[Completed] Thác sanh ma giới

Thảo luận trong 'Anime và Manga' bắt đầu bởi asm65816, 30/12/11.

  1. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    Makai Tenshō (魔界転生, Hán viêt: ma giới chuyển sanh) là tên một cuốn tiểu thuyết truyền kỳ của văn hào Nhật Bản Yamada Fūtarō. Tác phẩm này được đăng tải dài kỳ trên báo Ōsaka shimbun từ tháng 12 năm 1964 cho đến tháng 2 năm sau. Tác phẩm này sau đó được tập hợp thành bản bỏ túi (tankōbon) vào năm 1967.
    Makai Tenshō còn là tên bí thuật xuất hiện trong tác phẩm.
    Ban đầu tác phẩm có tên là Oboro Ninpōchō và tên này được giữ mãi cho đến khi xuất bản phiên bản bỏ túi, nhưng đến năm 1981, khi tác phẩm lần đầu tiên được chuyển thể thành phim ảnh thì Yamada đã đổi tên tác phẩm như hiện nay.

    Nội dung

    Yui Shōsetsu, một nhà nghiên cứu binh pháp tình cờ gặp gỡ đạo sĩ Mori Sōiken và bàn chuyện cùng với Tokugawa Yorinobu ở Kishū lật đổ chính quyền, cướp thiên hạ từ tay Tướng quân Tokugawa Iemitsu ở Edo. Mori Sōiken dùng tà thuật "chuyển sanh ma giới" của mình để hồi sinh cho các kiếm khách đã chết và biến họ thành thuộc hạ để mình thao túng. Đây là thuật Ninja (nhẫn pháp) khiến cho những kẻ lúc sắp chết thấy hối tiếc về cuộc đời của mình và nảy sinh ý niệm muốn tái sinh ở dương thế,
    trước lúc lâm chung thực hiện hành vi tính giao với nữ nhân mình yêu thương để có được một thân xác mới.
    Các kiếm hào tái sinh nhờ thuật này được gọi là "chuyển sanh chúng", bao gồm Amakusa Shirō Tokisada, Araki Mataemon, Tamiya Bōtarō, Hōzōin Inshun, Yagyū Nyounsai, Tajima Munenori và Miyamoto Musashi. Những người này là cao thủ kiếm thuật, thương pháp vang danh khắp thiên hạ. Nhưng vẫn còn một người mà Sōiken mong muốn chiếm được thể xác là Yagyū Jūbei.
    Biết được tà ý của Sōiken, Jūbei đã cùng với Sekiguchi Yatarō, một cao thủ Nhu thuật chống lại đám quỷ dữ hồi sinh từ địa ngục.
    Trong phiên bản tiểu thuyết còn xuất hiện các kiếm hào Tamiya Hanbei, Sekiguchi Jūshin, Kimura Sukekurō cùng các con gái, cháu gái bị chuyển sanh chúng sát hại. Đặc trưng của nguyên bản tiểu thuyết là hầu như Jūbei không tự mình đánh bại chuyển sanh chúng mà phải nhờ sự trợ lực của những người này. Trong phiên bản điện ảnh đầu tiên, Amakusa Shirō được miêu tả là tổng đại tướng của chuyển sanh chúng và chi tiết này ảnh hưởng tới nội dung của phiên bản Manga sau này, nhưng trong bản tiểu thuyết thì Amakusa chỉ là một đệ tử yêu của Sōiken và là con rối trong tay hắn.


