Cách chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ bài thuốc dân gian

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi laasd17, 13/3/17.

  1. laasd17

    laasd17 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/12/16
    Bài viết:
    0
    Hiện nay, số người mắc bệnh tổ đỉa ngày càng tăng và khiến nhiều người không ít lo lắng. Đây là một bệnh ngứa da khá phổ biến và thường khu trú tại lòng bàn tay và lòng bàn chân, khiến nhiều người gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong công việc hàng ngày. Bệnh tổ đỉa khá dai dẳng và khó trị nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nhiều người đã tìm đến những bài thuốc chữa bệnh từ dân gian vì chúng mang lại hiệu quả cao và không có nhiều tác dụng phụ như thuốc tây y.




    Bệnh tổ đỉa là gì?


    [​IMG]



    Khi bị mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh sẽ thấy được những nốt mụn nước nổi nhiều trên lòng bàn tay hoặc bàn chân và thậm chí là cả 2 vị trí này. Nốt mụn nước này gây ngứa dữ dội và về sau sẽ tự bễ ra hoặc do tác động của người bệnh, tạo thành vết màng mỏng, lớp màng này khô cứng rồi bong lên, tróc vảy. Cứ như vậy mà quá trình này lặp đi lặp lại khiến vùng da bị bệnh ngày càng phát triển và khó trị hơn.


    Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa, đặc biệt là với những người có cơ địa dễ bị dị ứng, khi tiếp xúc nhiều với các chất độc hại như bụi bặm, vi khuẩn, hóa chất, chất bẩn... lâu ngày thì bệnh tổ đỉa sẽ hình thành và phát triển. Bệnh ngoài da này rất khó chữa và có tính tái phát cao, đặc biệt là rất khó chữa hết bệnh bằng Tây y. Vì vậy, cách chữa bệnh tổ đỉa dân gian được nhiều người lưu truyền từ xa xưa đến nay, vừa hiệu quả lại vừa an toàn, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.


    Bài thuốc từ dân gian chữa bệnh tổ đỉa


    Nhiều người khi bị bệnh tổ đỉa đã không khỏi lo lắng và tìm nhiều cách để chữa trị bệnh dứt điểm. Sử dụng khá nhiều bài thuốc từ đông y cho đến tây y nhưng vẫn không giảm và bệnh ngày càng phát triển, khiến nhiều người lại càng lo lắng hơn. Từ đó, nhiều người chuyển sang sử dụng các bài thuốc từ dân gian để chữa bệnh tổ đỉa này.


    1. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá đào tươi


    Chuẩn bị một nắm lá đào tươi vừa đủ, đem rửa sạch, giã nhỏ chúng, và dùng đắp vào những vùng bị bệnh tổ đỉa trong 30 phút, rồi rửa sạch lại. Lưu ý, nên vệ sinh vùng da trước khi đắp thuốc vào. Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc này 2 lần mỗi ngày và trong 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của nó mang lại.



    2. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá ổi:


    Bạn có thể sử dụng lá ổi, lá trà xanh hoặc lá sim đen vò nát rồi đem nấu thành nước thuốc. Sử dụng nước thuốc này bằng cách ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa vào và chà rửa thật nhẹ nhàng, tránh chà mạnh và làm ảnh hưởng đến da. Ngâm rửa trong 20 phút rồi thì lau khô và có thể bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ.



    3. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ cao sim:


    Với bài thuốc này bạn sử dụng lá sim sắc thật đặc như cao. Sau đó, dùng để bôi lên những vùng bị tổ đỉa rồi quyệt một lớp mỏng mật gà trống lên. Thực hiện như vậy trong 7 ngày liên tiếp sẽ thấy bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt.



    4. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ khế chua:


    Bài thuốc này sử dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Đầu tiên bạn dùng khế chua cắt lát rồi đem nướng trên than đỏ, khi thấy lát lá khế đã thật nóng thì đặt vùng chân hoặc vùng tay bị bệnh tổ đỉa lên trên khế và giữ cho đến khi chúng nguội hẳn. Để nguyên như vậy và đi ngủ. Áp dụng thường xuyên vào mỗi tối sẽ giúp làm giảm những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh tổ đỉa, từ đó sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.



    Trên là những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ dân gian được nhiều người lưu truyền đến nay, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa cũng hiệu quả không kém. Tuy nhiên, bạn nên có biện pháp phòng chống nhằm tránh bệnh tái phát nhiều lần. Sau đây là một số cách phòng chống bệnh tổ đỉa:


    - Những người có cơ địa yếu và dễ bị dị ứng thì nên tránh tiếp xúc với các hóa chất như nước rửa chén, xà phòng, chất tẩy rửa... nên sử dụng đồ bảo hộ như găng tay cao su để hạn chế những vùng da nhạy cảm tiếp xúc với những chất độc hại này.


    - Khi làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc thường xuyên với hóa chất thì bạn nên mang đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống độc...


    - Giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ và khô thoáng, tránh bị ẩm ướt và làm hại đến làn da, đặc biệt là các kẽ ngón chân.


    Ngoài ra, người bệnh nên tránh sử dụng các thức ăn dễ gây dị ứng, không ăn hải sản, thức ăn có vị tanh, thịt bò, thịt gà, trứng.... nhằm tránh bệnh tái phát và nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống của mình để giúp chữa bệnh được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Chúc bạn mau khỏi bệnh.
     

Chia sẻ trang này