Trong dân gian có rất nhiều thảo dược có thể được dùng để chữa các chứng mẩn ngứa mề đay, có loại chữa bằng cách uống, có loại để bôi, có những loại lại để tắm. Mọi người có thể tắm bằng các loại lá cây trồng ngay trong chính vườn nhà mình. Trong đó cây giềng là một ví dụ cụ thể. Nếu nhà bạn không có thì có thể ra chợ mua cũng rất dễ dàng. Cây giềng hay còn gọi là phong khương, cao lương khương. Là loại cây nhỏ, rễ mọc bò ngang, hoa màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Ở nước ta, cây giềng mọc hoang và trồng ở khá nhiều nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được dùng làm thuốc. Đa số mọi người đều không biết rằng cây giềng có các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, đau dạ dày… Bên cạnh đó, giềng còn chứa chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa, điều trị các bệnh về da như ghẻ, mẩn ngứa mề đay, sưng viêm…cây giềng còn điều trị tốt chứng mẩn ngứa mề đay sau sinh của phụ nữ. Để thực hiện việc chữa mề đay bằng cây giềng, mọi người cần lấy một nắm lá giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun lấy nước tắm. Nên tắm khi nước ấm. Ngoài ra, trong dân gian cũng sử dụng khá nhiều loại lá tắm khác để trị mẩn ngứa mề đay, chẳng hạn như lá ba gạc, lá mảnh bát, chè xanh, hạt thì là, lá đậu ván,... Cách làm khá đơn giản và tương tự với cây giềng đã giới thiệu ở trên, tuy nhiên, dù dùng loại lá nào đi chăng nữa, mọi người cũng cần lưu ý khi tắm: - Luôn luôn đảm bảo lá tắm phải được rửa thật sạch, ngâm qua nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã để tắm nhằm loại bỏ vi khuẩn, các loại sâu gây ngứa và lông tơ trên lá, tránh gây kích ứng cho da. Nếu không, đôi khi việc tắm lá có thể phản tác dụng vì khiến da bị nhiễm trùng và gây biến chứng khó lường. - Tuyệt đối không tắm lá khi da xuất hiện những tổn thương như trầy xước, mưng mủ, sưng tấy... vì lúc này da đã mất đi lớp màng bảo vệ, trong khi 1 số loại vi khuẩn bám trên lá tắm vẫn còn sống dù có đun sôi nước. Khi đó, nguy cơ nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và gây nguy hiểm cho cơ thể. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người nên tắm qua bằng nước ấm trước để loại bỏ chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là "tắm tráng" lần nữa bằng nước sạch để loại bỏ lượng bột lá có thể bám trên da. - Không lạm dụng các loại lá tắm như đun nước quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,... vì bột lá có thể đọng nhiều trên da gây viêm da, nhiễm khuẩn,... Hơn nữa, nước tắm pha nhiều chanh/muối có thể kích ứng da, khiến bị xót, rát da. - Mọi người cũng lưu ý, sau khi tắm xong nên lau khô người, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế ra nắng và cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ. Không cho ăn nhiều đồ nóng, không lạm dụng các loại kem dưỡng ẩm vì có thể gây bít lỗ chân lông khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Trong trường hợp thấy da có dấu hiệu sưng tấy, mưng mủ,... cần đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất. Tham khảo thêm chữa trị bệnh ban đỏ.