    Phiên bản điện ảnh năm 1981

    [​IMG]

    Phiên bản điện ảnh đầu tiên của tác phẩm này được đạo diễn Fukasaku Kinji thực hiện với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gạo cội: nam tài tử Sonny Chiba (vai Yagyū Jūbei), Wakayama Tomisaburō (vai Yagyū Tajima-nokami). Trong phiên bản điện ảnh này, vì lý do thời lượng nên đạo diễn đã cắt bỏ hai nhân vật Mori Sōiken và Yui Shōsetsu cùng một nhân vật trong số chuyển sanh chúng.
    Cuối bộ phim có cảnh Jūbei và Tajima-nokami giao đấu với nhau trong toà thành cháy dữ dội. Cảnh này không dùng đến hình ảnh hợp thành từ máy tính mà là cảnh quay lửa cháy thật và là cảnh được đánh giá cao của bộ phim.
    Bộ phim này được biết đến dưới cái tên Samurai Reincarnation ở bên ngoài Nhật Bản và có tác động đến đạo diễn Quentin Tarantino.


    Phiên bản điện ảnh năm 1996

    Phiên bản này do đạo diễn Shirai Masaichi triển khai. Yui Shōsetsu là sứ giả từ ma giới xuất hiện trước Tokugawa
    Yorinobu, kẻ đang ôm ấp dã tâm chiếm đoạt quyền lực từ Tướng quân Tokugawa Iemitsu. Shōsetsu dùng tà thuật để hồi sinh cho 7 kiếm khách đã vong mạng từ trước hòng lợi dụng sức họ để chiếm đoạt thiên hạ. Yagyū Jūbei biết được đã ra sức ngăn cản kế hoạch ma quỷ này.

    Phiên bản điện ảnh năm 2003

    Phiên bản này do đạo diễn Hirayama Hideyuki thực hiện với
    một chút thay đổi trong nội dung so với nguyên tác. Trong số chuyển
    sanh chúng còn có Tokugawa Ieyasu trong bản này.

    Kịch nói

    Tác phẩm Makai Tenshō còn được dựng thành kịch nói hai lần vào
    năm 1981 và năm 2006.

    Anime và Manga

    Makai Tenshō được dựng thành OVA với hai phần: "địa ngục đệ nhất ca"
    và "địa ngục đệ nhị ca" và bị bỏ dở tại đó. Ban đầu người ta dự định xây
    dựng tác phẩm cấu thành từ 4 phần nhưng vì ảnh hưởng của vụ sát hại
    trẻ em hàng loạt tại Kōbei mà kế hoạch không thành.

    Về Manga, tính đến năm 2011 thì có các phiên bản sau:

    [​IMG]

    + Makai Tenshō của họa sĩ Ishikawa Ken: nội dung có thay đổi so với
    nguyên tác tiểu thuyết. Ishikawa Ken đã sắp xếp lại một số nhân vật xuất
    hiện trong tác phẩm, cắt bỏ một số và cho nhân vật Tokugawa Yorinobu
    chuyển sanh ma giới, chi tiết này vốn không có trong tiểu thuyết.
    + Makai Tenshō của họa sĩ Tomi Shinzō: đây là bản Manga trung thực
    nhất với nguyên tác tiểu thuyết.
    + Makai Tenshō Ichimu no ato của nữ họa sĩ Toba Shōko: một tác phẩm dành
    cho thiếu nữ (shōjo).
    + Makai Tenshō Seija no kōshin của nữ họa sĩ Kugo Naoko: một tác phẩm dành
    cho thiếu nữ (shōjo).

