Camel - Habour of Tears ( 1996 )

Thảo luận trong 'House of fame' bắt đầu bởi Goodfuckingday, 16/1/08.

  1. Goodfuckingday

    Goodfuckingday Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    23/7/04
    Bài viết:
    1,046
    Habour of tears ( 1996 ) – Camel – Progressive stuffie “rock.”
    [​IMG]
    Làm ơn nghe các track đúng theo thứ tự và liền nhau nhé:
    Mã:
    http://lazzycat.net/gamevn/hbd85/1996%20-%20Harbour%20Of%20Tears.rar
    PASS unrar:     mediateamgamevn
    Gfd vẫn nhớ hôm Tết dương vừa rồi mở đài thật to album này mẹ có nói với gfd là “ sao mày dạo này ko nghe cái loại nhạc gào rú hò hét nữa à “… chẳng đáp lại gì cả + ngồi ăn nốt đĩa bánh cuốn tôm to tổ chảng nhưng trong đầu gfd chợt có thoáng buồn và nghĩ rằng: giá mẹ cũng nghe nhạc rock, giá mẹ cũng chịu biết đôi chút tiếng anh thì gfd sẽ nói cho mẹ hiểu rằng đây là 1 kiệt tác, một của nợ ko thể bỏ qua giống như bát nước chấm bánh cuốn thiếu đi chút thơm thơm dìu dịu và thoang thoáng chua của quả quất. Và chắc chắn mẹ gfd cũng ko thể hiểu được cái tâm trạng ấy mẹ cũng từng trải qua, cũng từng bạc biết bao nhiêu tóc trên đầu vì nó. Quả thực vậy, nếu bạn là 1 người yêu thích nhạc rock thì đây là 1 album ko nên bỏ qua. Tất nhiên cũng chống chỉ định cho 1 vài thằng cha bảo thủ ở box-an-gvn.
    Gfd vẫn còn nhớ đã đi xem 1 show nhạc rock,( show đó gfd bị 1 thằng gay nó bóp mông!) anh Trần văn Lập có nói 1 câu như thế này: “Đâu cứ phải gào lên điên cuồng mới là nhạc rock. Nhạc rock còn có những bản ballad..” Vầng, thằng Lập sit nó nói đúng, âm nhạc được con người viết ra để nghe, để tối tối những thằng dở hơi như gfd mở lên và tự sướng ( nghe 1 mình rồi vỗ đùi đen đét! ). Âm nhạc là những bức ảnh động chụp lại những suy nghĩ, trăn trở của bản thân người nghệ sĩ… nếu may mắn ta cảm được hay đồng điệu được thì chắc chắn trong thâm ta sẽ thấy rất … sướng =)). Ôi đúng là tự sướng cũng thật là sướng. Thôi ko lan man nữa. đi vào chuyện nào.

