Chữa chay mau cam bằng thuốc nam Khi khí trời lạnh và khô, niêm mạc mũi phải tăng cường làm ấm, làm ẩm không khí, mặt khác khí lạnh và các tác nhân gây bệnh như vi rus, vi khuẩn … có thể gây viêm dị ứng hay nhiễm trùng, ngoài ra có thể kèm theo những yếu tố toàn thân khác, nên mạch máu sẽ dễ bị tổn thương gây chảy máu mũi. Cách xử lý khi chảy máu cam Khi gặp phải tình trạng chảy máu cam, ta có hai đường để thoát là cho máu ra bên ngoài hoặc ra phía sau. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng bạn nên cho máu chảy ra ngoài sẽ an toàn hơn. Vì khi mới chảy máu, máu là dịch nhưng chỉ sau 3-7 phút chất dịch này sẽ nhanh chóng đông lại thành khối đặc. Cho nên khi ngã về phía sau để máu có thể sẽ đến phổi. Và trong quá trình di chuyển máu có thể bị cô đặc, vô tình trở thành dị vật đường thờ gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi bản thân hoặc người thân có triệu chứng chảy máu cam bạn nên xử lý bằng cách dùng hai ngón tay cái và ngón trỏ, áp chặt vào hai bên cánh mũi, đầu cuối nhẹ đầu về trước khoảng 5-7 phút máu sẽ ngưng chảy (Việc áp chặt hai bên cánh mũi sẽ giúp hạn chế vỡ thêm các mạch máu). Nguyên nhân chảy máu cam Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam như: Đối với người lớn: Huyết áp cao, xơ vữa động mạch, xơ gan, suy thận mạn, mỡ máu cao, ung thư máu, căng thẳng trong cuộc sống, công việc và nhiều bệnh lý khác. Đối với trẻ em: Sau đợt sốt cao, chấn thương do ngoại lực, dị vật đường thở (do tác nhân bên ngoài)… Vì những nguyên nhân phổ biến trên, các bác sĩ chuyên khoa có lời khuyên rằng: không nên xem thường chảy máu cam. Sau khi xử lý chảy máu cam như hướng dẫn trên bạn nên đến cơ sở y tế để khám, tìm ra nguyên nhân khiến bạn mắc phải tình trạng này. Sớm tìm ra nguyên nhân sẽ giúp bạn phòng ngừa sớm những căn bệnh nguy hiểm. Cách chăm sóc bệnh nhân chảy máu mũi Sau khi bị chảy máu cam người bệnh sẽ rất mệt mỏi, họ cần được nghĩ ngơi để giảm áp lực cho các mạch máu, lấy lại sức khỏe. Điều đầu tiên là bạn nên bổ sung nhiều nước cho người bệnh để phục hồi lại lượng nước đã mất. Với người bình thường hay trẻ em có thể uống nước đường pha loãng, sữa… nhưng với các bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên bổ sung bằng nước khoáng hay nước suối. Nên chọn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, súp, nui, bánh canh… Nhiều người có tâm lý sau khi mất máu nhiều, họ nạp dồn dập thức ăn bổ dưỡng vào cơ thể. Điều này không đúng, vì khi này cơ thể bạn có thể mệ mỏi, dạ dày cũng sẽ không còn nhiều sức để hoạt động nhiều. Nên việc nạp nhiều thức ăn sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa, bạn sẽ có cảm thấy đầy hơi, khó chịu thêm mà thôi. Chữa chảy máu cam ở trẻ em theo y học cổ truyền Hiện nay một số các bà mẹ đang xem nhẹ việc con bị đổ máu cam mà không biết rằng đổ máu cam kéo dài sẽ có nguy cơ bị u xơ mũi hầu và thường cho con uống các loại thuốc tác dụng cầm máu chứ không điều trị tận gốc bệnh, máu độc vẫn còn trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh khác. Với cơ chế tác dụng như trên Chỉ Huyết PQA hỗ trợ điều trị tận gốc chảy máu cam hiệu quả, an toàn cho mọi người. Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm chữa táo bón, xin vui lòng gọi về Hotline: 0912.534.859 để được các Dược sỹ đại học tư vấn sức khoẻ miễn phí (24/7) Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA