Dành cho những ai trong box mình vẫn còn hứng thú với việc tranh luận. Nguồn Facebook "Hội những người hâm mộ hỏa phụng liêu nguyên". Một bài viết về Lưu Bị: https://www.facebook.com/hplnfanpage/posts/985689374808379 "Lưu Bị - Nhân nghĩa chi quân hay bậc thầy giả dối Đa phần muôn hoa đua nở vào mùa xuân, rơi rớt mùa thu. Dẫu cho có là hàng ngàn hàng vạn đóa hoa nở rộ rực rỡ cũng không chống chọi được với quy luật của thế gian. Vậy mà hơn 1800 năm trước, một đóa hoa đi ngược lại với quy luật của thế gian, đẹp rực rỡ giữa mùa thu hoang tàn. Kỳ hoa đó tên là Lưu Bị - một con người đem nhân nghĩa chống bạo ngược, tỏa sáng giữa bóng đêm, đem lại an tường cho những người kề cận bên mình giữa một thời đại ngập trong biển máu. Họ Lưu có từng xem mình là nhân nghĩa hay không? Người ta nói, chim chết hót thảm thiết, người sắp chết nói lời chân thành. Hãy xem Lưu viết di thư cho con mình: “Chớ thấy việc ác nhỏ mà làm, lại thấy việc thiện nhỏ mà bỏ qua. Cha ngươi đức mỏng, vạn lần chớ noi theo.” Trong lịch sử Lưu Bị không bao giờ nói mình là người nhân nghĩa, chỉ có người khác nhìn nhận như vậy. Vậy những kẻ ngờ nghệch bị Lưu Hoàng Thúc “rêu rao chiêu bài trung trinh” để lừa phỉnh này là ai? Tào Tháo nói với chư tướng: "Lưu Bị, nhân kiệt vậy. Nay không giết, tất hậu hoạn.” Tào Tháo lại nói: "Anh hùng trong thiên hạ chỉ duy sứ quân cùng Tháo mà thôi. Hạng như Viên Bản Sơ, không đáng lo." Viên Thiệu nói: "Lưu Huyền Đức cao thượng có tín nghĩa, Từ Châu nay có hắn thực đã có hi vọng." Trần Thọ nói: “Tiên chủ ý chí khoan hậu, thức người đãi sĩ.” Trương Phụ nói: “(Lưu Bị) uy mà có ân, dũng mà có nghĩa, khoan dung độ lượng mà có mưu lược.” Lữ Bố nói: “Chỉ có ngươi tối trọng tín nghĩa.” Quan Vũ nói: “Ta thụ Lưu tướng quân ân trọng, thề chết không phản.” Khi Quan Vũ thua chạy Mạch Thành gặp phục kích bị cắt mất đầu, Thục giận đánh Đông Ngô. Lưu Bị đã bỏ qua lợi ích mà chọn tai họa, một lần hiếm hoi gạt đi mưu kế của Gia Cát Lượng, lần đầu tiên trong cuộc đời vất đi lý trí chính trị nhân hòa của mình để chân chính giữ được lời thề: “Tuy không sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày, lại nguyện chết cùng ngày cùng tháng cùng năm.” Vì giữ trọn tình nghĩa huynh đệ mà đánh đổi vinh hoa phú quý, đánh đổi cả tương lai vương triều. Ngược dòng thời gian đến chục năm trước, Tào Tháo dẫn quân đánh Từ Châu rửa hận giết cha dẫn đến trận chiến Trường Bản trong lịch sử. Tào Tháo vốn nổi tiếng trong lịch sử ưa đồ sát toàn thành. Mười vạn bá tánh của Từ Châu sợ hãi muốn theo Lưu, Lưu bỏ qua nguy hiểm chậm lại hành trình để cùng mười vạn dân thường bôn ba. Trong lúc binh để lạc cả vợ con của chính mình, suýt nữa đã bị Tào Tháo giết. Đây là người lãnh đạo đối với dân chúng bình thường đại nhân nghĩa. Những năm tháng chiến loạn đó, tình người là thứ rẻ mạt không bằng một miếng bánh. Nhân nghĩa là thứ lỗi thời. Ai mà không mơ tưởng? Nhưng đã chẳng ai dám mang lên nó