Có lẽ mong muốn trở thành tay bắn tỉa hàng đầu luôn là ước mơ cháy bỏng của những game thủ Đã - Đang - và Sẽ chơi game FPS (thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất - First Person Shooter). Nhưng không phải ai cũng biết đến ngoài đời những người lính bắn tỉa , họ sống , lao động và làm việc như thế nào. Từ bài viết này sẽ liên tục update về những con người, những hình ảnh đáng tự hào ấy. Đầu tiên, trong lịch sử chiến tranh người mà mình hâm mộ nhất ^^ vì vẻ đẹp cũng như tài năng: Đó chính là : Cô là ai ? (xin phép được gọi là cô ^^) Cô gái ấy là Lyudmila Mikhailivna Pavlichenko, sinh ngày 2/7/1916, ở Belaya Tserkov (Liên Xô cũ, nay thuộc Ucraina). Trong mắt bạn bè thiếu thời và thầy cô, Lyudmila là một học sinh ưu tú, có tính độc lập rất cao và không ai ngờ sau này Lyudmila lại có thể cầm súng giết giặc. Lên lớp 9, gia đình Lyudmila chuyển tới Kiép. Cô gái xinh như hoa vẫn chuyên cần học tập, không thèm để ý tới những “vệ tinh” bắt đầu vè vè bay quanh. Tốt nghiệp bậc trung học, Lyudmila xin vào làm tại nhà máy quân khí Kiép, đồng thời tham gia hoạt động ở một câu lạc bộ bắn súng. Với lòng kiên nhẫn, trí thông minh, tâm lý vững vàng, tốc độ phản ứng nhanh, lại thêm khắc khổ luyện tập, Lyudmila ngày càng thể hiện là một tài năng bắn súng. Ngày 22/6/1941, Hitler xua quân xâm lược Liên Xô. Khi đó, Lyudmila 24 tuổi, đang học tại khoa sử, Đại học Kiép. Giống như bao sinh viên khác, Lyudmila lập tức ghi danh tòng quân. Nguyện vọng của cô là muốn trở thành người chiến sĩ thực thụ, cầm súng nơi tiền tuyến tiêu diệt quân thù. Bất chấp lời khuyên của người sĩ quan tuyển quân và cả cảnh báo về sự tàn khốc, đẫm máu của chiến trường, Lyudmila vẫn kiên quyết không từ bỏ nguyện vọng ban đầu. Cuối cùng, cô cũng được nhận vào làm xạ thủ ở sư đoàn bộ binh số 25. Tháng 8/1941, sư đoàn 25 được giao nhiệm vụ bảo vệ điểm cao Belyayevka. Lyudmila nằm trong đội bắn tỉa. Có gì đó lay động, qua kính ngắm Lyudmila nhìn thấy gương mặt một tên lính phát xít. Tạch! Viên đạn rời nòng súng. Tên lính phát xít chỉ kịp ợ lên một tiếng rồi gục xuống. Mục tiêu thứ 2 xuất hiện. Không một chút do dự, Lyudmila lại bóp cò. Một tên lính phát xít nữa bị tiêu diệt. Ngay trong trận đầu ra quân, Lyudmila đã hạ gục hai tên địch, nhưng quan trọng hơn, nó đặt nền móng cho chỗ đứng của Lyudmila trong đội bắn tỉa, không ai còn nghi ngờ tài năng của “yểu điệu thục nữ” nữa. Từ đó, với khẩu súng trường Mosin- Nagant có tầm bắn hiệu quả trong vòng 550 mét, hộp tiếp đạn 5 viên cùng bộ kính ngắm P.E.4, Lyudmila là một trong số khoảng 2.000 nữ xạ thủ bắn tỉa của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Họ được đối thủ ví như những “bóng ma” trên chiến trường. Không ai phủ nhận sự tồn tại của họ, cũng không ai biết họ đang ẩn náu chỗ nào. Phòng không được, tránh không xong, lực lượng bắn tỉa vì thế được ví như “cỗ máy giết người vô hình”. Đối với Lyudmila, mỗi khi mắt nằm sau kính ngắm, cô không cho phép mình có một chút do dự, yếu lòng hay phân vân. Đạn