Branding hiểu như thế nào cho đúng? Branding chính là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ, bán lẻ hay B2B. Sở hữu một chiến lược Marketing thương hiệu hiệu quả là bạn đã có một lợi thế rất lớn trên thị trường để gia tăng sức cạnh tranh với các thương hiệu khác. Vậy chính xác Branding là gì? Và nó có ảnh hưởng như thế nào tới chiến lược quảng cáo của từng nhãn hàng? Tất cả sẽ được bật mí ngay tại bài viết này. bộ nhận diện thương hiệu Bạn hiểu thế nào về Branding? Branding là một thuật ngữ đã xuất hiện vào những năm 350 sau công nguyên, nó bắt nguồn từ một từ cổ trong tiếng Nauy “Brandr: bùng cháy”. Cho tới những năm 1500 trở đi thì Brand đã dần trở thành một dấu hiệu được khắc trên các loại gia súc của hầu hết những người nông dân, họ coi đó là một giải pháp hiệu quả để đánh dấu chủ sở hữu. Những biểu tưởng đơn giản này đã dần nhanh chóng phát triển thành những biểu tượng Logo hiện đại như ngày nay. Thế nhưng, Branding không chỉ dừng lại ở việc thiết kế một biểu tượng Logo đẹp mắt và ấn tượng. Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì Branding chính là việc tổng hợp các bước hành động cụ thể để giúp bạn xây dựng thương hiệu phát triển hơn. Nếu được thực hiện đúng các bước, Branding sẽ là một hệ thống lớn bao gồm rất nhiều yếu tố từ hình ảnh, ngôn ngữ, trải nghiệm của khách hàng kết hợp lại với nhau góp phần tạo nên một khối cảm xúc về thương hiệu thật hiệu quả. Branding có thực sự quan trọng? Tại sao cần Branding trong Marketing? Brand hoặc “bị brand”, điều đó có nghĩa là nếu như bạn không chủ động hơn trong việc định vị, xây dựng thương hiệu, thị trường và người tiêu dùng sẽ là nhân tố làm thay việc đó giúp bạn. Và tất nhiên điều đó sẽ mang lại những kết quả về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Dưới đây là những lí do thuyết phục doanh nghiệp bạn cần đầu tư "Branding" trong chiến lược Marketing của chính mình. 1. Branding sẽ giúp bạn trở nên thật khác biệt so với các đối thủ các đối thủ cạnh tranh khác Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực thiết kế, muốn bắt đầu tìm hiểu và trải nghiệm các sản phẩm laptop mới, liệu ngay thời điểm đó bạn có nghĩ tới Macbbok đến từ Apple? Là một thương hiệu đình đám, Apple đã dành phần lớn thời gian và tiền bạc để đầu tư và tạo ra một hình ảnh tuyệt vời cho các sản phẩm, cùng với đó là thiết kế giao diện kết hợp với những tính năng tuyệt vời. Nhiều người chọn Macbook cho mục đích thiết kế bởi lẽ trong nhận thức của họ, Apple thực sự không có đối thủ thực sự nổi trội trong phân khúc sản phẩm này. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chiến dịch “I’m a Mac” của Apple lại thành công và thuyết phục các khách hàng đến như vậy? Một minh chứng rõ rệt là thực tế khi người tiêu dùng có nhiều hơn những lựa chon khác nhau, thì Branding lúc này chính là giải pháp hiệu quả nhất giúp người tiêu dùng đưa ra được các quyết định phù hợp hơn. 2. Branding giúp gia tăng giá trị của những lợi ích bạn đem lại Có một vài lí do khiến cho người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một khoản chi phí nữa để sở hữu được các sản phẩm của Apple so với các đối thủ khác. Bạn có biết chiến dịch quảng cáo năm 1984 của Apple không chỉ bắt đầu mở ra một kỷ nguyên quảng cáo mới, sáng tạo tại Super Bowl, mà nó còn cho phép chính thương hiệu Apple định giá các sản phẩm máy tính của họ cao hơn đối thủ. Kể từ thời điểm đó trở đi, mọi chiến dịch quảng cáo của Apple đều chỉ tập trung truyền tải thông điệp giống nhau – Apple chính là biểu tượng của tầm nhìn và tương lai khi so sánh với các thương hiệu khác, đó chỉ là một sự so sánh khập khiễng. 3. Branding là sợi dây liên kết giữa khách hàng và thương hiệu Nghệ thuật truyền thông chính là phương pháp hỗ trợ bạn tương tác tốt với người tiêu dùng hơn, từ đó tạo ra những tầng cảm xúc nhất định. Điển hình chiến dịch quảng cáo của Apple đã sử dụng người nổi tiếng từ đó góp phần tạo nên hình ảnh về một thương hiệu sang trọng và cao cấp, là ước mơ của những người chưa đủ tiền chi trả, và cả là đôi chút thể hiện cho “status” của người dùng Apple. 4. Branding giúp xây dựng được những người tiêu dùng trung thành Thương hiệu Apple đã duy trì và phát huy được sự nhất quán trong mọi điểm chạm thương hiệu, từ hệ thống chăm sóc khách hàng đến việc trung thực trong mọi thông điệp truyền thông. Và điều khiến Apple có thể xây dựng được những khách hàng trung thành là việc tạo ra sự cần thiết từ các sản phẩm của Apple. Có thể nhận thấy, iPhone chưa bao giờ là một sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành smartphone, thế nhưng bằng việc tạo ra môi trường tích hợp toàn bộ các sản phẩm Apple đã tạo ra hệ sinh thái hoàn hảo và tiện lợi cho các khách hàng của mình, khiến họ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ chi phí để sở hữu ngay một chiếc iPhone. Vậy đâu là các yếu tố quan trọng trong Branding? Yếu tố quan trọng đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Branding chính là “mission và vision” của thương hiệu. Bạn hãy coi nhiệm vụ của thương hiệu chính là “bộ não”, còn tầm nhìn của thương hiệu là “trái tim”. Bộ não sẽ giúp bạn quản lý, xác định mục đích của doanh nghiệp. Còn trái tim sẽ giúp thương hiệu truyền cảm hứng và tạo động lực cho những mục tiêu xa trong tương lai. Branding tốt đồng nghĩa với chiến dịch Marketing tốt Bất cứ sản phẩm nào cũng có một vòng đời giới hạn, không thể tồn tại mãi mãi, nhưng thương hiệu – nếu được quản trị tốt – có thể tồn tại “mãi mãi là điều hiển nhiên". Và một khi bạn đã xác định được rõ thương hiệu của mình là gì? Doanh nghiệp bạn chắc chắn sẽ có thể lựa chọn một hướng đi đúng đắn hơn. Để có thể quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ của mình tại thị trường mục tiêu, cũng như truyền tải tới các khách hàng tiềm năng thì không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi quyết định ngân sách Marketing. Chiến lược của doanh nghiệp nên tập trung vào hình thức marketing truyền thống, điển hình như radio và billboard, hay khách hàng tiềm năng của bạn lại nằm trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube được cho là rất hợp lý? Bên cạnh đó, Marketing cũng có thể được mix lại trong nhiều các trường hợp, nhưng cũng nên cân nhắc về khả năng thực thi và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trước khi chọn lựa các kênh truyền thông. Tóm lại, thì Marketing chính là quy trình giúp đem lại cho bạn thông tin khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp, nhưng Branding lại là nền tảng để xây dựng giá trị và khách hàng tiềm năng.