Các loại thuốc tây y điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi chi chi, 16/6/16.

  1. chi chi

    chi chi Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/2/15
    Bài viết:
    0
    Những bài viết trước ban biên tập trang tin chữa đau nhức xương khớp chúng tôi có giới thiệu đến bạn đọc những cách chữa bệnh xương khớp đặc biệt là những nguyên nhân triệu chứng bệnh và cách chữa bệnh như bệnh viêm thoái hóa khớp , cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ cột sống thắt lưng , hay những bài thuốc đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống . Hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc những loại thuốc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng tây y và những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp :

    Viêm đa khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên Thế giới, chiếm 0, 5 đến 3% dân số. Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ (70-80%), độ tuổi mắc nhiều nhất là từ 30 tuổi trở lên. Bệnh có tính chất gia đình mang yếu tố di truyền. Biểu hiện bệnh rất đa dạng: Thể nhiều khớp và yếu tố dạng thấp âm tính là thể thường gặp, chiếm khoảng 20-25%. Khởi bệnh và diễn biến thường nhẹ, tiên lượng tốt hơn các thể khác, tổn thương lan toả nhiều khớp, thường gặp ở các khớp nhỏ: cổ tay, cổ chân, bàn tay, ngón tay, ngón chân. 1/3 số trường hợp gặp ở khớp gối và các khớp còn lại. Tính chất đối xứng, sưng đau là chủ yếu, nóng đỏ là thứ yếu, sưng phần mu bàn tay nhiều hơn lòng bàn tay, đau tăng về đêm, hạn chế vận động, cứng khớp về buổi sáng. Các khớp viêm tiến triển nhanh dần, kéo dài từ vài tuần tới vài tháng rồi phát triển sang các khớp khác. Các khớp viêm dần dần đưa đến tình trạng dính khớp và biến dạng khớp tạo nên bàn tay gió thổi, ngón tay cổ cò, khớp gối dính ở tư thế nửa co. Teo cơ rõ rệt là quanh các khớp tổn thương, teo cơ là hậu quả do không vận động. Da khô, teo và xơ, nhất là các chi. Bệnh nhân gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém
    [​IMG]
    Phải điều trị hiệu quả kết hợp nhiều hình thức như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, y học cổ truyền – đông y để chữa trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Chia làm nhiều gia đoạn như nội, ngoại trú và điều dưỡng kèm theo dõi thường xuyên.

    Chỉ định dùng corticoid: chờ thuốc thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm -DMARD’s có hiệu quả; đợt tiến triển hoặc đã phụ thuộc corticoid.

    Nguyên tắc điều trị: dùng liều tấn công, ngắn ngày để tránh huỷ khớp và tránh phụ thuộc thuốc. Đến khi đạt hiệu quả, giảm liều dần, thay thể bằng thuốc chống viêm không steroid.

    Liều glucocorticoid

    Đợt tiến triển nặng (có tổn thương nội tạng như tràn dịch màng tim, màng phổi, sắt, viêm nhiều khớp…): thường dùng mini bolus: truyền tĩnh mạch 80-125mg methyl-prednisolon pha trong 250 ml dung dịch sinh lý trong 3-5 ngày liên tiếp. Sau liều này, duy trì tiếp tục bằng đường uống với liều 1,5-2mg/kg/24h tính theo prenisolon.

    Sử dụng kết hợp các thuốc giảm đau theo sơ đồ bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đối với benh viem khop dạng thấp, thường dùng thuốc giảm đau bậc 1 hoặc 2. Đây là nhóm thuốc rất thường được chỉ định kết hợp, vì thuốc có hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ. Có thể chỉ định 1 trong các thuốc sau:

    Paracetamol: 2-3 gam/ngày

    Paracetamol kết hợp với codein (Efferalgan Codein®): 4-6 viên/ngày.

    Paracetamol kết hợp với dextropropoxyphene (Di-antalvic®): 4-6 viên/ ngày.

    Floctafcnin (Idarac®) 2-6 viên/ngày (viên nén 200mg/viên), chỉ định trong trường hợp tổn thương tế bào gan, suy gan.

    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp :

    Quá trình viêm kéo dài của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển lymphoma. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp cũng có thể là yếu tố gây ra u lympho.

    - Bệnh da: Các vấn đề về da rất thường gặp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, chúng hay thể hiện ở ngón tay và vùng dưới móng. Các thương tổn có thể là mảng hồng ban, loét da, phồng rộp da, khối cứng dưới da hoặc các thương tổn khác.

    - Viêm mạch máu là hiện tượng viêm tự miễn bất thường trên rất nhiều các mạch máu nhỏ, tác động đến nhiều cơ quan khác nhau. Biểu hiện của viêm mạch máu gồm có lở miệng, bệnh dây thần kinh, sự suy giảm chức năng đột ngột của phổi, viêm động mạch vành tim và viêm các động mạch nuôi ruột non.

    - Bệnh tim: Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành cao hơn so với những người không bị viêm khớp dạng thấp. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được hiện tượng viêm mạn tính kết hợp với viêm khớp dạng thấp là yếu tố gây ra sự tăng nguy cơ nói trên.

    Loãng xương: Những phụ nữ sau mãn kinh có kèm viêm khớp dạng thấp có tỉ lệ loãng xương cao hơn so với những phụ nữ mãn kinh mà không bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở đàn ông trên 60 tuổi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng có tỉ lệ bị loãng xương cao hơn so với những người cùng lứa tuổi không bị bệnh viêm khớp dạng thấp.

    - Bệnh phổi: Những người bệnh viêm khớp dạng thấp rất dễ bị mắc phải các bệnh phổi mạn tính như xơ mô kẽ phổi, tăng áp phổi… Bệnh viêm khớp dạng thấp và quá trình điều trị bệnh này đều có thể gây ra các thương tổn nói trên.

    - Thận: Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp ít khi ảnh hưởng lên thận nhưng các thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp lại có thể gây ra các thương tổn cho thận.

    - U lympho và các loại ung thư khác: U lympho là một loại bệnh ung thư có nguồn gốc huyết học. Người bệnh viêm khớp dạng thấp vầ người bệnh phong thấp có nguy cơ bị u lympho không Hodgkin cao hơn so với người bình thường.

    - Các bệnh cơ hội : Tỉ lệ người bệnh viêm khớp dạng thấp bị mắc các chứng bệnh cơ hội cao gấp 2 lần so với những người không bị viêm khớp dạng thấp. Quá trình viêm mạn tính và sự sai lệch về miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu gây nên cả bệnh viêm khớp dạng thấp lẫn các bệnh cơ hội

    Bài thuốc từ thực phẩm chữa trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp :

    Cháo gạo lứt, tỏi, đậu đỏ:

    Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, tỏi sống 20g, đậu đỏ 50g.

    Cách làm: Gạo lức, đậu đỏ vo sạch, ngâm nước cho mềm. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo lứt và đậu đỏ nở chín nhừ, thêm tỏi đã đập giập vào, nấu sôi lại là được.

    Dùng ăn nóng khi đói bụng. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, giảm đau nhức.

    Cháo gạo lứt, ý dĩ:

    Nguyên liệu: Gạo lứt 100g, ý dĩ nhân 100g.

    Cách làm: Vo sạch gạo lứt, ngâm nước hơn 2 giờ. Đãi sạch ý dĩ nhân, để ráo. Hai thứ cho vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo và ý dĩ nở chín nhừ là được.

    Dùng vào bữa sáng và bữa tối. Món ăn này có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, kiện tỳ, thông kinh lạc.

    Trên đây là những loại thuốc điều trị bệnh xương khớp và bệnh viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả bằng cả đông y và tây y .
     

Chia sẻ trang này