Ở đây tôi xin được post các mẫu truyện hay về cờ tướng cho các bạn đọc cho vui. Đây là những mẫu truyện có thật và cũng có những mẫu truyện về các đại cao thủ của Việt Nam và thành tích của họ! :cool:
Phạm Đình Trọng và Nguyễn Hữu Cầu là đôi bạn thân từ thưở nhỏ và thường dùng cờ tướng đem ra thí ứng. Sở trường Nguyễn Hữu Cầu là dùng cặp Mã với một chiến pháp vô lường và thường nói với bạn rằng "Con mã chạy được khắp nơi, sức phi ngàn dặm, phá được chiến trường. Sau khi nhập cung cặp cổ được con Tướng mà nên việc lớn. Sau này lớn lên, với con ngựa Ô Long, tôi đột nhập Hoàng Thành thì cái ngai vàng của vua, cái ngôi của chúa khó gì không nắm được!". Phạm Đình Trọng lại có sở trường ở cặp Pháo, thường trị được cặp Mã song toàn của bạn nhưng cũng lắm khi thất bại. Đình Trọng thường nói với bạn rằng: "con Mã của anh lợi hại nhưng nước dài và lanh lợi đâu bằng cặp Pháo. Nếu sau này con ngựa Ô Long của anh làm mưa làm gió thì Pháo tôi cũng rượt mã đến cùng, đâu để anh lọt vào Hoàng Thành mà ngồi lên ngai được!". Quả nhiên về sau Hữu Cầu thi đỗ làm giặc xưng là Đông Hải Quận Vương. Phạm Đình Trọng thi đỗ Tấn sĩ làm tướng đi dẹp Hữu Cầu. Cầu trận thắng trận thua bị Trọng rượt hơn ba năm trời khắp sông hồ núi non, biển cả, đồng bằng. Cuối cùng Trọng tóm được Hữu Cầu giải về kinh đô trị tội.
Đọc lại lịch sử Trung Hoa và Việt Nam, các bậc nữ lưu, danh nhân thi sĩ như là Bà Huyện Thanh Quang, Đoàn Thị Điểm, Chung Vô Diệm, Lộng Ngọc, Võ Tắt Thiên đều là những tay cao thủ cờ tướng. Không những nhờ vào tài trí khôn ngoan trong nước cờ mà còn với những kế rất là tinh xảo để triệt đối phương khi chơi cờ tướng. Nói tới đây chắc ai cũng không quên được tích "Chung Vô Diệm dự hội đánh cờ" đễ dẹp loạn. Chung Vô Diệm là vợ của Tề Tuyên Vương. Tuy diện mạo xấu xí nhưng võ lược, tài phép cao cường. Lúc bấy giờ nước Sở đang muốn tranh hùng với nước Tề cho nên Sở Trang Vương mời Tề Tuyên Vương đến dự hội đánh cờ sẳn dịp áp hại đễ chiếm lấy Tề. Chung Hậu biết việc bèn sai hai tướng tài đem quân ra biên ải trấn thủ, mặt khác lao động đường phố vua Tề đến dự Kỳ Bàn Đại Hội. Hầu Anh là tể tướng của Sở, một người văn võ song toàn và đặc biệt là Vua cờ của Sở cho nên được vua Sở tín nhiệm đem ra đấu cờ với Chung Hậu. Hầu Anh vốn là gốc con khỉ đầu thai cho nên tướng người, hình giáng đều rất giống khỉ và thích ăn trái đào. Sao mấy bàn cờ căng thẳng, Chung Hậu liên tiếp thua cho nên Bà ta mới sai thị vệ tín cẩn đi Ngự Hoa Viên hái những trái đào chín thật chín thơm mộng đem tới hội cờ. Thấy những trái đào mơn mởn bốc mùi thơm bát ngát, Hầu Anh thèm rỏ rãi đánh cờ không yên, tinh thần rối loạn nên rốt cuộc phải chịu thua dưới tay của Chung Hậu. Nhờ vậy mà nước Tề tránh được đao binh.
