai mối” ấn tượng để Kim Dung đến Sài Gòn, Việt Nam có lẽ là Tiền Phong Từ Khánh Phụng, với bản dịch “Cô gái Đồ Long” (nguyên tác: Ỷ thiên Đồ Long ký), đăng nhiều kỳ trên báo Đồng Nai từ năm 1961. Nói ấn tượng, vì trước đó các dịch giả như Từ Khánh Phụng dịch “Bích huyết kiếm” (cũng in báo Đồng Nai), Đồ Mập dịch “Anh hùng xạ điêu” (in báo Dân Việt), Vũ Tài Lục và Hải Âu Tử dịch “Thần điêu đại hiệp” (in Báo mới)… còn bị đánh giá như dạng “tiểu thuyết ba xu”. Vì ấn tượng với truyện Kim Dung và Cổ Long quá lớn, lại xuất hiện nhiều kỳ (feuilleton) trên các báo, rồi phim võ hiệp, kiếm hiệp, chưởng của Hồng Kông giúp phụ họa, nâng tầm, nên phần lớn độc/khán giả Việt Nam có mặc định kiếm hiệp nói chung là của Tàu (cách gọi bình dân về Trung Quốc). Nên việc các tác giả Việt Nam nửa sau thế kỷ 20 viết giống phong cách Tàu cũng khá phổ biến. Một tên tuổi tiêu biểu của dòng này là Ưu Đàm Hoa sống ở TP.Hồ Chí Minh, ông có gần 20 tác phẩm với bối cảnh truyện ở Trung Quốc thời phong kiến... Thế nhưng, nỗ lực Việt hóa vẫn liên tục diễn ra, kế tục tinh thần của các tiền bối thời kỳ đầu như Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức…, đây chính là điểm đáng nói. Theo nghiên cứu của Hoàng Tùng - Mr Pizza, dẫn vài tên tuổi như: Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ đã viết hơn 20.000 trang sách, gần 3/4¾ trong số này là kiếm hiệp. Truyện của ông có bối cảnh từ thời Hai Bà Trưng đến Lý, Trần, Lê… với nhiều giả thiết lịch sử (dã sử) có thể gây tranh cãi. Có thông tin cho rằng thi sĩ Đinh Hùng là một cây bút kiếm hiệp xuất sắc. Ông dùng các bút danh như Lý Phật Sơn, Hoài Điệp Thứ Lang để viết những bộ kiếm hiệp lịch sử ấn tượng như “Long hổ tranh hùng”, “Kiếm báu hoa bay”, “Người đao phủ thành Đại La”, “Kỳ nữ gò Khâu Ôn”, “Hào kiệt Tây Sơn”… “Qua những tác phẩm của mình, Lý Phật Sơn đã thể hiện kiến thức lịch sử uyên thâm, thấp thoáng có bóng dáng của tư tưởng thiền học và Phật học trong tác phẩm” - Hoàng Tùng - Mr Pizza nhận định. Nhiều nhận định cho rằng Đỗ Hồng Nghi (1915 - 1981) - các bút danh khác Trương Linh Tử, Thánh Sống) với bút danh chính Hoàng Ly là tiểu thuyết gia kiếm hiệp tiêu biểu bậc nhất của Việt Nam. Những tác phẩm như “Lửa hận rừng xanh”, “Nữ chúa hồ Ba Bể”, “Giặc Cái”, “Người đẹp Liễu thôn”, “Một thời ngang dọc”… được yêu thích. Ông không chỉ đại diện cho “tân phái võ hiệp Việt Nam”, mà còn thành công trong việc đưa các yếu tố kinh dị và đặc trưng văn hóa Việt Nam vào trong tác phẩm... Đến “Nam triều kiến mộng” Tiếp nối hành trình này, cây bút trẻ Bửu Nguyễn vừa phát hành “Nam triều kiến mộng”, một tiểu thuyết kiếm hiệp lấy bối cảnh thời nhà Nguyễn. Bửu Nguyễn lấy cảm hứng Việt hóa từ “Giọt máu chung tình” của Tân Dân Tử. Với bối cảnh thời vua Minh Mệnh, nơi mà Y Tâm giáo chủ Huỳnh Công Lý được hư cấu mang hai dòng máu Ả Rập - Việt Nam, nhờ võ công cái thế nên cướp được binh phù của Lê Văn Duyệt, nhằm lật đổ triều đình. Võ công chủ đạo trong truyện là Duy ngã huyền công, lấy cảm hứng từ câu “duy ngã độc tôn” của Phật giáo. Muốn luyện được tuyệt đỉnh này thì phải đủ sự từ bi, thiếu từ bi sẽ rơi vào ma đạo. Huỳnh Công Lý và Nguyễn Đăng Bảo dùng cùng loại võ công, nhưng Huỳnh Công Lý rơi vào ma đạo, vì thiếu từ bi, nên bị diệt vong. Kiếm hiệp về đại phá quân Thanh Bửu Nguyễn sinh năm 1988 tại Phú Yên, có tên trong giấy tờ là Nguyễn Quốc Bửu, thường viết văn dưới bút danh Thiện Ngộ. Từng theo học tại Học viện Phật giáo Singapore, Đại học Nguyên Trí (Đài Loan), Đại học Maine (Hoa Kỳ)... Hiện học cao học tại Australia và đang viết tiểu thuyết kiếm hiệp với bối cảnh vua Quang Trung đại phá quân Thanh. Nói về tỷ lệ hư cấu, Bửu Nguyễn cho biết: “Chính sử chỉ chiếm 30%. Đó là những dữ kiện làm nền cho một câu chuyện mà tôi hư cấu và tưởng tượng thông qua các nhân vật chính như Nguyễn Đăng Bảo, Lục Linh Đan, Nguyệt Lam, Pháp Châu hòa thượng… Dù hư cấu 70% còn lại, nhưng bối cảnh lịch sử là chất liệu thúc đẩy tôi hướng tới một thông điệp về lòng nghĩa hiệp của những anh hùng trong bối cảnh tranh chấp phe phái đầy thủ đoạn thời kỳ đó”. Nhà văn Nguyễn Đình Bổn nhận định: “Tiểu thuyết “Nam triều kiến mộng” của Bửu Nguyễn sử dụng kỹ thuật viết theo lối kinh điển của các tiểu thuyết võ hiệp dịch tại miền Nam trước 1975, với các hành tung xuất quỷ nhập thần, các chiêu thức ngọa hổ tàng long của những người trong giang hồ để kể về một thời ly loạn. […]. Điều đáng quý của Bửu Nguyễn cũng giống như ý đồ của tiền bối Tân Dân Tử 100 năm trước, khi anh bộc bạch ở dòng giới thiệu khiêm tốn nhưng cũng đầy tham vọng là “muốn định hình một phong cách kiếm hiệp Việt Nam, đi sâu khai thác về đề tài văn hóa và dã sử nước nhà”. Anh còn trẻ, sức viết còn tràn trề sinh lực, mong rằng hoài bão này sớm trở thành hiện thực”. https://baoquangnam.vn/chuyen-tram-nam-cua-kiem-hiep-viet-nam-3140448.html
Mới đọc các truyện của tác giả Ưu Đàm Hoa. Các tập truyện ngắn đúng kiểu kiếm hiệp xưa. Nhớ có tập anh hiệp sỹ đông lào lai tàu cho hoàng đế tàu ăn thịt chó xong tằng tịu với bà quý phi.