Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người phải cực lực chạy theo những yêu cầu mới nhằm tương thích với xu thế hiện đại cũng là lúc con người phải đối mặt với những căn bệnh mới nhiều nguy hiểm, một trong số những căn bệnh ngày càng phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm là bệnh tiểu đường. Chính vì thế nên việc kiểm soát chỉ số đường huyết và cách hạ đường huyết cao là những việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh không khiến người bệnh phải đau đớn nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đường huyết là một khái niệm thuật ngữ dùng để nói đến hàm lượng đường trong máu của mỗi người. Trong cơ thể mỗi người, hàm lượng đường trong máu thường ở một mức nhất định, chúng là những nguồn dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho tổ chức não bộ cũng như các hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, việc hàm lượng đường trong máu có sự biến động, thay đổi như tăng lên hoặc giảm xuống quá nhiều so với mức tiêu chuẩn bình thường được qui định đều là những dấu hiệu bất bình thường của cơ thể. Chỉ số đường huyết và cách hạ đường huyết cao Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính nên một khi đã mắc bệnh thì bạn không thể làm gì khác ngoài việc kiểm soát các chỉ số của cơ thể nhằm đảm bảo không có thêm sự bất thường nào gây hại cho sức khỏe của mình. Cho nên có thể nói việc thông hiểu về chỉ số đường huyết và cách hạ đường huyết chính là chìa khóa vàng dẫn đến thành công trong việc bảo vệ ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường (nhất là đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2). Đối với đại số đông những người bình thường khỏe mạnh, họ có chỉ số đường huyết theo mức chuẩn như sau: Đường huyết bình thường trong cơ thể trước bữa ăn trong khoảng 4 mm (4 mmol/l đến 4,9 mmol/l hoặc 72 mg/dl) Đường huyết bình thường trong cơ thể 2h sau bữa ăn có thể tăng tạm thời lên cao nhất đến mức 7,8 mmol/l (140 mg/dl) Chỉ số lượng đường trong máu ở trạng thái cơ thể phục hồi trong khoảng 4,4 – 6,1 mmol/l (82-110 mg/dl) Đối với những người đã mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết dành cho họ (dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2) có những mức thay đổi như sau: Đường huyết bình thường trong cơ thể trước bữa ăn trong khoảng 4 đến 7 mm (72 mg/dl - 128 mg/dl) Đường huyết bình thường trong cơ thể 2h sau bữa ăn có thể tăng tạm thời lên cao nhất đến mức 8,5 mmol/l Chỉ số đường huyết cao là tình trạng hàm lượng đường Glucose có trong máu tăng cao vượt khỏi mức chuẩn qui định gây ra những hiện tượng bất thường trong cơ thể như: mệt mỏi, cơ thể khát nước, đi tiểu nhiều lần,... xem thêm --> Triệu chứng tiểu đường và dấu hiệu bệnh cần biết sớm. LỜI KHUYÊN BỔ ÍCH: Để tình trạng này không tiếp diễn lâu ngày, bạn nên có những biện pháp làm hạ đường huyết cao như: Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng rau xanh và Giảm lượng thực phẩm có hàm lượng đường cao Hạn chế tính căng thẳng trong cuộc sống Nên ngủ đủ giấc, không thức quá khuya Tăng cường kết hợp các bài tập rèn luyện thân thể Thường xuyên kiểm tra và theo dõi lượng đường trong máu Đối với từng độ tuổi và nhóm người khác nhau sẽ có chỉ số đường huyết và những cách điều trị khác nhau, nhưng cách hiệu quả mà tự nhiên nhất hiện nay là uống nước Khổ qua rừng (mướp đắng rừng) - giúp hạ đường huyết chỉ sau 10 ngày sử dụng. Bên cạnh đó, bạn hãy tự tạo cho bản thân mình một lịch trình ăn uống và luyện tập bài bản để có được một sức khỏe bền bỉ cũng như một cuộc sống lành mạnh.