Điều trị nguyên nhân chảy máu cam theo đông y Cách cầm máu cho trẻ Trước tiên, bạn nên bình tĩnh, dỗ dành bé. Chảy máu cam là dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm khi để lại hậu quả nghiêm trọng. Bạn nên ôm bé trong lòng và khẽ nghiêng người bé, ngả về phía sau. Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Có thể giữ động tác này trong vài phút, cho đến khi máu ở mũi bé ngừng chảy. Cùng thời gian này, bạn có thể “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho bé nghe, cho bé xem một cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của bé). Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu. Nếu các mẹo trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám. Lưu ý: không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ). Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé. Cách ngăn chặn máu Bạn cũng có thể đặt một vật thể lạnh vào mũi của trẻ. Nó có thể là một chiếc khăn được ngâm trong nước đá hoặc khăn lạnh để giảm lưu thông máu trong mũi và cầm máu. Sau khi máu mũi ngưng chảy, bạn nên kiểm tra lại nhịp tim và huyết áp của trẻ. Lúc đó nhớ đừng để con của bạn thổi mũi hoặc xì mũi để tránh kích thích trở lại. Nếu sau 20 phút, máu trong mũi của trẻ vẫn không ngừng chảy, cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay, tránh để bé mất nhiều máu, xây xẩm. Ngăn ngừa chứng chảy máu cam Vì chảy máu mũi có rất nhiều nguyên nhân nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng, để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử lý triệt để chảy máu mũi. Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương. Nếu không khí trong phòng trở nên khô, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho bé. Không nên cho bé nhét bất kỳ vật gì vào lỗ mũi. Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn cho rằng bé mắc dị ứng – yếu tố có thể gây nên chứng chảy máu cam. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về dung dịch muối, để nhỏ mũi và vệ sinh mũi cho bé. Dấu hiệu phải lo lắng Thông thường, hiện tượng đổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ). Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám: – Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi. – Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám. – Bé dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng. – Bé chảy máu cam thường xuyên. – Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi). Bé chảy máu cam thường xuyên, phải làm sao? Chào bác sĩ, Con tôi 5 tuổi. Cháu rất hay bị chảy máu cam. Tôi không hiểu tại sao cháu lại bị như vậy, dù tôi vẫn thường xuyên cho cháu uống nước cam hoặc ăn các loại hoa quả giàu vitamin C. Những đợt cháu bị chảy máu cam, tôi có bổ sung thêm rutin vitamin C theo lời khuyên của bác sĩ nhưng sau đó một thời gian hiện tượng này lại tái phát. Mong bác sĩ tư vấn cách chữa trị. Cách chữa trẻ bị chảy máu cam theo y học cổ truyền Hiện nay một số các bà mẹ đang xem nhẹ việc con bị đổ máu cam mà không biết rằng đổ máu cam kéo dài sẽ có nguy cơ bị u xơ mũi hầu và thường cho con uống các loại thuốc tác dụng cầm máu chứ không điều trị tận gốc bệnh, máu độc vẫn còn trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh khác. Với cơ chế tác dụng như trên Chỉ Huyết PQA hỗ trợ điều trị tận gốc chảy máu cam hiệu quả, an toàn cho mọi người. Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm chữa táo bón, xin vui lòng gọi về Hotline: 0912.534.859 để được các Dược sỹ đại học tư vấn sức khoẻ miễn phí (24/7) Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA