Có nên mua bảo hiểm du lịch hay không?

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi tungseo123, 6/6/21.

  1. tungseo123

    tungseo123 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    22/3/19
    Bài viết:
    0
    Bảo hiểm du lịch là gì? Có nên mua bảo hiểm du lịch hay không chính là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều vì không phải ai cũng hiểu rõ về bảo hiểm du lịch và ý nghĩa của nó là gì? Liệu rằng mua bảo hiểm du lịch có thực sự cần thiết, hiện nay có những loại bảo hiểm du lịch nào, trong trường hợp nào nên mua? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thì bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất!
    1. Bảo hiểm du lịch là gì?
    Bảo hiểm du lịch là gì có nên mua bảo hiểm du lịch? Trước tiên, để hiểu rõ hơn chúng ta cần hiểu rõ bảo hiểm du lịch là gì đã nhé.
    Trong một chuyến đi du lịch hoặc công tác đến một nơi xa, chúng ta không thể nào lường trước được những rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và trong tình huống nào. Đơn giản nhất, những tình huống có thể xảy ra như thất lạc hành lý, mất hộ chiếu, vì lý do nào đó như kẹt xe khiến bạn bị trễ chuyến bay, gặp vấn đề về sức khỏe, ngộ độc thực phẩm…
    Có nên mua bảo hiểm du lịch hay không?

    Những rủi ro này thường đến một cách bất ngờ mà chúng ta rất khó để đề phòng được. Mặc dù đây là những vấn đề không mong muốn, nhưng trong những tình huống này thì bảo hiểm du lịch chính là một phương pháp “tài trợ” rủi ro giúp bạn giảm phần nào giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

    “Bảo hiểm du lịch” đúng như tên gọi, đây là một sản phẩm bảo hiểm cá nhân cho khách hàng khỏi những rủi ro trong một chuyến đi du lịch như giúp bảo vệ sức khoẻ và tài chính.
    Trong một gói bảo hiểm thường bao gồm những quyền lợi như: Huỷ chuyến bay, chuyến bay bị trì hoãn, khách hàng mất giấy tờ tuỳ thân hay hành lý, chi phí vận chuyển y tế cấp cứu, chi phí điều trị bao gồm nội trú và ngoại trú tại bệnh viện… đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm và có những quyền lợi nâng cao tuỳ theo từng gói bảo hiểm.
    Trên thực tế, nếu những tình huống không may xảy ra, nhất là du lịch quốc tế, du khách có thể phải tự chi trả với số tiền khá lớn nếu có phát sinh. Tuy nhiên, với bảo hiểm du lịch tùy theo gói sản phẩm với những ưu điểm riêng biệt, sẽ giảm được khá nhiều chi phí và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng có thể yên tâm trong chuyến hành trình của mình.
    2. Bảo hiểm du lịch có bắt buộc không?
    Có không ít du khách thắc mắc rằng bảo hiểm du lịch có bắt buộc không? Thực chất, bảo hiểm du lịch là loại hình không bắt buộc. Tuy nhiên, vẫn có một số nước yêu cầu du khách mua bảo hiểm du lịch mới cấp visa điển hình như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ.
    Đối với những ai thường xuyên di chuyển, công tác hay du lịch khám phá vùng đất mới thường lo lắng về những vấn đề phát sinh, rủi ro trong chuyến đi của mình thì bảo hiểm du lịch là một phương án tối ưu giúp du khách có một cuộc hành trình an tâm, thoải mái nhất với những gói bảo hiểm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
    3. Các loại bảo hiểm du lịch
    Dựa vào điểm đến, bảo hiểm du lịch được chia thành 2 loại chính là bảo hiểm du lịch nội địa, bảo hiểm du lịch nước ngoài. Đối tượng tham gia bảo hiểm cũng rất đa dạng, có thể là trẻ em đủ 1 tháng tuổi trở lên cho đến người cao tuổi khoảng 75 tuổi.
    Tùy theo mục đích của khách hàng, có thể chọn những gói bảo hiểm phù hợp như:
    Bảo hiểm du lịch chuyến đi: Là loại bảo hiểm cho chuyến đi với thời gian không vượt quá 180 – 182 ngày tùy theo quy định của từng nhà cung cấp bảo hiểm.
    Bảo hiểm năm: Là loại bảo hiểm thích hợp cho người thường xuyên di chuyển, công tác trong năm, với điều kiện mỗi chuyến đi không quá 90 hoặc 180 ngày theo quy định của nhà cung cấp bảo hiểm.
    Có nên mua bảo hiểm du lịch không?
    Có nên mua bảo hiểm du lịch không là một dấu chấm hỏi rất lớn đối với nhiều người trước chuyến đi, và không ít người thường có tâm lý những chuyến đi trước vẫn rất an toàn không có chuyện gì thì mua bảo hiểm làm gì cho tốn kém.
    Bảo hiểm du lịch là loại hình không bắt buộc nên nhiều người thường không quan tâm đến. Tuy nhiên, khó ai biết trước được tương lai xảy ra điều gì, mọi vấn đề có thể phát sinh bất kỳ lúc nào, cho dù đã có biện pháp phòng tránh nhưng không thể nào đảm bảo rủi ro không xảy ra.
    Trong một chuyến đi, chẳng hạn như chuyến bay trì hoãn, mất giấy tờ tùy thân, sức khỏe có vấn đề… thường gây ra thiệt hại không nhỏ đến nhiều du khách. Vì thế, xem xét mua bảo hiểm du lịch là một cách bạn có thể giảm thiểu rủi ro, an tâm hơn rất nhiều cho chuyến đi sắp tới.
    san ve may bay
    [​IMG]

    Tuy nhiên, bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ thông tin, có thể nhờ sự trợ giúp của tư vấn viên để có thể hiểu rõ hơn những quyền lợi của mình. Đối với những nhà cung cấp bảo hiểm có thanh toán trực tuyến thì việc mua bảo hiểm trở nên dễ dàng hơn hết, bạn có thể mua trước chuyến đi vài tiếng đồng hồ với những thủ tục khá đơn giản và nhanh chóng.
    Nhưng nếu nhà cung cấp chưa hỗ trợ trực tuyến, để đảm bảo hợp đồng có hiệu lực, nhận được đầy đủ chứng từ bảo hiểm bạn nên cân nhắc mua trước vài ngày trước chuyến đi để tránh những vấn đề phát sinh trong lúc làm thủ tục.
    Mỗi bảo hiểm sẽ có ưu nhược riêng, phù hợp với từng đối tượng khác nhau, so sánh bảo hiểm du lịch theo từng loại hình sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể nhất như sau:
    Bảo hiểm du lịch nội địa
    Bảo hiểm du lịch nội địa hay còn gọi là bảo hiểm du lịch trong nước. Đối với loại hình bảo hiểm này sẽ chi trả cho người được bảo hiểm trong những trường hợp như: Tử vong do tai nạn, bệnh tật, thương tật vĩnh viễn, sự cố hoặc chi phí phát sinh trong chuyến đi.
    Thông thường, những người đặt du lịch theo tour thì đa phần công ty du lịch đã mua kèm bảo hiểm du lịch cho khách hàng tính trong giá tour. Tuỳ theo quy định và tính chất tour sẽ có những mức bồi thường cụ thể khác nhau.
    Đối tượng tham gia của gói bảo hiểm du lịch trong nước là công dân Việt Nam tuổi từ 06 tuần tuổi – 85 tuổi đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam như nghỉ dưỡng tại khách sạn, tắm biển, tham quan, nghỉ mát, leo núi… (độ tuổi có thể thay đổi tùy theo công ty và sản phẩm bảo hiểm).
    Riêng đối với những người đi du lịch mạo hiểm hoặc tham gia thi đấu chuyên nghiệp như leo núi mạo hiểm, lướt ván, đấm bốc… thường sẽ phải mua thêm gói điều khoản bổ sung để mở rộng phạm vi bảo hiểm chi trả khi có rủi ro.
    Quyền lợi bảo hiểm thường sẽ được chi trả theo số tiền bảo hiểm theo từng mức. Trong trường hợp thương tật vĩnh viễn sẽ được chi trả theo bảng tỷ lệ thương tật, đối với trường hợp không may tử vong do tai nạn sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm.

