Việc làm thêm cho sinh viên không chỉ giúp bạn kiếm tiền mà còn giúp nâng cao kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm công việc. Tuy nhiên phần lớn sinh viên đều chưa tiếp xúc với môi trường làm việc nhiều. Bởi vậy, sinh viên thường có xu hướng mắc phải sai lầm khiến công việc trở nên căng thẳng. Tránh làm 5 việc dưới đây sẽ đưa công việc của bạn vào đúng quỹ đạo Yên lặng Đồng tác giả cuốn “ Những cuộc đàm phán quyết định”, Joseph Grenny and David Maxfield mới đây đã chỉ ra rằng 56% sinh viên khi làm thêm thường lo sợ, không nêu ra những khó khăn khi làm việc, ngại tiếp xúc và nói chuyện với sếp hay giải quyết vấn đề chốn công sở. Sinh viên thường cho rằng đây là giải pháp giúp họ tránh sự mâu thuẫn trong công việc. Tuy đúng là việc yên lặng không gây ra sự xung đột ngay lập tức, nhưng về lâu về dài, đây hoàn toàn không phải là một “ cao kiến”. Bạn đang đi làm thêm, nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với sếp và đồng nghiệp hàng ngày bởi vậy nếu bạn cứ trốn tránh vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết. Có thể bạn không tin rằng con người có thể thay đổi hay sếp sẽ hiểu nhân viên, nhưng bạn làm sao biết được nếu bạn không thử? Bởi vậy, hãy nêu lên ý kiến của mình, nếu không bạn sẽ luôn luôn là ngườii chịu thiệt thòi và đôi khi áp lực quá cao sẽ khiến bạn không chịu được công việc. Đa nhiệm Bởi việc làm thêm cho sinh viên ngốn cũng không ít thời gian mà bạn lại còn việc học trên trường, nên bạn thường cố gắng làm càng nhiều việc một lúc càng tốt thay vì tập trung chỉ làm một. Tuy vậy, một nghiên cứu vào năm 2009 do Đại học Stanford thực hiện đã chỉ ra rằng, việc đa nhiệm thật ra không khiến năng suất làm việc tăng lên mà ngược lại còn bị giảm sút. Lý giải cho việc này, Janesse Bruce - đồng tác giả cuốn “ 14 ngày lấy lại sự cân bằng, vui vẻ hạnh phúc” chỉ ra rằng “ Đa nhiệm không giống như chơi tennis hay học tiếng Anh, bạn sẽ không thể giỏi hơn chỉ bằng luyện tập”. Ngoài ra, bà cho rằng “ Bộ não của con người không được thiết kế để thực hiện nhiều việc một lúc, và việc bạn cố để thực hiện chúng sẽ khiến bạn mất tập trung. Vì vậy, đa nhiệm thật ra không cho bạn hay cho tôi bất kể một lợi thế nào so với người khác.” Nghiên cứu từ Stanford cho rằng thay vì giải quyết mọi việc cùng lúc, thì sinh viên nên tập trung giải quyết từng việc một cách nhanh nhất có thể. Như thế, bạn vừa có thể hoàn thành công việc nhanh chóng vừa không bị phân tán tư tưởng. Chia sẻ Đừng vội hiểu lầm tại sao vừa khuyên sinh viên không nên yên lặng nay lại khuyên không nên chia sẻ bởi việc bạn chia sẻ ở đây có liên quan đến đời sống cá nhân, riêng tư. Việc bạn chia sẻ những công việc cá nhân, riêng tư này với đồng nghiệp hay sếp nghĩa là bạn đang tạo rào cản với các mối quan hệ trong công ty. Corrie Shanahan, CEO của The Beara từng nói rằng sinh viên hiện giờ thường chia sẻ quá nhiều từ buổi hẹn hò bất thành đến hàng ngày ăn gì. Trừ khi là với bạn thân, điều này không nên được chia sẻ quá nhiều bởi các mối quan hệ chốn công sở thường biến đổi thất thường, không ổn định. Việc nói ra những việc riêng tư đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy hối hận về sau vì đã “ lỡ lời” nói ra chúng. Ở đây, chia sẻ không chỉ được giới hạn ở các cuộc nói chuyện mà còn là các email, tin nhắn. Shanahan nói rằng “ Đừng bao giờ gửi email nếu bạn cho rằng nó sẽ khiến bạn bối rối về sau bởi bạn có thể sẽ gửi nhầm cho người khác”. Buôn chuyện Việc làm thêm cho sinh viên thường tạo cơ hội cho bạn gặp gỡ nhiều bạn bè đồng trang lứa. Điểm tốt của việc này chính là khả năng nhanh thích ứng công việc. Tuy vậy, điểm xấu của nó chinh là việc tán chuyện phiếm. Bill Fish, tổng giám đốc của ReputationManagement.com từng nói rằng: “ Việc tán gẫu là lý do lớn nhất dẫn đến xung đột trong công ty và không biết bao nhiêu lần tôi đã phải đứng ra giảng hòa khi một nhân viên bị nói xấu sau lưng và mất niềm tin vào công việc khi bí mật của họ bị tiết lộ”. Ông còn nhấn mạnh rằng: “ Trong đời sông, việc tán chuyện không có gì là lạ và bạn có thể bắt gặp nó ơ bất kỳ đâu từ đội bóng chuyền của những cô gái tuổi teen cho đến công ty với hơn 500 nhân viên, và phần lớn chúng đều hủy hoại các mối quan hệ và khiến nhân viên phải bỏ việc”. Bill cho rằng cách tốt nhất đẻ giải quyết tình trạng trên là bạn không nên nói gì nếu bạn không nói được điều gì tốt đẹp. “ Tán chuyện không đem lại lợi ích cho bất kể 1 ai, kể cả là người buôn chuyện. Bạn tán chuyện người khác thì người khác cũng có thể bàn tán về bạn. Một môi trường như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển tý nào.” Bạn cần trợ giúp hoặc muốn tìm công việc phù hợp với bản thân, hãy gọi điện hoặc gửi thư cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Số điện thoại hỗ trợ: 04.6684 1818 Email: hotro@vlance.vn Nguồn: http://blog.vlance.vn/giai-dap-ban-khoan-khi-tim-viec-lam-them-cho-sinh-vien-823