đã lên nòng là cuộc đấu anh sống tôi chết, tôi sống anh chết, cuộc đọ sức giữa tính mạng và tính mạng bắt đầu. Với Lyudmila, ai chưa từng trải qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết sẽ không có quyền trách cứ họ, những xạ thủ bắn tỉa là kẻ lạnh lùng, vô tình và tàn nhẫn. Chiến tranh đã buộc họ phải bình tĩnh trước tử thần, không được rúng động dù rằng nhìn thấy máu của kẻ địch phun trào sau mỗi lần bóp cò hoặc đồng đội ngã gục ngay bên cạnh. Hơn hai tháng chiến đấu ở Odessa, Lyudmila đã tiêu diệt được tổng cộng 187 tên phát xít. Tuy nhiên, những đóng góp của Lyudmila và đồng đội cũng không làm thay đổi được tình hình. Trước sức tiến công mãnh liệt và ưu thế về binh lực của quân Đức, Odessa thất thủ. Hồng quân Liên Xô phòng ngự ở đây buộc phải rút về bán đảo Crimean thuộc thành phố cảng Sevastopol. Trong một trận đánh dữ dội tháng 6/1942, Lyudmila bị thương vì dính mảnh pháo cối. Biết tin, thống soái tối cao của Hồng quân Liên Xô, Joseph Stalin, lập tức ra lệnh sử dụng tàu ngầm đưa Lyudmila thoát khỏi Sevastopol. Tới lúc này, con số lính Đức thiệt mạng dưới tay Lyudmila đã là 309 tên. Lyudmila trở thành một trong những nữ xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng nhất Hồng quân Liên Xô, nhân vật chính của hàng loạt chương trình, bài báo, nguyên mẫu của nhiều tiểu thuyết... Bị thương gần một tháng, Lyudmila được mời thăm Mỹ. Cô trở thành công dân Liên Xô đầu tiên được Tổng thống Mỹ lúc đó là F. Roosevelt tiếp đãi tại Nhà Trắng. Tiếp tục chuyến đi châu Mỹ, Lyudmila tới một số thành phố của Canađa nói chuyện, kể lại những cuộc chiến sinh tử cam go đã trải qua. Sau khi về nước, Lyudmila được phong quân hàm thiếu tá quân cận vệ. Mặc dù Lyudmila vẫn muốn tiếp tục cầm súng ra chiến trường, nhưng lần này nguyện vọng của cô không được chấp thuận. Ngày 25/10/1943, Lyudmila được vinh dự trao tặng danh hiệu Anh hùng và Huân chương Sao Vàng. Theo sự sắp xếp của cấp trên, Lyudmila trở thành huấn luyện viên bắn súng và tới khi chiến tranh kết thúc, đã đào tạo hàng trăm xạ thủ bắn tỉa cho Hồng quân Liên Xô. Sau ngày 9/5/1945, Lyudmila trở về tiếp tục hoàn thành nốt cuộc đời sinh viên còn dang dở ở Đại học Kiép, rồi vào làm việc trong lực lượng hải quân Liên Xô tới năm 1953 và được phong hàm Thiếu tướng. Lyudmila mất ngày 10/10/1974, khi mới 58 tuổi và yên nghỉ tại nghĩa trang Novodevichye ở Mátxcơva. (bài viết được tập hợp từ tư liệu trên mạng) Còn những cô gái bắn súng thời nay thì sao ! Ui có nhiều lém , ví dụ nhé : Ảnh này lấy ở : http://dacnhiem.gate.vn/TinCongDong/2009/06/5A739E03/
....... cậu không thể so sánh giữa 2 vấn đề cậu nói được 1 bên là thời chiến , nữ anh hung một bên là thời bình ..... 1 pg làm công việc của mình .. thời này pj mà không thế thì mấy ai nhìn
người cầm aka1:mấy thằng sniper đi đâu thế nhỉ.. người cầm aka2(ngoảnh mặt ra chỗ trung lập):1 lũ nó đang ngắm cái gì mà chen chúc 1 chỗ thế nhỉ ...-> dj ra xem..ôi trời..chúng bay bị tịch thu súng .đưa đây đi về hết..=> 1 mình anh ta ngắm