    Vậy bảo hiểm du lịch giá bao nhiêu? Đối với bảo hiểm du lịch trong nước sẽ bao gồm phí cơ bản và phí bổ sung như sau:
    Phí cơ bản:
    Đối với khách du lịch mua bảo hiểm chuyến phí bảo hiểm sẽ dao động từ 0,004 – 0,015% (Số tiền bảo hiểm/người/ngày).
    Chẳng hạn với STBH (số tiền bảo hiểm) là 70 triệu thì phí bảo hiểm được tính: 70.000.000 x 0,015% = 10,500 đồng/người/ngày.
    Đối với khách chỉ tham gia bảo hiểm du lịch ở những địa điểm nhất định như leo núi, tắm biển hoặc di chuyển bằng đường thuỷ thì phí bảo hiểm sẽ là 0,01% (STBH/lượt/người), những trường hợp còn lại là 0,005% (STBH/lượt/người).
    Phí bổ sung:
    Phí bổ sung trong trường hợp khách du lịch có tham gia thi đấu thể thao thì mức phí là 0,1% (STBH/lượt người).
    Bảo hiểm du lịch quốc tế
    Đối với bảo hiểm du lịch quốc tế sẽ mở rộng phạm vi chi trả hơn so với bảo hiểm du lịch trong nước. Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam ra nước ngoài tham quan, du lịch, công tác, thăm viếng bạn bè, làm việc, dự hội nghị, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật… trong độ tuổi từ 06 tháng tuổi – 85 tuổi, đi với tư cách cá nhân, đoàn thể hoặc tổ chức.
    Các chi phí sẽ được bồi thường theo điều khoản hợp đồng thường bao gồm:
    Tai nạn cá nhân: Những thương tật, bị đau ốm bệnh tật do khí hậu, thời tiết phát sinh trong chuyến đi theo từng mức từ nhẹ đến nghiêm trọng cần điều trị y tế ở nước ngoài và cũng có thể phát sinh sau khi về nước.
    Sự cố liên quan đến chuyến bay: Chuyến bay bị trì hoãn, huỷ chuyến, du khách bị thất lạc hành lý, bị dời chuyến đột xuất và những chi phí phát sinh khác.
    Mất tài sản, chứng từ cá nhân: Mất mát tài sản, giấy tờ có giá trị quan trọng thường khiến du khách hoang mang khi vướng vào nhiều thủ tục rắc rối và không đủ tài chính chi trả trong thời điểm hiện tại cũng được công ty bảo hiểm du lịch chi trả tất cả chi phí phát sinh.
    Những thiệt hại phát sinh khác: Có những trường hợp không mong muốn như du khách du lịch nước ngoài thuê xe, phương tiện di chuyển nhưng chẳng may xảy ra tai nạn gây thiệt hại về xe thường chi phí đền bù khá lớn. Nhưng khi có bảo hiểm du lịch thì vẫn được chi trả trong trường hợp đột xuất như vậy.
    Đối với bảo hiểm quốc tế, du khách sẽ được hưởng những quyền lợi bảo hiểm như: Bảo lãnh viện phí nước ngoài nếu mức chi phí phát sinh trên 2.500 USD/ người. Hỗ trợ du lịch sẽ cung cấp những thông tin du lịch, dịch vụ dịch thuật, đại sứ quán, cơ sở y tế nước ngoài. Dịch vụ vận chuyển, cấp cứu y tế, chi phí ăn uống cho người đi kèm nếu người được bảo hiểm phải điều trị y tế do ốm đau, bệnh tật…

    Hiện nay, những nước bắt buộc du khách mua bảo hiểm du lịch là Mỹ mức phí tùy theo gói bảo hiểm, Úc, Nhật Bản (mức phí tối thiểu thường dao động từ 10.000 – 20.000USD), khối Schengen – Châu Âu (mua bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối thiểu khoảng 30.000 EUR hoặc từ 50.000USD), Thổ Nhĩ Kỳ (STBH đảm bảo tối thiểu từ 815 USD trở lên), Nga (tùy theo trường hợp, cần mua bảo hiểm phù hợp phải có hiệu lực bằng với thời hạn visa), Cuba (du khách cần có giấy tờ chứng minh đã mua bảo hiểm du lịch trước khi nhập cảnh, hoặc phải mua ở cửa khẩu nếu chưa có với mức giá khá cao), Thái Lan (tuy chưa chính thức nhưng nước này cũng đang đòi hỏi du khách quốc tế có bảo hiểm du lịch khi nhập cảnh), tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (sẽ từ chối cấp visa cho người nước ngoài nếu người đó không có bảo hiểm du lịch phù hợp).
    Bảo hiểm du lịch quốc tế có chi phí phụ thuộc vào gói bảo hiểm như phổ thông, cao cấp, thượng hạng và số ngày du lịch như sau:
    Vùng Đông Nam Á: Thường có mức giá từ 6 – 69 USD/người.
    Vùng Châu Á (trừ Nhật Bản và bao gồm cả Australia, New Zealand): Có mức giá khoảng từ 8 – 95 USD/người.
    Toàn cầu (Áp dụng chung đối với Nhật Bản và các nước còn lại): Có mức giá khoảng từ 9 – 106 USD/người.
    Đối với du khách du lịch quốc tế theo nhóm, thì chi phí sẽ được tính như sau:
    Chi phí nhóm = (Phí cá nhân x Tổng số người của nhóm) – Phí giảm.
    Đối với nhóm khách từ 2 – 10 người phí giảm sẽ là 2%, từ 10 – 100 người phí giảm là 3%, từ 101 đến 500 người phí giảm là 5%…
    Như vậy, mức phí bồi thường cho người du lịch nước ngoài thường ở mức phổ biến nhất là 1,5 USD/người/ngày, mức đền bù cao nhất thường khoảng 10.000 USD/trường hợp được các tour đã mua sẵn.
     

Chia sẻ trang này