    Download full vol

    http://www.mediafire.com/?bbvy35yodw3oq#w5trxaey551kw

    Lời bạt của họa sĩ Manga

    [Spoil]Yamada Fūtarō là một tác gia thú vị!!
    Hễ cầm tác phẩm của ông lên đọc là chẳng biết
    tự bao giờ tôi đã bị cuốn hút vào thế giới của tác phẩm.
    Lần đầu tiên gặp gỡ với tác phẩm của Yamada là khi
    tôi còn là học sinh trung học. Lúc đó tôi đọc rất nhiều, khi
    thư viện của trường trung học không còn đủ sách cho tôi
    đọc nữa thì một người bạn giới thiệu "thử đến thư viện thành
    phố một lần xem, ở đó có rất nhiều sách đại chúng mà thư
    viện trường không có". Lập tức tôi tìm đến thư viện thành phố, và trong
    số rất nhiều sách ở đó thì không biết vì sao tôi lại đặt tay lên
    quyển "Ōedo Ninpōcho" của tác giả Yamada Fūtarō. Và đây cũng là
    lần gặp gỡ của tôi với tác phẩm của Yamada.
    Cầm lên đọc thử thì tôi dường như bị sốc vì không ngờ trên đời
    lại có quyển sách như thế này, không ngờ trên đời vẫn có người
    viết nên những thứ như thế này. Dâm tình, ma quái, sự vô nghĩa, tất cả
    đều có mặt trong tác phẩm cùng những màn hành động nghẹt thở và câu
    chuyện không thể ngờ được. Chỉ trong phút chốc, tôi bị cuốn vào thế giới
    của Yamada Fūtarō.
    Kể từ đó, ngày nào tôi cũng đến thư viện thành phố. Nhưng lúc đó ở thư viện cũng không có đầy đủ hết các tác phẩm của Yamada mà chỉ có rải rác vài cuốn, và tôi cũng không được đọc "Makai Tenshō" (chuyển sanh ma giới).
    Tôi đọc "Makai Tenshō" là khi từ quê lên Tōkyō, lúc đó tác phẩm không có tên là "Makai Tenshō" như ngày nay mà có tựa là "Oboro Ninpōcho". So với các tác phẩm khác trong series Ninpōcho thì tác phẩm này đầy màu sắc SF (khoa học viễn tưởng), tuy nhiên sự thú vị thì không hề thua kém. Và tôi cũng không ngờ được lại có ngày tác phẩm này được Manga hóa qua tay mình.
    Quá trình Manga hóa "Makai Tenshō" bắt đầu từ khi Kadokawa Shoten hỏi tôi có thể vẽ một tác phẩm nào đó dành riêng cho họ không. Tôi có gợi ý về tác phẩm của Yamada Fūtarō và được người biên tập đồng ý. Ban đầu, tôi có xin phép được vẽ tác phẩm mình yêu thích nhất là "Kōga Ninpōcho", nhưng sau bên biên tập lại muốn tôi vẽ tác phẩm "Makai Tenshō" vốn từng được Kadokawa Shoten dựng thành phim. Lúc đó tôi nghĩ rằng nếu xây dựng phiên bản Manga theo đúng nguyên tác thì có lẽ sẽ không bao giờ bằng được nguyên bản tiểu thuyết và cũng đã đắn đo về việc này rất nhiều.
    Tôi nghĩ, nếu cứ dựng theo đúng nguyên tác thì Manga sẽ thua tiểu thuyết mất. Nếu không thêm vào những yếu tố của riêng bản Manga khiến người đã đọc tiểu thuyết lẫn người chưa từng đọc đều thấy hứng thú, ngạc nhiên thì không thể thắng được nguyên bản tiểu thuyết. Và cũng vì không bị tiên sinh Yamada phản đối nên tôi bắt đầu cấu thành nên một ma giới của riêng mình, đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nguyên tác.
    Nhưng thực tế, khi bắt tay xây dựng các ý tưởng trong đầu thành hình ảnh trên trang giấy thì có những lúc tôi cảm thấy khó khăn, thấy không thể hiện được ý tưởng và tưởng chừng sẽ không bao giờ kết thúc. Nhưng cứ thử chạy theo những ý tưởng của mình và tôi cũng đã thu hoạch được những thứ của riêng mình.
    "Makai Tenshō" là tác phẩm đầu tiên tôi được tự do vẽ theo ý thích cho nhà xuất bản nên cảm thấy rất thích thú. Đó là không gian tôi được tự do vẽ vời,
    là vùng không gian không bị giới hạn và là một thế giới đầy hứng khởi.
    Bây giờ nghĩ lại, thấy tranh vẽ của tôi cũng thay đổi nhiều thông qua tác phẩm này và cảm thấy đây là tác phẩm giúp tôi tiến bộ trên con đường của một Mangaka. Bây giờ tôi trở thành Mangaka cũng là nhờ cơ hội do tác phẩm này mang lại.
    Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tiên sinh Yamada Fūtarō, người đã cho phép tôi vẽ lại tác phẩm của tiên sinh và thay đổi theo ý riêng của mình mà không phàn nàn gì.