Ông Nguyễn tấn Thọ năm nay đã sang tuổi 75, là một trong những danh kỳ đáng kính nhất của miền Bắc trong suốt 60 năm qua. Ngày nay với tuổi tác đã quá cao, ông không còn tham gia các giải đấu toàn quốc nữa (lần cuối cùng ông tham gia giải Vô địch toàn quốc cách đây 10 năm, tức là năm 1992 tại Đà Nẵng), thế nhưng ông vẫn chơi cờ, dạy cờ và liên tục đứng ra tổ chức các giải cờ hàng năm tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. "Kỳ vương đất Bắc" là biệt hiệu mà Trần Qưới (người được mệnh danh là "Thiên tài cờ Phương nam") gọi ông, khi ông thi đấu với Trần Qưới tại Sài Gòn. Những trận gặp nhau ấy khi ông đã bước vào tuổi 52 còn Trần Qưới (còn gọi là Lác Chảy) mới 30 đang độ sung sức, tuy nhiên cả hai lần thi đấu cả thảy 4 ván với nhau hai bên không bên nào thắng bên nào, trong đó có một ván cờ mù. Khi Việt Nam còn chưa thống nhất, ở phía Bắc trong vòng 40 năm liên tục, ông Tấn Thọ là thủ lĩnh hàng đầu của làng cờ Miền Bắc, phần lớn các giải vô địch miền Bắc ông đều đoạt ngôi quán quân, cả khi thi đấu với các danh kỳ Trung Quốc sang thi đấu tại Hà Nội ông cũng có những ván hòa được đối thủ đánh giá cao. Ông là thành viên trẻ nhất của Hội cờ Thuyền Quang (thành lập từ năm 1936 ở Hà Nội). Đến khi các thành viên của Hội cờ này đã cao niên, không còn chơi cờ nữa thì ông cùng một số kỳ hữu đứng ra lập một nhóm cờ khác có tên là nhóm Ngũ Tốt. Tính ông khiêm nhường cho nên không gọi là Hội mà chỉ gọi là nhóm và lấy quân Tốt là quân nhỏ bé nhất trên bàn cờ để đặt cho nhóm cờ của mình. Vì trên bàn cờ có 5 quân Tốt nên gọi là nhóm Ngũ Tốt chứ không phải là một nhóm cờ chỉ có 5 người là Trần Sang, Đào Tuấn Bình, Nguyễn tấn Thọ,Trương Trọng Bảo, Nguyễn Văn Chấn như mọi người vẫn tưởng mà còn có nhiều người nữa cũng tham gia chơi ở nhóm này trong một thời gian dài. Cách chơi của ông Thọ cao sâu nhưng nhã nhặn. Ông không bao giờ chê ai. Ai ông cũng chơi với sự tôn trọng, thật sự cầu thị và chơi đủ loại cờ : cờ bàn, cờ mù, cờ độ chấp quân, đi các nơi thi đấu như kiểu giang hồ, tham gia những trận tay đôi như các "đả lôi đài". Những giải cờ có danh tiếng đều mời ông cầm chịch như các giải Văn Miếu - Quốc tử Giám, giải Chùa Vua, giải triển lãm Giảng Võ, giải Tứ hùng và một số lễ hội cờ vùng ven đô. Không chỉ ở Hà Nội, ông còn có công lớn phát triển phong trào cờ ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Ông còn cùng các ông Ngô Linh Ngọc, Lê Uy Vệ, Lê Hồng Long... viết một số sách tyruyền bá phổ cập cờ Tướng cho đông đảo bạn đọc. Với tạp chí Người Chơi Cờ ông là cộng tác viên thường xuyên với mục "Những đòn chiến thuật tinh tuyển được bạn đọc ưa thích" Vì nhiều năm liền thi đấu đoạt quán quân giải cờ Chùa Vua, nên theo quy ước ở đây, tên ông đã được khắc vài bia đá của Chùa.
Năm 1966, 3 cao thủ cao cấp nhất của Trung Quốc là "Cờ Ma" Dương Quan Lân (Yang Guan Ling), Thái Phúc Như (Cai Fu Ru), và Hồ Vinh Hoa (Hu Ronghua) tới Hà Nội thi đấu hữu nghị với các cao thủ miền Bắc . Kỳ vương đất Bắc Nguyễn Tấn Thọ đã thủ hòa cả 3 cao thủ này, không, phải nói là 3 kỳ thủ Trung Quốc đã thủ hòa Nguyễn Tấn Thọ, vì cụ Nguyễn Tấn Thọ đã huề, nhưng là huề trên cơ, có nghĩa là huề nhưng thế đang hơn hay là lời quân . Chỉ vì đấu giao hữu nên Kỳ Vương mới chịu thủ huề, chứ nếu đấu giải thì có lẽ cụ ta sẽ chiến thắng ở cờ tàn nếu địch chơi sơ hở . Tương tự lần đấu giao hữu gần đây nhất . Đội Trung Quốc với QTĐS Từ Thiên Hồng (nhiều lần vô địch Trung Quốc và Thế Giới), QTĐS Lý Lai Quần (same), QTĐS Trang Ngọc Đằng (Đình), QTĐS Lâm Hoành Mẫn ... đã thủ hòa dưới cơ nhiều tay cờ của VN . Chắc chúng ta muốn chơi trên cơ Trung Quốc cho nên chấp nhận huề mặc dù hơn quân hay thắng thế. ************* Đi ngủ cái đã, bữa sau post tiếp! Bà con đọc tạm trước đi. :cool:
hơn quân thắng thế, mà chịu huề--------------> cờ tàn thấp hơn người ta. thằng nào không thích thắng thằng Tàu? nick clubxiangqi của bạn là gì?
To dohasu: Cái tích ấy thì đọc trong lịch sử cờ tướng, còn cờ gì thì không rõ. Có thể là cờ vây, nhưng mà cái ý ở đây nói là không phải chỉ con trai đánh cờ tướng giỏi, mà con gái đánh cờ cũng rất hay mà còn biết tận dụng ưu điểm của mình. Còn về ông Nguyễn Tấn Thọ đấu huề cờ, thì có một số thế cờ tuy hơn quân, có thể 1 con chốt cũng la hơn thế mà huề, hoặc 1 bên còn bền sĩ tượng, bên con xe, gọi là hơn thế mà huề. Người ta là vô địch Tàu mà không biết đánh cờ tàn sao? Nếu cậu đánh giỏi hơn thì hãy làm vô địch Việt Nam cái đã rồi vô địch thế giới hơn Tàu. Người ta đánh giao hữu thì chơi sao cho nó đẹp, tuy hoà nhưng vẫn thắng được nể trọng. Đấy gọi là nghệ thuật cờ tướng. Còn nick cờ tướng của tôi trong clubxiangqi là nick Duy_Tran, mới có 18xx thôi, dạo này mắc thi nên không có thời gian luyện cờ. Khi nào trên được 1800 kiếm tôi mà đánh. Không thích đánh với dzịt, mất thời gian! :cool:
Cờ tướng là một trong những môn thể thao phát triển mạnh tại TP HCM. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh rất nhiều người tụ tập xung quanh một bàn cờ trên một quán cà phê vỉa hè. Và trong những năm gần đây, thành phố xuất hiện một loại hình thu hút ngày càng nhiều người hâm mộ - đó là kỳ đài cờ tướng. Kỳ đài cờ tướng là một ván đấu giữa một đài chủ - một danh thủ nổi tiếng, và người thách đấu gọi là công đài. Mọi đối tượng đều có thể ghi tên thách đấu với đài chủ. Nếu chiến thắng được đài chủ, người công đài sẽ trở thành đài chủ kế tiếp. Các ván đấu sẽ do một cao thủ thuyết trình, thông qua một bàn cờ lớn đặt bên ngoài cho người hâm mộ đến xem. Đây là mô hình không mới, nhưng ở TP HCM, kỳ đài mới chỉ phát huy hết khả năng thu hút người yêu thích cờ tướng trong thời gian gần đây. Hiện nay, thành phố có 3 địa điểm mà những người yêu thích cờ có thể đến tham dự kỳ đài vào dịp cuối tuần: Nhà văn hóa Thanh Niên, Cung văn hóa Lao Động, Trung tâm văn hóa Quận 11. Đây là ba địa điểm thu hút rất nhiều sinh viên, học sinh đến tham gia. Và kỳ đài Vọng Cát ở số 30 Nguyễn Biểu (quận 5) dành cho các vận động viên có đẳng cấp tham gia công đài. Người giữ kỷ lục về thời gian làm đài chủ ở TP HCM hiện nay là đại kiện tướng quốc tế Trương Á Minh, với 55 tuần làm đài chủ. Các kỳ đài còn có sự tham dự của các vận động viên nữ nổi tiếng như Lê Thị Hương, Ngô Lan Hưong… Đến nay, kỳ đài cờ tướng đã phát triển mạnh mẽ, thu hút rất đông người hâm mộ, trong đó phần lớn là giới sinh viên, học sinh. Ông Hoàng Đình Hồng - phụ trách kỳ đài Nhà văn hóa Thanh Niên - cho biết: “Kỳ đài đã phục vụ rất tốt trong việc phát triển phong trào cờ tướng. Ngày càng nhiều các bạn trẻ đã đến với cờ tướng thông qua Kỳ đài.” Sắp tới, giải cờ tướng các danh thủ TP HCM sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 16/11, tại công viên văn hóa Tao Đàn. Trong dịp này sẽ có một kỳ đài diễn ra tại đây, do nữ kiện tướng quốc tế Ngô Lan Hương làm đài chủ.
Cụ Ngô Linh Ngọc, nay đã hơn 80, là người dẫn dắt ông Nguyễn Tấn Thọ vào làng cờ từ khi ông Thọ ở tuổi lên mười. Vào tuổi ấy ông Thọ thường ngồi chầu rìa xem anh mình và ông Ngọc đánh cờ, có những hôm mải đánh cho tới tận tối mịt, không còn nhìn được mặt quân cờ, nhưng không ai bỏ dở, cứ thế đánh mò cho tới hết ván. Ông Thọ sáng dạ, học cờ nhanh và rất mau giỏi. Đến năm 11 tuổi thì ông Ngọc dắt ông Thọ tới “sới” cờ tham gia thi đấu. Ông Thọ coi ông Ngọc như anh ruột mình, có gì cũng hỏi ông Ngọc. Tình thân từ ngày thơ ấu cho tới ngày nay, dù ông Thọ đã hơn 70 tuổi vẫn thế. Hồi đó ông Ngọc làm việc ở báo Tổ Quốc, trụ sở đóng ở phố Nguyễn Du (Hà Nội), nhà ông Thọ ở phố nhỏ Trương Hán Siêu cũng ngay gần đấy. Dạo ấy gần Tết, trời cũng đã rét lắm, một hôm ngồi trong cơ quan làm việc chợt ông Ngọc thấy người bồn chồn mệt mỏi, bèn đứng dậy ra ngoài đường dạo một chút cho thoáng. Bước chân thế nào lại đưa ông thủng thẳng tới nhà ông Thọ. Thật ra thì dịp Tết ấy có trận đấu chung kết cờ ở Hà Nội, ông Ngọc cũng muốn dạo qua xem ông Thọ chuẩn bị ra sao. Thấy của đóng im ỉm nhưng không khoá, có vẻ khác mọi khi, ông bèn cất tiếng gọi. Một lát thấy ông Thọ mệt nhọc cầm ấm nước lòng khòng từng bước nặng nề từ trong bếp đi ra, tiếng nói có vẻ khó khăn. Ông Ngọc gặng hỏi thì ông Thọ chỉ vào mồm ra hiệu hàm đang bị cứng, không nói được. Nhìn sắc mặt và dáng điệu ông Thọ, ông Ngọc linh tính có điều gì không hay bèn hét vào tai ông Thọ :”Lật áo lên, anh xem lưng chú nào !”. Ông Ngọc vốn là người từng đọc sách thuốc và biết khá nhiều về các triệu chứng bệnh và cách chữa bệnh theo Đông y. Xem lưng ông Thọ xong, ông Ngọc thất kinh mà rằng :”Thế trong người chú có bị thương chỗ nào không ?” Ông Thọ ú ớ chỉ xuống chân. Hoá ra mấy hôm trước đi làm ở xí nghiệp Cộng Lực, bị một miếng đồng rơi trúng chân bị thương, người ta bèn bó bột nhưng vết thương bị nhiễm trùng mà ông Thọ không hề hay biết. Ông Ngọc vội tháo bột ra, nhìn thấy sự tình thì mặt cắt không còn hột máu, chỉ kịp kêu lên :"Thôi, hỏng mất rồi !" bèn hoảng hốt chạy ra ngoài tìm người cấp cứu. May sao lúc ấy cô con gái đầu ông Thọ tên là Hoa vừa vào tới cửa. Hôm ấy là ngày cô phải đi thi, định ghé về nhà mấy phút rồi đi tiếp. Nhưng ông Ngọc gạt ngay :”Không đi đâu hết, bố mày chết tới nơi rồi, lấy ngay xe đạp của bác chở bố đi cấp cứu, may ra còn kịp !” Cô con gái dìu bố ra xe rồi cứ thế hối hả chở bố xuồng nhà thương Bạch Mai cách đó không xa. Nhìn tình trạng ông Thọ bị uốn ván ặng như thế và nghe ông Ngọc kể các bác sĩ đưa ngay ông Thọ lên bàn mổ cấp cứu. Ai cũng bảo chỉ chậm một vài giờ nữa thì tài thánh, thuốc tiên cũng không sao cứu chữa nổi. Mổ xong, do vết thương nặng, mất máu nhiều, ôÂng Thọ mê man liền mươi hôm, người sốt nóng như lửa, phải nhiều lần hút đờm mới thoát chết. Lúc mê lại gọi anh con trai :”Nào, đưa bố lên nhà bác Ngọc”, lúc lại đòi :”Mày không đi được thì đưa bố mấy đồng, bố đi xích lô lên bác Ngọc, cảm cái ơn bác ấy cứu sống tao" Anh con trai bèn xé mấy mẩu giấy báo dúi vào tay ông để ông yên. Ông Ngọc cũng đứng đấy nghe mà rơi nước mắt, chỉ sợ ông Thọ không qua khỏi. Lại khổ nỗi, ấy là những năm chiến tranh, thiếu thốn mọi bề, đến cái ăn cũng cũng còn chả đủ, lấy đâu ra tiền chạy thuốc men , nhưng tất cả người nhà, cả ông Ngọc xúm lại lo cho ông Thọ và chỉ còn biết cầu trời cho tai qua nạn khỏi. Thế rồi ông Thọ dần dần hồi tỉnh, mở mắt và nhận ra được những người quanh mình. Rồi dần dần ông nhớ mọi chuyện đã xảy ra và rốt cuộc thì thì ông cũng không quên giải cờ sắp tới. Ông nhớ ra trước Tết mình đã tham gia đấu loại và trận sắp tới sẽ là trận chung kết giữa ông và ông Cát. Thế là người thì năm trên giường bệnh nhưng bụng thì không yên, hơi hồi lại được là cứ nằng nặc đòi về. Mọi người đành phải chiều ông. Về nhà cho ông nằm trong buồng, cấm ai nhắc đến chuyện cờ, tưởng như thế khiến ông quên đi mà lo tĩnh dưỡng cho lại sức. Đến hôm có trận chung kết, cả nhà cũng quên mất. Sáng thấy ông lồm cồm bò dậy, người còn yếu lắm nhưng cứ lững thững ra ngoài sân. Ai cũng tưởng ông dạo một lát cho đỡ chồn chân rồi vào nằm. Ai dè ông biến mất. Hết buổi sáng cũng không thấy ông về. Cả nhà hoảng hốt , nghĩ ông ra lạnh, người xanh lướt như tàu lá, lại cảm phong hàn mà ngã ra ở đâu đấy, không ai biết, khéo mà chết không kịp cứu, thế là đổ nhau đi tìm, thêm một phen kinh hoảng. Đầu giờ chiều, ông Ngọc qua, nghe tin dữ như thế cũng đứng ngồi không yên, bèn dắt xe đi tìm ông Tấn Thọ. Ai ngờ vừa dắt xe ra khỏi cổng thì thấy ông Tấn Thọ từ ngoài loạng choạng chạy vào, tay ôm giải thưởng, miệng lắp bắp nói không ra hơi :"Đánh giải lần này thích quá, em lại giật được quán quân rồi đây này !" Rồi chìa cho ông Ngọc giải thưởng mình vừa đoạt được. Ông Ngọc chỉ biết lắc đầu, chỉ tay mắng ông Thọ :"Quá thể cái máu cờ của chú mày, chết tới nơi rồi mà vẫn không bỏ được à !"
