Một ngày nào đó, bạn cảm thấy bụng của mình có những cơn đau quằn quặn. Bạn đến gặp bác sĩ thì được chuẩn đoán bị chảy máu dạ dày. Bạn vô cùng lo lắng và tự hỏi nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây: Chắc hẳn ai cũng 1 lần nghe đến cái tên “chảy máu dạ dày”. Đây là 1 trong những loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nếu nặng có thể gây tử vong. Chảy máu dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu. Đây là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp và mãn tính. Là hiện tượng chảy máu bên trong nên việc cầm máu là rất khó khăn nên khi phát hiện ra bệnh, cần đến ngay cơ sở gần nhất để thăm khám và điều trị. 1. Nguyên nhân chảy máu dạ dày do bia rượu Hình ảnh nguyên nhân chảy máu dạ dày do uống nhiều bia rượu Chảy máu dạ dày thường xảy ra khi bệnh nhân uống nhiều rượu, do vô tình hay cố tính đã uống phải dung dịch acid hoặc kiềm khiến dạ dày bị thủng. Hoặc người đã có tiền sử bị loét dạ dày nhưng vì “ vui quá chén” dẫn đến đau bụng, nôn mửa ra máu. Theo một vài nghiên cứu gần đây, bia rượu được chuyển hóa tới 90 % tại gan nên khi uống nhiều bia rượu cùng lúc khiến gan không kịp chuyển hóa hết, chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm và tiêu tế bào gan. Người bệnh nôn nhiều sẽ làm thủng dạ dày dẫn đến tình trạng chảy máu. 2. Nguyên nhân chảy máu dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori Helicobacter pylori là một trong nguyên nhân chính gây ra chảy máu dạ dày Helicobacter pylori là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Theo thống kê, 50 % dân số trên thế giới đều bị nhiễm vi khuẩn HP, ở các nước công nghiệp thì thỉ lệ này khoảng 30 %, còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì con số này lên tới 80 %. Vi khuẩn HP sở hữu men Urease có tác dụng chuyển hóa Ure trong dạ dày thành khí Amoniac và Carbonic làm trung hòa môi trường acid dạ dày. Chính vì thế, HP dễ dàng di chuyển trong dạ dày mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào. Nơi trú ẩn của HP là ở giữa giữa lớp chất nhày và lớp niêm mạc dạ dày, nơi có độ acid tương đối cao so với acid chung của dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào bên trong cơ thể con người qua đường ăn uống, sau đó luồn sâu xuống lớp nhầy và cư trú ở đó. Tại đây, chúng liên tục tiết ra những độc tố gây loét lớp niêm mạc và bào mòn lớp nhầy dẫn đến viêm loét dạ dày. Trong dạ dày càng nhiều vi khuẩn HP thì càng nguy hiểm bấy nhiêu. Nếu không nhanh chóng chữa trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng hoặc thậm chí ung thư hóa. 3. Nguyên nhân chảy máu dạ dày do sử dụng thuốc kháng sinh Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày khiến dạ dày bị yếu đi, gây ra viêm loét, chảy máu Giá thuốc chữa bệnh viêm thượng vị dạ dày? Sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, ibubrofen….trong thời gian dài cũng là nguyên nhân chảy máu dạ dày. Bởi kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng kháng khuẩn với cơ chế tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày. Tuy nhiên, khi đi vào cơ thể lại không phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi, đâu là vi khuẩn có hại mà lại tiêu diệt hết. Chính vì điều này, khi dùng kháng sinh dài ngày đường ruột của bệnh nhân trở nên yếu hơn. Khi có tác động bên ngoài dễ gây ra viêm loét, thậm chí chảy máu dạ dày. 4. Nguyên nhân chảy máu dạ dày khác Ngoài ra chảy máu dạ dày còn gặp trên những bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan... Ngoài ra chảy máu dạ dày còn gặp trên những bệnh nhân có bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan, ung thư dạ dày, bệnh chảy máu lâu, bệnh bạch cầu, bệnh suy tủy xương, bệnh máu chậm đông, xuất huyết giảm tiểu cầu… Bên cạnh đó, những người bị vấn đề ở bao tử hay tá tràng, mạch máu căng lên. Khi quá tức giận hoặc phấn khích khiến mạch máu bị vỡ, máu tràn vào bao tử. Ngoài nguyên nhân tức giận, sợ hãi hoặc u uất quá hoặc thần kinh bị kích thích đột ngột cũng gây nên bệnh chảy máu dạ dày. Người bị bệnh lở loét dạ dày lâu ngày, vận động mạnh hoặc bị thương vùng bụng, khiêng vật nặng… cũng là nguyên nhân chảy máu dạ dày. Những lưu ý khi bị chảy máu dạ dày Khi các dấu hiệu chảy máu dạ dày đã quá rõ ràng, người bệnh nên tiến hành sơ cứu nhanh chóng để phục hồi thành bảo vệ dạ dày (lớp niêm mạc và dịch nhày) như sau: Khi bị chảy máu dạ dày, người bệnh cần chú ý hơn đối với chế độ ăn uống của mình - Uống mật ong, ăn nhiều dầu thực vật để hạn chế tăng tiết acid ở dạ dày. - Ăn nhiều trứng sữa nhằm trung hòa lượng acid tiết ra - Không ăn thức ăn chưa chín hẳn - Nên ăn thức ăn ở dạng lỏng, mềm nhằm tiêu hóa dễ dàng hơn - Tránh xa thức ăn sẵn như xúc xíchm thịt xông khói, lạp xưởng - Không uống chè hay cà phê, không ăn thức ăn quá cứng, dai, không ăn dấm chua, tiêu, men chua, ớt… Hy vọng thông tin ở trên đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân chảy máu dạ dày cùng các kiến thức cơ bản khác. Nếu còn thắc mắc gì, hãy gọi đến số Hotline để được tư vấn thêm.