    Habour of tears ( thích viết là Habor hơn nhưng trên bìa album nhỡ ghi Habour rồi ) ra đời vào năm 1996. Nó là cái khoảng giữa của Camel vào thập niên 90 với 3 album mà bản thân gfd rất thích: Dust and dreams – Habor of tears – Rajaz. Mỗi cái 1 vẻ riêng của mình nhưng bản thân tự nghiệm lại, gfd nghe Habour of tear nhiều nhất. Lý do ấy à? Ờ, nó là 1 concept album: nó kể về câu chuyện của người cha của Lead guitarist + vocal của Camel: Andy Latimer. Ấy là những năm khoàng từ 1916 – 1922 khi người dân Ire Land lũ lượt rủ nhau lên tàu vượt Đại tây Dương tìm đất Mĩ màu mỡ để theo đuổi 1 thứ nghe thật đẹp “American Dream”. Giấc mơ đất Mĩ, ấy là chuyện có thật nhưng có được mấy người được nếm cái cảm giác ngọt ngào của 1 giấc mộng màu hồng. Đổi lại họ đánh mất nhiều thứ lắm. Tráo đổi cho đôi phút nông nổi họ đánh mất cả tuổi trẻ, gia đình, tình yêu…và quan trọng họ bỏ lại cả quê hương ở sau lưng mình. Giờ đây, gfd đang tưởng tượng ra những đêm mùa đông thật lạnh khi câu bé Andy Latimer ngồi bên cha mình và nghe ông kể về những tháng ngày xa xứ. Chẳng hiểu sao lúc này gfd lại chợt nhớ ra đôi câu thơ hồi còn học cấp 3:
    “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn “.
    Sẽ là ko thật sát nếu so sánh album này với 2 câu thơ của Chế Lan Viên nhưng nhớ quê hương da diết, buồn sầu, hoài cổ … dẫu có là ở 2 người đàn ông sống cách nhau nửa vòng trái đất và cách nhau đến mấy chục năm thì cũng vậy cả thôi.
    Nếu nhận xét thật công bằng, rõ ràng album có được xây nhựng từ những mảnh vụn được lục lọi trong kí ức về 1 người cha đã khuất của Latimer nhưng chẳng hiểu sao gfd nghe album nó thấy nó thật sự liền mạch. Đúng thế, các mảnh vụn của kí ức có thể là rời rạc nhưng tình cảm đối với người cha sẽ luôn là thường trực…âm nhạc vẫn vốn luôn được dẫn lối bằng cảm xúc chứ đâu bời “facts” – những sự kiện. Chẳng 1 kẽ hở, ko một chút gợn bẩn của thứ âm nhạc ẩu tả. Album ko dùng nhiều vocal, và gfd thích như thế hơn và rõ ràng như thế cũng hay hơn :| . Lý do là như này: đối với âm nhạc mang hơi hướm tự sự thì hát sẽ là lời nói, còn phần nhạc sẽ là suy nghĩ. Biết là nói và nghĩ là 2 cái rất rất gần với nhau nhưng đối với những người sinh ra ở nửa đầu thế kỉ trước (1947) và lớn lên ở nhũng năm 70 thì có lẽ họ là cái trong đầu họ mới là sỏi đá ( nói và làm mới là 2 cái khác nhau xa nghen anh em, đừng bắt bẻ nhé ehehe). Bây giờ lướt 1 qua xem nếu mà nghe album này thì gfd sẽ tự sướng như thế nào nhé :)):

    - 2 tracks đầu: Irish Air và Irish Air ( Instru ): mở đầu dòng kí ức của 1 người đàn ông 49 tuổi về cha mình là 1 dư vị về quê hương Ire Land với 1 giọng vocal nữ - ko biết là của ai và phần nhái lại giai điệu đó với những câu lead sạch sẽ, rõ ràng nhưng thật sâu. Ờ thì sâu, vì chẳng ai có thể phủ nhận giòng máu chảy trong lão ta là 1 dòng máu nào khác như Công gô Kenia mà ko phải Ire land cả. ( Andy – thích gọi cái tên này hơn là Andrew ). Hơn thế nữa độ mềm của cảm xúc ( khi được chuyển hóa sang âm nhạc ) còn mềm mại hơn rất nhiều với tiếng flute sắt cũng là do Latimer thổi. Đâu chỉ có thế, cello nữa chứ và cũng là do Latimer chơi nốt! Tất cả thật nhẹ nhàng, thoang thoảng như mùi vị của quê hương nhưng ai dám bảo nó ko day dứt? Khúc intro như vầy quả thật là đẹp.
    - Track 3: Habour of tears là sự nối tiếp cho những cảm xúc cho phần intro. Lại nói về các chủ thể của các mảnh vụn kí ức, giờ đây nó đã cụ thể hơn rất nhiều. Đó là bến cảng chiều chia ly… Mở đầu bằng phần vocal ( và hát cũng thật nhẹ ) thỏ thẻ như lời chia tay đối với người ở lại và kết thúc bằng những câu lead hay ho “mềm oặt”. Đừng cười cái cách dùng từ của gfd. Này nhé, chia tay để lên tàu nhé, rồi tàu đi xa dần khỏi bờ, sau đó người đàn ông chỉ biết thẫn thờ nhìn lại. Đùa chứ có là gỗ đá thì anh ta cũng chẳng thể nào cứng cỏi như thằng Nhật hay thằng Tú được =)).
    - Track 4: Cóbh, nó là tên 1 địa danh. 1 thành phố cảng ở Tây Nam nước Ire Land. Chủ thể của các mảnh vụn kí ức ngày 1 cụ thể hơn nhưng hình như có 1 cái gì đó phi logic ở đây thì phải. Cũng chả trách, bởi đã là hồi ức thì đừng nên đem dăm ba cái chuyện hợp lí hay ko, nhất là trong nhạc. Rõ ràng đây là 1 track để làm 1 khúc intro cho track tiếp theo. Ngắn, nhưng hay bởi nó thể hiện đỉnh cao cho công việc hòa âm của âm nhạc ở mức độ chuyên nghiệp. Âm lượng của các nhạc cụ rất vừa phải và hài hòa, từ key, cello, vocal đồng ca … tất cả đều vừa phải và sạch sẽ…
    - Track5: Send home the slates: giai điệu nhí nhảnh con cá cảnh, vui tươi con đười ươi…Nó kể câu chuyện của người đàn ông đã ở bên xứ lạ. Anh ta say sưa kiếm tiền, say sưa với những hi vọng ở chân trời mới…nếu chỉ vậy a ta sẽ là người vứt đi. Và bài hát đã ko để anh ta thành 1 con người vô tâm đến vậy, a ta kể chuyện mình từ đầu bài hát cho đến 1:50 và solo guitar. Tiếng lead rất ko hề bị khô cứng nhưng cũng chẳng bị mảnh, vẫn rõ từng note 1 và rất dày. Đó là những dòng suy nghĩ của a ta khi viết thư về cho gia đình:
    'll not send empty letters,
    I know you need the rent.
    Dad, you deserve a new pair of boots,
    I know it's money well spent.
    So kind regards,
    I'll work hard -
    to send home the slates.

