Khoảng 39 tỷ USD tiền bán dầu của Moskva đang “mắc kẹt” trong các ngân hàng Ấn Độ, do các công ty dầu mỏ không thể rút để mang về Nga, hãng tin Anh Reuters cho biết. Hãng thông tấn nói trên lưu ý rằng hiện tại không thể mang đồng rupee đến Liên bang Nga và đổi thành đồng rúp do đặc thù phức tạp của luật pháp địa phương. Đồng nội tệ của Ấn Độ đã được tích lũy trong tài khoản của các công ty Nga kể từ giữa năm 2022 và giá trị ngày càng tăng cao do lượng dầu chảy về quốc gia Nam Á này tăng liên tục. Nhật báo RBC ngày 16/8 dẫn lời Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ Dinesh cho biết, phần lớn thương mại giữa Ấn Độ và Nga được thực hiện bằng đồng rupee, trong khi các cơ chế thanh toán bằng đồng rúp đang được nghiên cứu. Lý do dẫn tới sự mất cân bằng thương mại được chỉ ra đó là các biện pháp trừng phạt phương Tây áp đặt đối với Liên bang Nga, vì điều này, những khoản thanh toán bằng đồng đô la tỏ ra quá rủi ro. Giờ đây không thể sử dụng đồng rupee mà Nga nhận được sau khi bán hàng hóa cho Ấn Độ, bởi vì việc rút tiền nói trên bị chặn theo quy định của New Delhi, khi Ngân hàng Trung ương địa phương cấm lưu thông tiền tệ của họ ra bên ngoài đất nước. Đồng thời nguồn cung hàng hóa từ Ấn Độ có thể để Nga chi tiêu bằng đồng rupee là không đáng kể: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023, giá trị chỉ đạt 639 triệu đô la, trong khi xuất khẩu của Nga sang thị trường Ấn Độ gấp 40 lần - lên tới 26,5 tỷ đô la. Nga không thể rút khoản tiền mà Ấn Độ thanh toán cho khối lượng dầu đã mua về nước. Hiện tại chỉ có một cách duy nhất để Nga sử dụng số tiền của mình, đó là dùng khoản tiền mắc kẹt tại Ấn Độ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại chính quốc gia Nam Á này. Nếu kịch bản trên xảy ra, New Delhi sẽ được hưởng lợi rất lớn, nhưng đây không phải là cách mà Moskva dễ dàng chấp nhận, khi họ vẫn muốn mang tiền bán dầu về để chi tiêu. Nga đang gặp khó khăn trong việc thu về khoản tiền bán dầu cho Ấn Độ. https://cafef.vn/cac-nha-cung-cap-dau-cua-nga-mac-ket-tien-o-an-do-188230819165401516.chn
Bọn ấn max kháng độc thủ sức chịu đựng phải ko nhỉ, người già chắc phải dẹo nhanh, còn đẻ thì cứ sòn sòn liên tục thế vào, môi trường với an sinh xh thì nát mà người giỏi sinh ra vẫn nhiều và đi khắp thế giới cmnl, khoa học công nghệ thì cũng phát triển ghê gớm. vậy là già hoá dân số ko gặp, dân số lúc nào cũng vàng, vẫn có khoa học kĩ thuật phát triển để lúc cần là lôi ra, dân sống khổ quen rồi nên an sinh xã hội éo cần nhiều
Bọn này không lo đói, cái đồng bằng sông ấn nó rộng nhất thế giới, đủ nuôi sống cả tỉ người . Mà dân đã khổ như chó lại còn không lo đói thì đẻ cứ phải gọi là, có phải lo nhà lo cửa lo ăn học như bọn đông á đâu .