Cao thủ cờ tướng và bóng rổMột ngày kia, Trương tình cờ gặp một người bạn cũ. Trương: "Lâu quá không gặp, kỳ này thế nào?" Bạn: "Chơi bóng rổ với đánh cờ tướng. Chỗ bạn bè nói thật, thằng vô địch bóng rổ với thằng vô địch cờ tướng toàn quốc vẫn chưa phải là đối thủ của mình đấy." Trương hoài nghi: "Có nổ quá không, ông bạn?" Bạn: "Thật trăm phần trăm. Thằng vô địch cờ tướng chơi bóng rổ không lại với mình; còn thằng vô địch bóng rổ chắc chắn không hạ nổi cờ của mình đâu." Danh thủ cờ tướng Có một nhười rất ham chơi cờ tướng và thường khoe khoang là cao tay, sắc nước ít ai bì được.Một lần,anh ta đánh cờ với một người khác, anh ta bị thua ba ván liền.Hôm sau, có người vờ không biết hỏi: -Tối qua chơi mấy ván? Anh ta trả lời: -Ba ván! -Thắng thua thế nào? Anh ta nói dõng dạc : -Nước cờ tối qua à ván thứ nhất tôi không thắng anh ta.Ván thứ hai,anh ta không thua tôi .Ván thứ ba tôi bảo thủ hòa, anh ta dứt khoát không nghe ! Cái gì to ra Ðứa bé hỏi bố : - Chơi thể thao có ích gì hả bố? - Thể thao làm cho mọi cái đều to ra. Thí dụ : Bóng đá làm cho đùi to ra. Quyền anh làm cho tay to ra, cử tạ làm cho ngực to ra ... Bà vợ thấy thế hỏi luôn: - Còn ông chơi cờ tướng suốt ngày, thì cái gì to ra ? Ông chồng bí quá : - Thì cái mồm bà to ra, chứ còn cái gì nữa ! Con chó thông minh Vào một buổi trưa, trên vỉa hè có một ông thày cờ đang đánh cờ tướng với một chú khuyển. Người qua đường thấy chuyện lạ túm lại xem. Một người thấy chó biết đánh cờ , phục quá bèn nói: - Chà! Con chó này dám là con chó thông minh nhất trên thế giới lắm! Ông thày cờ nghe thấy có người tán dương con chó thì bực mình càu nhàu nói: - Thông minh quái gì, nó phải suy nghĩ mãi mới đi được một nước. Từ sáng tới giờ nó với tôi chơi được có bốn ván cờ thì nó đã thua hết ba ván!
