Những câu chuyện cảm động về các ông bố hết lòng vì con trong những mùa thi đại học. Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng thường được nhắc đến nhất khi nói về quan hệ gia đình. Với những người làm cha, được nhìn con lớn lên từng ngày với nụ cười trên môi là niềm hạnh phúc nhất. Dù nghèo khổ, dù khó khăn hay tàn tật, khiếm khuyết, họ vẫn luôn cố gắng dành cho con những điều tốt đẹp bằng tất cả những gì họ có thể. Mỗi mùa thi, những câu chuyện cảm động về tình cha con khiến cả xã hội phải ngậm ngùi cảm phục lại được đăng tải và được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ. Nhân Ngày của Cha, hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Bố tật nguyền bán thóc đưa con đi thi Ông Chu Mạnh Hải (Yên Mỹ, Hưng Yên) là một người đàn ông khuyết tật bẩm sinh với đôi tay và chân teo nhỏ hơn rất nhiều lần so với người bình thường. Chính vì vậy nên việc đi lại và làm việc của ông là hết sức khó khăn. Với gia cảnh nghèo khó, hai vợ chồng bệnh tật liên miên không làm được việc nặng, cả 4 miệng ăn của cả gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và số tiền trợ cấp ít ỏi của nhà nước. Ông Chu Mạnh Hải dù bị tật nguyền nhưng vẫn đưa con đi thi >> cao đẳng dược hà nội lấy bao nhiêu điểm 2017 Tuy khó khăn là thế, nhưng trước kỳ thi đại học quan trọng của con trai, cậu học trò Chu Văn Anh (sinh năm 1996), ông Hải vẫn quyết tâm bán gần hết số thóc thu hoạch được trong vụ mùa để đưa con đi thi. May mắn với ông chính là nhận được sự giúp đỡ của các bạn sinh viên tình nguyện, những bát cơm chay hay những cốc nước miễn phí xóa tan cơn khát. Bố trông con ngủ giữa ngày thi mỏi mệt Kỳ thi đại học năm 2012 đã qua đi, nhưng bức ảnh bố trông cho con ngủ vẫn mang một ấn tượng hết sức đặc biệt, khiến người xem không khỏi nghẹn ngào và xúc động. Bố trông con ngủ khiến người xem cảm động Bạn Nguyễn Thị Phương (SN 1994) chính là cô học trò chân ướt chân ráo lên thủ đô thi đại học ngày đó. Cô chia sẻ, gia đình cô sinh sống ở Lào Cai, còn bố cô thì xuống Hà Nội làm thuê. Ngày thi đến, một mình ông lo liệu toàn bộ mọi thứ cho con gái, cả chỗ ăn, chỗ ở vô cùng chu đáo, luôn đưa đón cô đi thi đúng giờ. Thậm chí, những buổi trưa hè giữa hai ca thi, bố của Phương còn giục cô tranh thủ ngủ nghỉ dưới bóng cây râm mát để lấy lại sức chiến đấu cho môn thi tiếp theo, trong khi ông thì thức ngồi canh giấc và quạt mát cho cô con gái yêu thương của mình. Bố vừa bán cau vừa đưa con đi thi Ông Lê Văn Tú (50 tuổi, Quảng Nam) chính là ông bố đặc biệt này. Sau khi nhìn con gái bước qua cổng trường vào thi, ông Tú, với đôi bàn tay thô ráp vừa nắm chặt tay con để động viên khi nãy, lại lặng lẽ mở bao tải trên xe máy, trải những quả cau nhỏ ra bày bán trên vỉa hè. Tranh thù lúc con vào thi, ông Tú đem cau ra bán >> cao đẳng y dược hà nội cầu giấy hà nội tuyển sinh 2017 Người bố mang khuôn mặt sạm đen vì cháy nắng và nụ cười hiền lành chia sẻ, do gia cảnh nghèo khó, nên vợ chồng ông bàn nhau mang buồng cau của nhà trồng được đi bán kiếm tiền để trang trải qua ngày cũng như để bồi bổ sức khỏe cho con gái trong kỳ thi đầy mệt mỏi, vất vả. Bố cụt tay theo con đi thi để động viên Mùa thi năm 2016, có một ông bố khuyết tật lặng lẽ ngồi sau xe, để con trai chở đến điểm thi chỉ để dõi theo con trong ngày trọng đại của đời cậu. Ông Võ Thanh Ba (51 tuổi, Bình Định) bị bỏng dầu trước năm 1975. Chính vì vậy, ông không thể điều khiển xe máy. Tuy vậy, người đàn ông cụt tay này vẫn một mực muốn theo con đi thi: "Để nó đi thi một mình, tôi không yên tâm". "Để nó đi thi một mình, tôi không yên tâm". Hồi hộp chẳng kém con trai mình, nhưng ông Ba vẫn cố gắng giấu cảm xúc, và kể những câu chuyện nhẹ nhàng để giảm áp lực tâm lý cho con. Mướt mải mồ hôi giữa cái nắng đầu hè, người đàn ông vẫn lặng lẽ mỉm cười khi đau đáu ngóng con qua cánh cổng trường thi đại học. Bố cõng con khuyết tật đi thi đại học Cậu thanh niên 22 tuổi Lê Xuân Bách (Phú Thọ) sinh ra từ nhỏ đã bị bệnh teo cơ, chân rất yếu không thể đi lại được. Sợ con bị ngã, lo con không được chăm sóc cẩn thận, nên bố cậu, ông Lê Văn Hồng (55 tuổi) đã tự mình cõng con tới trường dự thi. Trước đó, suốt 18 năm dài đằng đằng, ngày nào ông cũng bỏ dở công việc để đưa đón con trai đến trường. Bách hạnh phúc khi có một người cha tuyệt vời. Biết con trai mình phát bệnh năm 4 tuổi, ông Bách ăn ngủ không yên, lúc nào cũng tìm cách chạy chữa mong con khỏi bệnh. Dù con trai có khiếm khuyết về mặt thể chất, nhưng ông quyết đáp ứng nhu cầu học hành cho con. Chẳng kể mưa nắng vất vả, ông luôn đưa Bách đến trường học và hòa nhập cùng bạn bè.