ngoài Lưu Huyền Đức. Vì “nhân nghĩa” 2 chữ này là một cái gông xiềng, áp lực to lớn như một ngọn núi. Nhìn họ Lưu có thể thấy, kiên trì một đời nên chịu khổ bôn ba, hi sinh nhiều thứ. Năm đó mất Từ Châu về tay Lữ Bố, về sau lại bỏ qua Tây Xuyên bởi Lưu Chương là đồng tông huynh đệ. Nhiều người phê phán việc mượn Kinh Châu không trả là bất tín. Về lý, Kinh Châu vốn cũng không phải của Đông Ngô, thiên hạ lúc đó là của họ Lưu, sao có thể dùng chữ mượn? Về tình, từ sau Xích Bích, Tôn Quyền giữ Giang Lăng, Tào Tháo chiếm lĩnh Tương Dương. Lúc này Lưu muốn nắm Giang Lăng, Tôn Quyền cảm ơn không hết vì họ Lưu sẽ phải chịu áp lực từ họ Tào. Cho nên Kinh Châu là việc 2 bên đều tình nguyện. Về sau, Tôn Quyền xé bỏ minh ước trước tiên, công chiếm bốn quận Kinh Châu. Lưu Bị dời về phía đông, cuối cùng hai bên lại điều đình, Lưu Bị để Tôn Quyền chiếm lĩnh ba quận nam bộ ở Kinh Châu. Lúc này ai cũng không nợ ai. Đông Ngô về sau lại tiếp tục đánh Mạch Thành, phục sát Quan Vũ, đây là hành vi chân tiểu nhân điển hình vì lợi quên nghĩa của thời đại này. Nói Lưu Bị không có cơ mưu là nói dóc! Bởi vì nếu không có cơ mưu thì 10 cái mạng cũng không đủ chết trong thời loạn thế. Nhưng có cơ mưu không có nghĩa là gian trá, càng không có nghĩa là dối trá. Ngày nay thời đại thái bình, chủ nghĩa thực dụng lan tràn. Vậy nên thuyết âm mưu lên ngôi. Người ta thần tượng Lữ Bố chiến thần giết người như ngóe, người ta thần tượng Tào Tháo tài giỏi thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ mình. Ai cũng muốn làm nhân vật chính trong câu chuyện Tam Quốc đó. Mấy ai hiểu được rằng, một khi loạn lạc nổ ra, người huynh đệ chúng ta muốn gần gũi chính là gã khờ Lưu Bị. Vị quân vương chúng ta muốn đi theo cũng chính là đóa kỳ hoa đã nở rộ 1800 năm trước." Nhận xét cá nhân: Người chết từ lâu, vua chúa hay thứ dân cũng xanh cỏ rồi nhưng một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử và văn học như thế này tựa như tấm gương phản ánh kiến thức và tâm tính của người đọc vậy, người thực dụng sẽ có cái nhìn khác, người "ngu trung" sẽ có cái nhìn khác.
Vừa đọc cái này trên FB của HPLN xong , thì bác đăng lun lên forum , hay bác và tui gặp nhau rồi nhỉ ?
Theo ý kiến của tôi , Lưu Bị thật sự rất giỏi , cái thời loạn lạc ấy , cách làm của ông ta lại là " nhân nghĩa " , nó chính là con dao 2 lưỡi , nó giúp ông ta thu phục nhân tâm , có đc lòng người , nhưng nó cũng là chiếc xích trói ông ta lại . Không có bất kì 1 vị quân vương nào trong cái thời loạn lạc đó đi theo đường lối của ông ta , nhưng rồi cuối cùng thì sao nào , sau bao năm kiên trì theo đuổi cái giấc mơ phục hưng Hán thất , ông ta đã có 1 Ngọa Long , cũng từ đây , 1 tên bán chiếu mà đi đâu cũng bị người ta khinh thường ấy đã bước lên ngôi vương , bước lên đỉnh cao của thời đại ngang hàng với đại gian hùng Tào Tháo , Tôn Quyền đấy thôi , 1 kẻ bán chiếu mà lại có thể lưu danh sách sử , vang danh thiên cổ đấy thôi .
