Hiện nay có rất nhiều chiêu lừa đảo người lao động đi xuất khẩu lao động theo diện thực tập sinh tại Nhật Bản, Hàn Quốc như: Bị nợ lương, không có nhiều quyền lợi chính đáng và thường xuyên bị chủ quát mắng,… Nhưng những người lao động Việt vẫn chấp nhận bám trụ ở Hàn Quốc chỉ để kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình. Kể từ khi sang Hàn Quốc lao động bất hợp pháp, cuộc sống của Tùng (24 tuổi) chỉ quanh quẩn trong nhà máy và phòng trọ rộng chưa đầy 20 m2 dành cho 3 người. Một năm trước, gia đình Tùng vay mượn gần 13.000 USD lót tay cho “cò” để sang Hàn bằng đường du lịch, nhưng thực chất tìm cơ hội ở lại làm việc. Sau khi đặt chân đến Hàn Quốc, Tùng được sắp xếp làm việc tại một nhà máy gia công đồ nội thất, sơn sắt thép ở ngoại ô Seoul. Ở cùng nhà trọ còn có 2 đồng hương quê Nghi Xuân (Hà Tĩnh) và cả 3 người đều là những lao động bất hợp pháp. Tùng nói: “Gần một năm nay em giống như sống trong địa ngục vậy, nhiều lúc muốn bỏ về nhưng cứ nghĩ đến khoản vay bố mẹ đang phải gánh lại cắn răng chịu đựng”. Vốn đi xuất khẩu lao động bằng con đường chui nên bản thân Tùng không biết tiếng Hàn Quốc và đây chính là trở ngại lớn nhất của Tùng. Tùng ngậm ngùi nói: “Nhiều lần chủ bảo em làm việc này nhưng em không hiểu gì, thế là làm sai ý. Cứ như vậy lại bị quát mắng.” Lương mỗi tháng Tùng được trả gần 30 triệu đồng tiền lương, trừ chi phí sinh hoạt, Tùng dành dụm hơn 20 triệu đồng tiền gửi về cho gia đình, nhưng thời gian gần đây 2 tháng chủ Hàn Quốc vẫn chưa trả lương cho cậu. Cuộc sống của những lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc lúc nào cũng căng thẳng , người lao động hoang mang, nhưng nhiều khi vì số tiền lao động tại đây lớn, khiến họ buộc ở lại trang trải cuộc sống,