Loay hoay hành chính 4.0 Cố ép người dân làm thủ tục trực tuyến để đạt chỉ tiêu, trong khi hạ tầng, hệ thống, trình độ còn nhiều hạn chế, sẽ là một sai lầm. Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả Vũ Ngọc Bảo trong bài viết "Thủ tục hành chính 4.0", nói về những bất cập trong quá trình thực hiện chuyển đổi số các thủ tục hành chính. Cảnh những dòng người xếp hàng xin giấy đi đường, làm hộ chiếu, làm thủ tục xuất ngoại, làm thủ tục nhận trợ cấp hay xếp hàng rút bảo hiểm xã hội... là minh chứng rõ nét cho thực trạng hành chính công 4.0 ở nước ta. Đúng là cái gì cũng có điểm xuất phát, không thể đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo khi mà hạ tầng công nghệ thông tin, lẫn trình độ công nghệ của Việt Nam vẫn còn thấp. Nhưng ít nhất chúng ta vẫn phải có kế hoạch phụ để giải quyết cho người dân khi hạ tầng hay giao diện trực tuyến bị trục trặc, chờ sửa lỗi, thay vì cứ ép buộc người dân khai trực tuyến để đạt chỉ tiêu trong khi hạ tầng hệ thống còn nhiều hạn chế. Mấy chục năm ở nước ngoài, từ khi máy điện toán cá nhân còn là điều xa lạ cho tới lúc internet và công nghệ phát triển vượt bậc như bây giờ, tôi chưa bao giờ nghe tới mấy chữ "công nghệ chấm này, chấm nọ" rầm rộ ở cửa miệng truyền thông hay người dân cả. Nó thường chỉ được đề cập đến trong các bản kế hoạch hay lộ trình phát triển của ngành công nghệ nói chung hay của chính phủ mà thôi. Ngay cả trong các nghiên cứu hay thiết kế, các kỹ sư công nghệ sẽ sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật chứ chẳng ai nói là "tôi đang thiết kế thứ này, thứ nọ cho công nghệ x.0 cả". Còn việc gộp một số xu hướng phát triển kỹ thuật thành một phiên bản công nghệ, thường là chuyện của mấy anh làm Marketing, chứ dân công nghệ thứ thiệt họ chẳng quan tâm nó thuộc phiên bản thứ mấy, bao nhiêu chấm cả. Tất nhiên, việc chuyển đổi số vẫn sẽ là xu thế tất yếu của thời đại, dù nó là công nghệ mấy chấm đi chăng nữa. Bởi những lợi ích thiết thực mà chuyển đổi số đem lại cho đời sống và xã hội là rất to lớn, không phải bàn cãi. Tuy nhiên, thực hiện quá trình số hóa thủ tục hành chính thế nào mới là vấn đề cần quan tâm. Đánh vật để xin tạm trú trực tuyến Kỳ vọng dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp mình đỡ khổ khi đi làm giấy tờ, nhưng thực tế tôi mất thời gian và công sức gấp vài lần. 21 Trong các dịch vụ hành chính ở nước ngoài ngày nay, họ vẫn luôn có nhiều giải pháp để có thể đáp ứng các tình huống phát sinh, nhằm phục vụ tốt và thuận lợi nhất cho người dân, từ người không rành máy tính, không có máy tính hay smartphone, cho đến người muốn nộp đơn trực tuyến để tiết kiệm thời gian đi lại... Đương nhiên, họ sẽ khuyến khích người dân tận dụng tối đa dịch vụ trực tuyến vì đó là giải pháp nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Nhưng điểm khác biệt so với ở ta là đó không phải điều bắt buộc và cách làm duy nhất được chấp nhận. Chỉ có rất ít trường hợp quan trọng, người nộp đơn mới bắt buộc phải có mặt tại trụ sở cơ quan hành chính để xác minh là đúng người so với trên hồ sơ, giấy tờ, trước khi ký và cấp giấy xác nhận. Còn lại, hầu hết các thủ tục hành chính cơ bản đều được tiếp nhận và xử lý từ xa để tránh gây phiền hà cho cả hai phía. Chẳng hạn như chuyện đổi giấy phép lái xe. Ở Mỹ, người ta thông báo cho người dân cả một, hai tháng trước khi bằng lái xe của họ hết hạn. Người dân chỉ việc vào trang web xin đổi bằng mới của tiểu bang mình đang sinh sống, điền đầy đủ các thông tin cá nhân như tên họ, địa chỉ và đóng mấy chục đôla tiền phí là hoàn tất thủ tục. Chừng một tuần sau, bằng lái xe mới của họ được gửi về tận nhà. Ở một vài tiểu bang làm kỹ lưỡng một chút đối với người cao niên, nếu trên độ tuổi nào đó có thể phải thi sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành trước khi được tiếp tục cấp bằng lái. Nói chung, hầu như người Mỹ không phải bước chân ra khỏi nhà khi phải làm các vấn đề liên quan đến giấy tờ hành chính. Tóm lại, làm gì thì làm, chúng ta ít nhất cũng phải có kế hoạch phòng ngừa rủi ro (có kế hoạch B, C, D nữa thì càng tốt). Khi kế hoạch A bị trục trặc vì lý do khách quan nào đó liên quan đến hạ tầng, hệ thống, công nghệ còn nhiều hạn chế, chúng ta vẫn có những phương án dự phòng để không bị ách tắc, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Đây là điều luôn cần chú trọng dù là trong bất cứ thời đại nào. Hiếu Dương https://vnexpress.net/loay-hoay-hanh-chinh-4-0-4547298.html Đánh vật để xin tạm trú trực tuyến Kỳ vọng dịch vụ công trực tuyến sẽ giúp mình đỡ khổ khi đi làm giấy tờ, nhưng thực tế tôi mất thời gian và công sức gấp vài lần. Khi mới tiếp cận Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022–2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, tôi thấy rất hay, rất tiện lợi và hữu ích trong thời đại online, đặc biệt là sau đại dịch. Thế nhưng trải nghiệm thực tế không đơn giản như tôi đã tưởng tượng. Cụ thể, tôi đi làm tạm trú tại một phường ở Quận 12, TP HCM. Vì được tiếp cận sớm với đề án và khá rành về công nghệ nên tôi tự tin khi nộp hồ sơ đăng ký tạm trú trực tuyến. Sau khi điền đủ các thông tin (có những thông tin mà nếu không rành sẽ không biết điền gì và ghi sao, như: đăng ký lập hộ mới, chuyển từ xã khác trong huyện tới...). Tôi chụp các giấy tờ cần thiết (đây cũng là cái gây phiền phức nếu chưa từng làm qua vì có những giấy tờ không yêu cầu cụ thể nhưng không nộp là không hợp lệ) như sổ hồng, căn cước, khai sinh, đăng ký kết hôn... và sau cùng là bấm gửi hồ sơ. Tôi đinh ninh là mọi thứ đều đầy đủ, nhưng không phải vậy. Hôm sau, tôi nhận được kết quả rằng: "Hồ sơ không hợp lệ do thiếu thành phần hồ sơ" (thiếu giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, chứng minh mối quan hệ) - tôi ghi nguyên văn kết quả. "Vậy là sao nhỉ?", tôi thắc mắc. Thế là tôi phải photo các giấy tờ và ra công an phường với hy vọng làm trực tiếp cho nhanh. Sau khi chờ một giờ đồng hồ, tôi mới đưa được hồ sơ cho cán bộ tiếp dân. Xem qua hồ sơ, vị cán bộ yêu cầu trên tờ khai CT01 phải có chữ ký của hai người trên sổ hồng thì mới được chấp nhận, sổ hồng cũng phải đi sao y công chứng. Thấy lạ, tôi thắc mắc sao trước đây làm hộ khẩu thì các giấy tờ nộp lên chỉ cần photo và công an đối chiếu đúng bản chính là được thì cán bộ giải thích rằng trước đây "giờ làm dịch vụ công trực tuyến thì không đối chiếu nữa, muốn đối chiếu phải xin ý kiến". Vậy là tôi phải qua Ủy ban nhân dân phường xếp hàng để sao y chứng thực. >> Khổ vì thủ tục hành chính 'một cửa, nhiều ngách' Vậy vấn đề đặt ra là tiện ích của đề án này là gì khi thực tế tôi thấy nó nhiêu khê hơn là làm trực tiếp? Cụ thể, với người dân bình thường, không rành công nghệ và chưa biết qua dịch vụ công thì để xin được tạm trú, bạn sẽ phải trải qua những bước sau: 1. Lên công an phường, nghe cán bộ hướng dẫn từng bước, các giấy tờ phải chụp. 2. Về nhà cặm cụi khai, chụp và gửi hồ sơ. 3. Nếu may mắn không có sai sót, thiếu sót gì, bạn sẽ được cấp tạm trú. Còn nếu sai, bạn phải lên hỏi lại và về cặm cụi khai lại vì không thể chỉnh sửa cập nhật trên hồ sơ bị từ chối. Đây là vòng lặp có thể một lần, cũng có thể là rất nhiều lần mới hoàn thành được. 4. Khi được chấp nhận hồ sơ, bạn phải đi sao y chứng thực giấy tờ và sau đó là lên nộp thêm một lần nữa tại bộ phận tiếp dân. Như vậy, theo các bạn, quy trình thủ tục trực tuyến như vậy có tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn so với cách làm trực tiếp trước đây không (hiện tại công an phường không nhận hồ sơ trực tiếp nữa)? Riêng với trường hợp của tôi, thực tế đã cho thấy nó phức tạp và mất thời gian gấp vài lần.
coding thì ko bao giờ hết bug được, quan trọng cái flow của nó có rành mạch dễ hiểu để người dân hiểu được ko. Nhưng mà UX/UI 0.4 thì như loằn nên là thôi có làm mười kiếp nữa thì vẫn dậm chân tại chỗ thôi
mình cảm thấy mỗi lần làm báo cáo thì chúng lại bảo: áp dụng hành chính 4.0 thuần thục và hiệu quả, hành dân hơn hẳn hành chính 3.0 Cả đại hội vỗ tay!