thời ở Từ Châu mà Bị ko chơi nhân nghĩa thì chưa chắc đã thua Tháo, mà nếu thu phục được Lã Bố thì xong game( tiếc là Bị còn chả dám thu phục , phản phúc kinh quá sợ luôn)
Không thể biết được Lưu Bị có thật là người nhân nghĩa hay không nhưng có 1 điều chắc chắn có thể khẳng định đó là đường lối của Lưu Bị là sử dụng nhân nghĩa, vì trong thời loạn lạc kẻ gian trá đầy rẫy bốn phương thì nhân nghĩa lúc đó rất quan trọng, nó được lòng dân là 1 vũ khí tối quan trọng giúp Lưu Bị có thể đối đầu với bất kỳ các thế lực khác và có thể dùng nhân nghĩa để lấy lòng kẻ trọng nghĩa. Nhưng dù cho Lưu Bị có mượn tiếng nhân nghĩa nhưng bản chất lại không phải người nhân nghĩa thì cũng ko nói lên được gì. Vì 2 lý do, 1 là Lưu Bị chết trước khi có bất kỳ hành động bội nhân bội nghĩa nào và cả cuộc đời ông chưa từng xảy ra những việc này cho đến lúc chết. 2 là những việc mà Lưu Bị là đều là đường đường chính chính, vì nhà Hán, vì nhân dân, nêu rõ tín trung nhân nghĩa, cái gì cũng chính đáng hết, ko có gì đáng chê trách. Nhưng mà mình với các bạn chỉ là người VN hiện đại, ko có đủ điều kiện chạm tay tới kho tài liệu lịch sử thật về thời Tam Quốc nên khó mà nx đúng được, còn Tam Quốc Diễn Nghĩa thì 7 thực 3 hư, theo mình thấy thì ko thể nx dựa trên tam quốc diễn nghĩa
Theo mình Lưu Bị lấy nhân nghĩa làm vũ khí chứ ko phải vì ông là người nhân nghĩa đâu ! Ko bao h có một thằng nào đứng trên người khác mà lại ngu cả, kẻ thông minh thì ko bao giờ làm chuyện tốt mà ko có mục đích trong thời loạn .Thời bình thì nó sẽ khác có thể họ làm việc tốt ko đòi hỏi gì cả nhưng Tam Quốc là thời loạn lạc chiến tranh, nhân thường đạo lí vốn đã bị đảo lộn thì nó sẽ khác, tình người chỉ là vỏ bọc, gian ác cũng chỉ là 1 cách làm khác của nhân nghĩa, cốt cũng chỉ vì đại cục mà thôi ! Câu trên thì là mình suy xét ra từ tiểu thuyết còn sự thật thì ko ai biết đc ! Lịch sử thì cũng là kẻ thắng viết vốn đã nửa phần gian dối rồi, đã thế còn kinh qua tiểu thuyết thì phần gian dối còn được tăng lên thành 7~8 phần , trừ khi sống thời đó ở gần hoặc thân cận với những cổ nhân lưu danh sử sách kia thì mới biết họ là con người thế nào đc, còn qua câu chữ thì đó chỉ là 1 góc nhìn của người viết !
Nói ra cũng tiếc, nếu Lưu Bị ko mất Kinh Châu thì có thể mọi chuyện sẽ khác, hoặc Quan Vũ ko chết thì Trương Phi cũng sẽ ko chết thì Lưu Bị cũng sẽ ko điên khùng cầm quân cho Lục Tốn nó đốt :( Quá sai là khi ko để một ai sáng suốt bên cạnh Quan Vũ, quá sai quá sai :(
Lưu bị là người nhân nghĩa . nếu ko bên cạnh ông cũng ko có nhiều nhân tài như vậy ? nếu ông ta giả dối sẽ ko báo giờ có được quan công hay gia cát đâu ? thời đại nào cũng cần nhân nghĩa , thời càng loạn thì con người càng quý trọng 2 chữ nhân nghĩa hơn . thời nay thái bình , con người bị vật chất chi phối , nhưng những người từng trãi , hiểu biết nhiều sẽ thấy nhân nghĩa nó quan trọng thế nào
