Cách phòng ngừa và điều trị hăm tã cho bé tốt nhất

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi toyotaphumyhung, 15/1/16.

  1. toyotaphumyhung

    toyotaphumyhung Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    27/2/14
    Bài viết:
    2
    Hăm là bệnh thường gặp ở trẻ nếu như biết cách phòng và điều trị thì sẽ giúp bé sớm khỏi bệnh. Không phải những chỉ những bé dùng ta giấy, bỉm mới bị hăm mà các bé dùng tã vải cũng có thể mắc hăm tã, vậy nguyên nhân là do đâu?

    1. Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã
    Trẻ bị hăm tã nhất là trẻ sơ sinh thường là do da bị ẩm ướt kéo dài, da của bé không được thông thoáng, nóng ẩm ứ đọng quá lâu và đây chính là môi trường để vi khuẩn có trong nước tiểu tấn công làn da của bé. Thường xuyên thay tã cho bé khi con tiểu tiện, luôn giúp cho da bé khô thoáng bằng cách dùng khăn bông loại mềm lau khô cho bé khi vệ sinh cho con xong.

    Giảm thời gian đóng tã cho trẻ, thay đổi thường xuyên các loại tã như từ tã vải, tã giấy và các loại tã giấy, tùy thuộc vào thời tiết để dùng cho bé các loại tã khác nhau ví dụ như những bé mới sinh thời gian tiều tiện khá nhiều nhưng mẹ không có người giúp thì nên dùng lại tã giấy có độ thấm hút tốt không bị tràn hay thấm ngược trở lại như thế sẽ giúp cho bé luôn được khô thoáng. Hạn chế việc tái sử dụng các loại tã sau khi bé tắm, tưởng chừng như chiếc tã vẫn còn khô, chưa bị bẩn nhưng vẫn chứa các vi khuẩn trong đó, bố mẹ nên thay tã mới cũng như quần áo mới cho bé sau khi tăm, vệ sinh cho trẻ.

    Dù là chọn đồ chơi cho bé, đồ dùng như bỉm tã cũng cần chọn thật kỹ bởi chúng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ nên cần phải chọn loại đủ an toàn. Chọn loại ta dành riêng cho bé trai hay cho bé gái bởi với bé trai thì cần có độ dày ở phía trước còn bé gái thì độ dày phía sau để trẻ sử dụng được hiệu quả nhất.

    [​IMG]
    Vệ sinh đúng cách sẽ hạn chế việc bé bị hăm tã.

    Nếu là mùa hè mẹ cho bé nằm giường hay nằm trong nôi, trên xe đẩy cho bé thì nên cởi bỏ bớt tã, bỉm để bé được khô thoáng có thể lót phía bên dưới cho bé lớp khăn bông hoặc khăn xô để tiện cho việc thay, vệ sinh và hạn chế hăm tã ở trẻ.

    Nếu trẻ có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ hoặc có mùi thì dừng hẳn hoặc hạn chế mặc bỉm tã, giữ cho da bé khô thoáng để con phòng tránh được các vết thương có thể bị nặng, lan rộng.

    2. Biểu hiện của bé bị hăm tã
    Trẻ sơ sinh thường bị hăm tã và có những biểu hiện như vùng háng, mông bị mẩn đỏ, có mùi, bé cảm thấy đau rát, nếu như trẻ bị hăm nặng có thể xuất hiện các vết loét. Nhiều bé bỏ ăn hoặc quấy khóc liên tục vì bị hăm tã. Trong những trường hợp bé bị nhẹ mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh, tìm các loại bỉm, kem bôi da để bé nhanh chóng được bình phục và hạn chế vết thương của trẻ nặng thêm.

    Vùng da của bé bị hăm thường có nhiệt độ cao hơn, giữ thoáng khí và vệ sinh thường xuyên để hạn chế mùi, vết thương nghiêm trọng hơn. Không tùy tiện dùng các loại thuốc truyền miệng để tránh việc bé bị nhiễm trùng.

    [​IMG]
    Thay tã thường xuyên để trẻ không bị hăm.

    Khi bé bị tiêu chảy hay bé tiểu tiện nhiều lần trong ngày cần có biện pháp vệ sinh hợp lý, giữ cho bé khô thoáng nhất là dùng những loại bỉm tã thấm hút tốt cũng như thay tã thường xuyên con.

    3. Cách điều trị khi bé bị hăm tã
    Có rất nhiều cách điều trị khi bé bị hăm tã nhưng điều cần làm đầu tiên đó là vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, lấy khăn bông mềm lau khô và giữ cho vùng da này của bé luôn được khô thoáng. Mua loại thuốc mỡ chuyên dụng để điều trị cho bé, nếu như vết hăm của bé khá rộng và bị nặng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự tư vấn tốt nhất.

    Có thể dùng các biện pháp dân gian như đun nước lá chè xanh sạch để rửa cho bé hàng ngày, nước lá khế, lá trầu để rửa hoặc tắm cho bé để da con luôn sạch, khô thoáng.

    Nguồn: https://subin.vn/tin-tuc/cach-phong-ngua-va-dieu-tri-ham-ta-cho-be-tot-nhat.html
     

Chia sẻ trang này