Tại sao có quân Mã trong bàn cờ tướng? Bởi vì nó đại diện cho lực lượng kỵ binh. Từ thời xưa, khi giao thông chưa phát triển thì ngựa là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất ở vùng rừng núi và càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kỵ binh dũng mãnh. Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi không giống ai: Đi theo hình chữ nhật. Đáng lẽ nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó, nhưng luật chơi không cho phép nên nó đành “phi nước Kiệu”, một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh. Trên bàn cờ nó không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đâu thì nhảy, vì có nhiều chướng ngại. "Xe mười – Pháo bảy – Ngựa ba" Theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, mà giá trị của Pháo gấp đôi. Cờ tướng càng ngày càng phát triển, các chuyên gia nghiên cứu sâu và đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính cách khoa học hơn, theo đó: - Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1 - Quân Tốt khi đã qua sông = 2 - Quân Mã = 4,5 - Quân Pháo = 5 - Quân Xe = 10... Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ Quân Mã nếu đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó kiểm soát đến 8 vị trí, Bàn cờ tướng nên người ta thường gán cho nó danh từ mỹ miều “Bát diện uy phong”, nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí. Trong các nước tấn công của Mã mà quân Tướng đối phương sợ nhất là: * Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Tướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí. * Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Tướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ. * Song Mã ẩm tuyền: Hai Mã cùng uống nước suối - chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã - cũng là một đòn rất lợi hại. * Tiền Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương. Các thế trận liên quan đến Mã Nếu như năm 1632 danh kỳ Chu Tấn Trinh viết quyển “Quất Trung Bí” ca ngợi sức mạnh của Pháo trong thế trận Pháo đầu, thì 60 năm sau danh kỳ Vương Tái Việt trong tác phẩm lừng danh “Mai Hoa phổ” đã chứng minh ngược lại là “Bình Phong Mã” vẫn có thể chống lại sức tấn công của Pháo đầu. Một số khai cuộc có liên quan đến Mã 1- Khởi Mã Cuộc; 2- Bình Phong Mã; 3- Phản Công Mã; 4- Đơn Đề Mã; 5- Triều Cung Mã... Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất Nhìn chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là “cặp thần Mã của giáo Bố”. Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương.
Cờ tướng là một môn giải trí nghệ thuật rất là phổ biến ở Việt Nam. Từ đầu làng đến cuối xóm, nhà nào cũng có một bàn cờ. Chiều chiều ra ngoài ngỏ hẻm hay cạnh công viên hoặc là bên lề đường, chúng ta đều thấy có những cuộc thi cờ, cờ thế, cờ độ.etc.. rất là thú vị. Đặc biệt mỗi khi Tết đến, đấu cờ tướng là một môn không thể thiếu được trong các cuộc triễn lãm chợ tết hay là trong những buổi họp mặt gia đình, bàn cờ tướng đem lại một niềm vui cho tất cả bà con thân quyến. Từ xưa đến nay, một người được coi là Văn Võ Song Toàn thì phải am tường, hiểu biết Cầm Kỳ Thi Họa. Cờ tướng được xếp trong hàng thứ nhì sau "Cầm" trong bốn môn giải trí nghệ thuật này. "Cầm, kỳ, thi, tửu Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay Đàn năm cây réo rắt tình tình đây Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó..." Nguyễn Công Trứ Đại thi hào Nguyễn Du cũng đưa cảnh đánh cờ rất tao nhã vào truyện Kiều "Đôi phen nét vẽ câu thơ Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa" Tác giả "Tần Cung Oán" lại cho cờ tướng là một thú vui thần tiên "Cờ tiên, rượu Thánh ai đong Lưu tinh, Đế Thích là phường tri âm". Trong "Nhị Độ Mai" cờ tướng cũng được xem là một trong những thú vui thanh cao "Đàn trước gió, rượu bên hoa Câu thơ trong tuyết, cuộc cờ dưới hoa". Thi hào Nguyễn Khuyến dù có cái cười sâu cay, đâm chọc, mĩa mai cuộc đời nhưng ông vẫn phải tìm bạn qua cuộc cờ: "Đem cờ vua Thích vui tìm bạn Mượn chén Ông Lưu học tỉnh say" Khi nói đến Cờ Tướng trong thơ văn thì không ai quên được bài "Đánh cờ người" của Hồ Xuân Hương ĐÁNH CỜ NGƯỜI Chàng với thiếp đêm khua trằn trọc Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người Hẹn rằng đấu trí mà chơi Cấm ngoại thủy không ai được biết Bao tướng sĩ bày ra cho hết Đễ đôi ta quyết chiến một phen Quân thiếp trắng quân chàng đen Hai quân ấy chơi nhau đà đả lửa Bước mới vào chàng liền nhảy ngựa Thiếp vội vàng vén phía tượng lên Hai xe hà chàng gác hai bên Thiếp sợ bí thiếp liền gảnh sĩ Chàng lừa thiếp đang khi bất ý Giục chốt đầu dú dí vô cung Thiếp còn đang mắc nước xe hồng Nước Pháo đã nổ đùng ra chiến Chàng bảo chịu thiếp rằng chẳng chịu Thua thì thua quyết níu lấy con Khi vui nước nước non non Khi buồn lại giở cờ son quân ngà... Hồ Xuân Hương Tác giả Hồ Xuân Hương mượn cờ tướng để diễn tả "cuộc cờ trai gái" hết sức độc đáo và lý thú qua bài thơ trên. Với một cách khéo léo, bà đả dùng các thế cờ tinh xảo đễ diễn tả nghệ thuật "chăn gối" của trai gái thật là điêu luyện. Không chỉ có thành phần văn nhân, thi sĩ, vua quan, thần tiên mới hâm mộ cờ tướng mà đến nhân dân lao động chân lắm tay bùn cũng hâm mộ cờ tướng cho nên dân gian ta có câu ca dao đố cờ truyền miệng như sau: Hai ông mà chẳng có bà Sinh con đẻ cháu đến ba mươi người Mười người sinh nở tốt tươi Bốn người đi học lại đòi làm quan Tám người xa pháo nghênh ngang, Tám người voi ngựa rộn ràng hơn xưa Ca dao dân gian Rõ ràng ở bất cứ nơi đâu, thời nào cờ tướng vẫn được nhiều thành phần và đông đảo nhân dân lao động mọi lứa tuổi hâm mô, say mê tìm đến...
Nói dzậy bộ cậu tưởng là cờ tướng VN ngon hơn cờ tướng tàu àh?? tớ thì cà là mèng thôi-không vô địch VN được. Nhưng 18xx thì tớ làm nick mới chỉ đánh 1 buổi là được, tưởng gì? 18xx cũng là vịt thôi - ở ngoài tớ vẫn cất ngựa ý mà, không tin hỏi thằng lubo, biết thằng lubo không? thằng anh tớ đấy. Lại còn đánh lâu rồi chứ, hơn 1500 gamé rồi mà chỉ có 1885 -----------------> cậu cũng mê cờ thiệt đấy, nhưng đếck có khả năng.
ý, bộ cái con bé Ngô Lan Hương oánh cờ tướng è ?? trước giờ em tưởng nó chơi cờ vua chứ ^^ .. trả lời em cái doshaku. lần trước ra hông giới thiệu giè hix trơn DT: 1800 cũng tưởng ngon hé ^_^
Nổ quá dzịt ơi! Mày tưởng có anh là lubo là tao sợ à? Thích thì lấy nick mạnh nhất ra mà đánh, mày lấy nick bao nhiêu điểm tao cũng sẽ lấy nick bấy nhiêu điểm ra mà đánh. Anh mày là lubo chứ có phải mày đâu mà tao phải sợ? Đánh cờ mà cũng sợ thì tao kô bao giờ đánh cờ làm gì cả!
thôi, thôi, xin chú, anh là anh thằng lubo, và mấy thằng nữa bach_ly_bang v.v. . . có muốn hỏi thì YM của anh là bao6dan. nick cxq cũng vậy. trêu chú 1 tý, dễ nổi nóng quá, anh dặn là chớ có nổi nóng thế khi đến xới cờ độ, nhẵn túi đó, thằng em.
Ngô Lan Hương ở trong tp đó kid, không phải Nguyễn Thị Hương cờ Vây đâu em, con đó là học trò bạn anh,