đơn giản là người nhân nghĩa sẽ ko đâm sau lưng mình, ko đem mình ra hiến tế. Ví dụ mình cần nhờ vả 1 việc thì tất nhiên ưu tiên ai tốt bụng hay giúp người, giữ chữ tín. Như Tào Tháo giết cả ân nhân, vác tốt ra thí thì chịu, mạng mình quan trọng hơn cơ mà từ xưa đến nay ở TQ ko mấy vua hiền mà giữ được nước mạnh, vua tàn ác nhiều đứa sợ ko dám làm bậy chứ vua hiền cần có tài hơn nhiều mới giữ yên được nước Còn VN ko tính nước bé nên vua hiền tốt hơn
Thời loạn nhân nghĩa là 1 trong những cách thu phục lòng người Lưu Hoàng Đức mà ko cố gắng nhân nghĩa thì đã ko ai theo hầu rồi, điều này đúng nhưng việc ông có thật sự nhân nghĩa trong lòng hay ko thì chỉ có trời biết ! Còn việc quản lí đất nước thì nước nhỏ ko nói vì vốn là càng nhỏ càng dễ quản lí, còn đất tụi Tàu nó bự thế nào thì đủ hiểu, nên người làm vua 1 nước lớn như thế phải có quyết đoán, mà quyết đoán thì khó mà nhân nghĩa ! Bởi vậy nhiều ông vua ác nhưng lại giữ đc nước mạnh, Tào Tháo mang danh ác nhưng lại từ 1 Kỵ Đô Úy nhỏ nhoi có thể trở thành bá chủ ! Lưu Bị thì chạy hết từ nơi này đến nơi khác, ít khi yên ổn lâu dài. Tới lúc cơ ngơi bắt đầu bình ổn thì đồng minh trở mặt , mất Kinh Châu, mất QV, TP. Nếu ko nhờ Gia Cát Lượng thì vốn đã ko có nước Thục :)
Phần lớn trong quá trình hình thành Trung Quốc là các chư hầu đánh chiếm lẫn nhau, lật đổ, phần chia rồi lại đánh chiếm như cái vòng tuần hoàn trong TQDN nêu lên "phân rồi hợp, hợp rồi phân". Từ đấy xuất hiện vua chúa thường là những người tham vọng, cơ hội nhất trong những người cơ hội, nhân nghĩa bị biến thành trò hề chính trị. Việt Nam thì thời gian chống ngoại xâm chiếm nhiều hơn thời gian nội chiến, vua chúa thường phải là người có lòng yêu nước, có thể hiệu triệu toàn dân cùng hưởng ứng nên tài đức đi đôi với nhau. Lưu Bị và Gia Cát Lượng nếu không bị vướng mắc vào vấn đề bắc phạt phục Hán, chỉ chăm lo yên dân, giữ nước như Việt Nam thì vị thế trong lịch sử có lẽ sẽ khác nhiều.
đúng rồi, với địa hình đất Thục thì ko lo bị thua, cứ chăm lo kinh tế phát triển dân số thì sẽ thành 1 nước mạnh, tiếc là cái tư tưởng cố hữu thống nhất Trung Nguyên ko ai bỏ được
GCL và Lưu Bị không thể chọn cách ở yên đc các bạn biết mà, vậy thì phụ lòng con em danh tướng yêu nước trung thần trong thiên hạ, đời sau sẽ cho rằng Lưu Bị cũng ko có chí lao động đường phố vua tôn hán thất, vả lại chuyện bạn nói là chuyện viễn vông, làm gì có chuyện ở yên chăm lo kinh tế thành nước mạnh rồi độc lập mãi đc, giữa Thục và Ngụy phải có 1 bên mất 1 bên còn, đó là điều ko thể cưỡng lại được và ko thể thay đổi
Bạn nghĩ Tào có để yên cho Bị phát triển ko mà bảo cứ ở yên thì nước mạnh ! Theo mình nghĩ GCL vốn là lấy công làm thủ, nhưng công thì công cho đáng chứ ko phải đánh bâng quơ cho có !
theo lịch sử thì dân số TQ chia 3 phe khoảng 7 triệu, 2 triệu và 1 triệu Ngụy Ngô Thục. Giả sử mức huy động quân là 10% dân số( có thể lên 20% nếu ko còn gì để mất) thì xem biết đó.
Tào cũng nhiều người tài lắm bác ạ.Viên Thiệu cũng thế và Tôn Quyền càng thế bác ạ.Nói chung nhân nghĩa ở đây(theo truyện TQDN) nhìn theo phía mặt ngoài là để lấy tiếng tăm và thu hút nhân tài.Nghe đồn ông A có tiếng nhân nghĩa lại định giúp nhà C .............. quả là nhân tài lên em đến đầu quân thôi.