    Tháng 11 năm 1998[/Spoil]
     
  2. 7juve7

    7juve7 Mega Man

    Tham gia ngày:
    10/7/08
    Bài viết:
    3,465
    ^
    Bộ nầy cậu tham gia trans àh ,nhớ mới coi tới chap 11 ,hình như bộ manga này có hơi nhiều cái đi xa với tiểu thuyết?
     
  3. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    Ừ mình trans bộ này. Trong link down đã có đủ 12 chap rồi.
    Như phần trên có nói, bộ này họa sĩ sáng tạo khác so với nguyên tác, chỉ có phông nền là giống.
     
  4. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,358
    Giờ mới biết ông tác giả này cũng là tác giả tiểu thuyết của Basilisk

    Bác còn biết tác phẩm chuyển thể manga từ tiểu thuyết của ông này thì dịch tiếp nhé, đúng thể loại samurai, liêu trai âm u mà mình thích
     
  5. egvietnam

    egvietnam Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    14/10/10
    Bài viết:
    308
    Amakusa, Yagyū Jūbei là những nhân vật trong bản game fighting Samurai Shodown từ đầu tiên
     
  6. 7juve7

    7juve7 Mega Man

    Tham gia ngày:
    10/7/08
    Bài viết:
    3,465
    ý bạn là sao :-?
    Samurai shodown thì đa số lấy từ hình tượng có thật nhiều ,đổi tên đi thôi ,giữ lại tên thì hình như chỉ 2 người trên với hattori
    đến cuối truyện vẫn ko nói rõ Jubei thật ra là gì nhỉ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/12/11
  7. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,358
    Mình đã coi bản 1981 và 2003 nhận xét bản 1981 hay hơn cả, ít dùng kĩ xảo và nội tâm nhân vật rất thật
     
  8. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    @Matsu: bạn nhận xét giống mình. Bản 1981 có Sonny Chiba và Wakayama Tomisaburou đóng hay dễ sợ. Đoạn cuối xem Wakayama chém kinh hoàng ác liệt '+_+
     
  9. Matsu

    Matsu The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/7/02
    Bài viết:
    2,358
    Nói chung có người ủng hộ bác phải dịch tiếp các tác phẩm dòng Ninpōchō này đấy nhé :">
     
  10. asm65816

    asm65816 Mega Man

    Tham gia ngày:
    23/5/09
    Bài viết:
    3,320
    Nơi ở:
    El Sallia
    Dòng Ninpoucho của Yamada thì không thiếu tiểu thuyết, định khi nào rãnh dịch thử vài cuốn. Còn Anime với Manga thì trước giờ có mỗi Makai Tenshou với bộ Basilisk. Makai Tenshou Anime ra tới nữa chừng thì ngưng, nhưng cũng khác nguyên bản nhiều. Chỉ có bộ Basilisk là bám sát nguyên tác nhưng cũng đã có người dịch hết rồi.

    Nói chung tiểu thuyết của ông này được dựng thành phim nhiều lắm. Có một dạo toàn lên Mega**** tìm các phim Ninja (nữ) của ông này coi :->~~
     
  11. newbienoob1

    newbienoob1 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/08
    Bài viết:
    392
    tks bạn,nghe giới thiệu là thích rồi.Down về xem nhân dịp lễ ;))
     
  12. Phan Tân

    Phan Tân Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/5/10
    Bài viết:
    810
    Phim này mình coi cả 2 phiên bản 1981 và 2003 rồi, đây là so sánh

    1981
    [video=youtube;DqwKqyS9cls]http://www.youtube.com/watch?v=DqwKqyS9cls[/video]

    2003

    [video=youtube;WHm8h_5DviU]http://www.youtube.com/watch?v=WHm8h_5DviU[/video]
     

Chia sẻ trang này