Taliban ký kết thỏa thuận dầu mỏ quốc tế lớn đầu tiên với công ty Trung Quốc Thứ Bảy, 07/01/2023 06:27 | Thế giới Chính quyền Taliban đã ký kết thỏa thuận khai thác dầu mỏ với một công ty Trung Quốc. Đây là hợp đồng năng lượng quốc tế lớn đầu tiên của lực lượng đang cầm quyền tại Afghanistan. Mỏ dầu Đại Khánh ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh minh hoạ: Reuters Dẫn tuyên bố từ chính quyền Taliban, hãng tin Bloomberg cho biết Hợp đồng với Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Trung Á Tân Cương (CAPEIC) đã được ký kết tại Kabul với sự chứng kiến của Mullah Abdul Ghani Baradar – quan chức phụ trách các vấn đề kinh tế của Taliban và ông Wang Yu - Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan. Thỏa thuận khai thác dầu 25 năm sẽ cho phép CAPEIC khoan dầu ở lưu vực sông Amu Darya. Đây là thỏa thuận khai thác năng lượng quốc tế lớn đầu tiên của Taliban kể từ khi lực lượng này lên nắm quyền cai trị đất nước vào năm 2021. “Về tài nguyên thiên nhiên, Afghanistan là một quốc gia giàu có. Ngoài các loại khoáng sản khác, dầu mỏ là tài sản của người dân Afghanistan mà nền kinh tế của đất nước có thể dựa vào”, Bloomberg dẫn lời ông Baradar nói. Nguồn tin cho biết thêm Công ty CAPEIC sẽ đầu tư 150 triệu USD mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho 3.000 người dân Afghanistan. Sau ba năm, khoản đầu tư sẽ tăng lên 540 triệu USD. Afghanistan sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, như khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, đồng và đất hiếm, song phần lớn chưa được khai thác do nhiều thập kỷ hỗn loạn. Sau khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2021, Mỹ đã đóng băng hơn 7 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt trầm trọng. Trung Quốc, quốc có chung đường biên giới dài 76 km với Afghanistan, vào thời điểm đó cho biết họ sẵn sàng tăng cường quan hệ “hữu nghị và hợp tác” với Afghanistan. Ngay khi lên nắm quyền, Taliban đã tìm cách để được thế giới công nhận là chính phủ hợp pháp của Afghanistan. Đại diện của tổ chức này đã gặp gỡ quan chức một số nước và tổ chức quốc tế, trong đó có Mỹ, Anh và Liên hợp quốc. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới sẵn lòng công nhận chính thức “Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan” https://baotintuc.vn/the-gioi/talib...-voi-cong-ty-trung-quoc-20230107005709546.htm
đệch tập đế gần đây ăn dày thế, ăn cả của nga la tư lẫn tháp lợi ban, bọn hồng mao chịu thế đéo nào được
Thì Tàu thiếu dầu, ở đâu bán thì có Tàu thôi. Có ai chê giàu thêm đâu. Mùa Covid dầu tụt quần, Tàu ra sức tìm chỗ chứa để mua thêm mà
Tàu nên chuẩn bị tinh thần lắp hệ thống nuke từ quỹ đạo đi là vừa. Bọn media Mỹ với phương tây dạo này tấn công tq ác luôn. Dự năm nay hoặc năm sau thế đéo nào cũng có chuyện.
Trung Quốc - Taliban: Hợp tác trước, công nhận sau Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp tác với chính thể Taliban ở Afghanistan về khai thác dầu mỏ. Tại thủ đô Kabul của Afghanistan, hai bên đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, tập đoàn CAPEIC của Trung Quốc sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án hợp tác khai thác dầu mỏ ở vùng lòng chảo Amudarja của Afghanistan với thời hạn 25 năm. Quan chức cấp cao Trung Quốc và Taliban gặp nhau năm 2021 REUTERS Trung Quốc giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới không công nhận ngoại giao chính thể Taliban, nhưng điều đó không ngăn cản Trung Quốc hợp tác kinh tế với chính thể Taliban. Trong chuyện này, Trung Quốc vừa có lợi thế nổi trội, lại vừa có nhu cầu cấp thiết. Cùng với Nga và Pakistan, Trung Quốc lâu nay giữ cầu quan hệ với Taliban và có ảnh hưởng nhất định tới tổ chức này. Sau khi trở lại cầm quyền ở Afghanistan, Taliban ý thức được rằng phải tranh thủ Trung Quốc và Nga. Afghanistan rất giàu về khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên mà Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao. Đất nước này lại nằm ở vị trí địa lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện kế hoạch Một vành đai, một con đường. Nhiều đối tác bên ngoài theo đuổi lợi ích địa chiến lược và lợi ích kinh tế, thương mại và đầu tư ở Afghanistan chỉ chờ đợi thời điểm có thể công nhận ngoại giao chính thể Taliban để nhảy vào thị trường Afghanistan và hợp tác với chính thể Taliban. Trung Quốc đi trước để gây dựng lợi thế và ưu thế. Mọi đầu tư bây giờ của Trung Quốc đều như “một miếng khi đói” đối với Taliban. Phương châm chỉ đạo của Trung Quốc xem ra là hợp tác kinh tế trước, công nhận ngoại giao sau