Ghẻ ngứa là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng ghẻ gây bệnh. Triệu chứng của bệnh gây ra những cảm giác rất khó chịu đặc biệt là triệu chứng ngứa ngáy. Chính vì thế, đây là một trong những bệnh ngứa da gây không ít khó khăn cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần được chữa trị sớm nhất có thể để tránh lây lan làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sau đây là những cách chữa bệnh ghẻ ngứa tại nhà, tuy đơn giản mà hiệu quả lại cao. Những cách điều trị ghẻ ngứa tại nhà hiệu quả: Ngoài việc áp dụng những cách trị ghẻ ngứa theo chỉ định của bác sĩ thì bạn nên có cách trị ghẻ ngứa nhanh nhất này để giúp đạt hiệu quả cao và nhanh chóng khỏi bệnh hơn. - Đặc biệt chú ý và phát hiện những dấu hiệu của bệnh sớm nhất để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Khi bị ghẻ ngứa tấn công, người bệnh không được gãi mặc dù rất ngứa và không được tự ý sử dụng thuốc bừa bãi và tùy tiện nhất là các loại thuốc bôi như: thuốc rầy, thuốc súng, DDT... vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. - Người bệnh ghẻ ngứa nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thân thể, lau khô, đồng thời kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc như thuốc bôi hoặc thuốc xịt theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi tắm xong, bệnh nhân sử dụng thuốc thoa hoặc xịt toàn thân, từ cổ đến chân và tốt nhất là nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc bạn cũng có thể thoa thuốc 2 đến 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 10-15 ngày. - Những vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da như quần áo, mùng, mền, chiếu, gối nên được giặt tẩy thật sạch sẽ, hoặc có thể trụn nước sôi, phơi nắn cho thật khô, ủi nóng trước khi mặc. Khi bị bệnh ghẻ ngứa, người bệnh tránh sử dụng các đồ dùng chung như quần áo, khăn tắm... - Lưu ý khi sử dụng thuốc, nên để thuốc tiếp xúc với da trong thời gian nhất định. Hầu hết các thuốc chữa bệnh ghẻ ngứa được yêu cầu để tiếp xúc với da trong 24 giờ đối với người lớn và trong 12 giờ đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Sau đó, tắm rửa sạch sẽ lại bằng xà phòng. - Bệnh ngoài da này có thể tái phát nhiều lần theo chu kỳ 3 tuần, vì bên trong da còn tồn tại một số trứng của cái ghẻ để lại và sau một thời gian thì nó phát triển và trở thành con ghẻ. Khi bị bệnh lại thì bắt buộc bệnh nhân phải điều trị theo đúng phương pháp. - Phải điều trị đồng thời cho tất cả những người xung quanh cùng bị ngứa đang sinh hoạt, chung sốn trong gia đình, lớp học, ký túc xá... để tránh tình trạng bệnh ghẻ ngứa lây nhiễm lẫn nhau. Tóm lại, ghẻ ngứa chỉ là một bệnh ngoài da thường gặp do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ. Bệnh rất phổ biến và rất dễ lây lan sang người khác, bệnh khó điều trị triệt để nhưng bệnh nhân và cả thầy thuốc cũng rất dễ không thừa nhận vì có nhiều lý do. Bệnh có thể để lại những biến chứng nếu không điều trị sớm, tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bệnh nhân. Việc điều trị ghẻ ngứa khó khăn là do ta dễ dàng bỏ qua các chẩn đoán, bệnh lại có nhiều đợt tái nhiễm liên tục rất dễ nhầm lẫn với những bệnh liên quan khác. Những điều cần biết về bệnh ghẻ ngứa - Bệnh ghẻ ngứa không phải do không giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ - Bệnh ghẻ ngứa lây lan do tiếp xúc gần gũi với người bệnh - Những người trong gia đình khi tiếp xúc với người bệnh ghẻ ngứa thì nên được điều trị cùng một lúc - Sử dụng thuốc thoa đều lên toàn cơ thể ngoại trừ mặt với da đầu, và tắm rửa sạch sẽ vào ngày hôm sau để loại bỏ thuốc trên da. Nếu trong thời gian bôi thuốc có rửa tay thì nên bôi trở lại sau khi rửa và lau khô tay. - Khi đã được điều trị bệnh ghẻ ngứa thì tình trạng nổi mụn đỏ hay bị ngứa có thể giảm dần sau 2-3 tuần lễ. - Đối với trẻ em khi bị bệnh ghẻ ngứa, có thể đi học ngay sau đợt điều trị đầu tiên. Xem thêm: Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em