    PS. Dear Ma,
    I send my picture.
    Don't let the family forget me...
    Các câu guitar khéo léo vẫn luôn liên tục như những dòng suy tư và được hài hòa với trống khua 1 đoạn và bass fill 1 đoạn. Đó chẳng phải là prog . Bài hát kết thúc với 1 đoạn nhạc sặc mùi giao hưởng ( bọn nó dùng contra bass làm nền thì phải :| )
    - Track 6: Under the moon: thực a là 1 đoạn lead trên nền nhạc giao hưởng. Nó là đoản khúc buồn của gã trai sau khi đi gửi thư về, ngồi buồn độc ẩm dưới trăng. Sorry, gfd chỉ tưởng tượng ra được như thế thôi.
    - Track 7: Watching the Bobbins: 1 track sặc mùi Blues và đi theo lối đi của David Gilmour! Chỉ tiếc là giống như Crespo, Andy sinh nhầm thời, đúng lúc những người như Batistuta và Gilmour đang nổi. Bài hát kể về chuyện lòng vòng cái cuộn chỉ quay trên 1 cái máy khâu ( ko chắc đâu, tưởng tượng ra thế thôi, nhưng bobbin là cuộn chỉ đóa) Track này từ âm hưởng cho đến kiểu nhạc gfd thấy rất giống với Another Brick In The Wall. Cũng tiếng lead khéo léo, cũng tiếng guitar điện nền đánh từng tưng day đi day lại 1 2 dây, cũng nền key u u và cũng 1 kiểu tâm sự như thế: đời hối hả nhưng buồn. Thế này nhé, cứ thêm 1 viên gạch ở trên 1 bức tường thì bức tường cách li Pink( trong album The Wall của Pink Floyd) với cuộc đời lại càng cao ngất…còn đây, cứ 1 cuộn chỉ quay hết, người ta kiếm thêm được 1 vài đồng bạc lẻ nhưng lại càng cách xa hơn với quê hương. Bài này gfd chấm 9 điểm cho những đoạn trống dồn nhẹ nhàng nhưng thực sự hợp lí.
    - Track 8: Generations: Lại 1 track mang nặng âm sắc của nhạc giao hưởng. Và quả thực bản thân gfd chẳng biết phải nên cảm nó như thế nào thì hợp lí vì thực sự nó đơn thuần là 1 khúc dạo cho track sau.
    - Track 9: Eyes of Ireland: Đó là câu chuyện của người bà kể cho đứa cháu mình nghe về những người đã ra đi đến chốn đất khách. Họ rời khỏi bến cảng chia ly nhưng “ con mắt của họ vẫn luôn mong ngóng và mơ về Ire land trong hồi tưởng” dẫu cho tuổi tác có đổ ập về, mắt cũng lòa dần đi nhưng những hình ảnh về Ireland vẫn luôn khắc đậm sâu trong hồn. Cấu trúc bài hát bao gồm tiếng guitar clean tỉa sạch sẽ và hình như dùng note luyến cho verse chính + tiếng flute + leag guitar…thật ấn tượng.
    - Track 10: Running from paradise: đó là 1 kiệt tác! Nó kể về 1 cuộc đấu tranh tư tưởng để ra đi khi giấc mơ Mĩ đã tan vỡ. Nó có tiếng flute lưu luyến, nó có bứt rứt của tiếng lead guitar, nó có tiếng key của bi kịch loang choang của 1 hoài bão bị chặt phá. Kết thúc bằng tiếng key là chủ đạo. Và khát vọng trở về đã chiến thắng.
    - Sang đến track tiếp theo: có lẽ vẫn mô típ như vậy nhưng tiếng bass và cello được hòa âm ở mức rất ổn đã làm cho track trở nên cân bằng hơn. Đặc biệt là mấy giây cuối bài có những âm thanh kì lạ của key nghe rất lạ tai nhưng chẳng thể chê vào đâu được. Và nên giành chút thời gian cho lyric chứ nhở:

    Searching for fragments
    of old yesterday,
    I stand at the edge
    of my childhood to find
    I long for the shadows
    that danced at the end of the day...
    - Track 12: coming of Age: ko khí nhìn chung đã rùng rợn hơn, nhạc đã có vẻ rõ hơn là của Camel với những câu key đặc trưng song song lead và tiếng bass rất nổi. Tiếng lead thì vẫn vậy chậm rãi nhưng sâu lắng đừng hỏi. Gfd chợt nhớ lại 1 ý cũng tương tự như tâm sự bài hát này của cả Đặng Dung và Phạm Ngũ Lão: “ đời trai chưa làm được điều gì để lưu danh sử sách thì bất chợt ngẩng lên tóc trên đầu đã bạc”
    - Track 13: Hour of candle: đó là bài hát mà Andy viết cho người cha đã khuất của mình. Nó là sự chắp ghép hoàn hảo cho những mảnh vụn kí ức về cuộc đời một con người. Kĩ thuật đánh guitar của Andy thì đừng bàn, cũng đủ cả nhưng câu guitar tâm trạng, cũng vuốt dây, cũng quét phím…nhưng cũng chẳng quan trọng gì hết. Hãy cứ thả hồn mình trong những dòng suy tư le lói như ngọn nến trong tâm tưởng của Andy. Và track kết thúc với đôi ba câu hát thật nhẹ ( giọng nữ ) và tiếng song biển dạt dào như nỗi nhớ về 1 thời đã xa xôi mà andy chỉ được biết đến qua những lời kể. Gfd thấy Andy vẫn ngồi đó, bên bờ biển đêm thật gió và lạnh,Thế nhưng, ánh sáng từ ngọn nến ấy đang tỏa sáng hơn bao giờ hết.
    Lẽ ra đã review xong rồi, post được rồi nhưng gfd chưa muốn làm cái đó ngay. Cố câu thêm 1 đoạn dài nữa. Lúc này đây gfd cũng như Andy đang nhớ về mảnh đất miền Trung khắc nghiệt, nơi ngày xưa mẹ gfd đã phải bỏ trốn ra đất bắc. Chẳng có song biển dạt dào ( vì nó là miền núi nghe chưa) chỉ có gió Lào thật nóng. Nhưng mơ về quê ngoại, mơ về chốn xa xăm chưa hề được biết đến của những năm chiến tranh, mơ về những hố bom và mơ về quê hương mình từ trong 1 cái xó xỉnh của Hà Nội đông đúc chật chội chẳng phải là 1 câu chuyện để dành riêng cho tự sướng =))
     

Chia sẻ trang này