Cầm tấm bằng đại học trên tay, mắt tôi rưng rưng, vậy là tôi đã không còn là sinh viên nữa. Tôi bắt đầu bước sang một trang mới, trang sách mang tên người lớn… Nhớ cái khoảng khắc hàng trăm sinh viên chen nhau tại các quán photo cổng sau trường in luận văn. Chính xác là 3 tiếng đồng hồ chỉ để đợi tới lượt in báo cáo thực tập dài 25 trang chứ chưa nói tới cuốn luận văn hơn 40 trang. Nhớ từng tiếng gõ búa khi đóng bìa, nhớ giây phút cầm thành phẩm trên tay sau nhiều tiếng chờ đợi. Tôi học tai một trường kinh tế trên địa bàn Hà Nội, hệ 4 năm, và quảng thời gian ấy trôi qua dường như chỉ mới hôm qua.Nhớ ngày tôi mới lên Hà Nội, đích thị nhà quê ra phố. Tôi là một cô gái nhút nhát và hướng nội. Ngày thi vào đại học không phải là lần đầu tiên tôi được lên đây, trước đây cũng bám đít theo các anh chị trong đội thiếu niên lên thăm lăng Bác rồi, nhưng cái cảm giác bỡ ngỡ và trơ trọi thì đúng là lần đầu được cảm nhận. Tôi được xác định trầm cảm trước kỳ thi đại học, áp lực thành tích và điểm số khiến tôi tê liệt. Sợ không đỗ sẽ bị ba mẹ trách mắng, hàng xóm láng giềng chê bai, bạn bè cười nhạo, nghĩ lại thật khâm phục khả năng chịu đựng của bản thân. Tôi không nói chuyện với bất kỳ ai trong thời gian đó, hàng ngày chỉ tới trường rồi về nhà và không đi đâu cả. Vừa về tới nhà là lao ngay vào phòng, đóng cửa lại, ngay cả bố mẹ cũng không nói chuyện gì luôn. Cho đến ngày thi, tình trạng vẫn không khá hơn, hồi đó thi 3 môn, thêm 1 ngày làm thủ tục là ở Hà Nội 4 ngày. Tôi không giám ăn một hạt cơm nào, vì có nhuốt cũng không trôi, mà trước đó tôi luôn là một người có tâm hồn ăn uống. Không bước chân ra khỏi phòng trọ, chỉ mỗi giờ làm bài. Thời tiết lúc ấy là giữa cái ngày nắng tháng 6, buổi tối, ba chỉ muốn dắt tôi ra ngoài cho đỡ ngột ngạt mà tôi đã gắt lên. Thật là một con người khó hiểu. Ba lo lắng cho cô con gái bé bỏng nhưng cũng không thể làm cách nào để lại gần. Ngày thi thứ 2, tôi kiệt sức, muốn buông xuôi, vừa vào phòng thi tôi nằm rạp ra bàn phó mặc cho thời gian trôi qua, trong đầu không có bất kì một suy nghĩ gì, cũng chẳng lo lắng hậu quả nữa. Thế mà giờ tôi đã học xong 4 năm và cầm tấm bằng cử nhân trên tay. Bạn có tò mò không? Lúc đó, còn chừng 15 hay 20 phút cuối, giám thị vỗ vai tôi và nhắc khoanh nốt bài đi em, vì là bài trắc nghệm, lúc ý tôi mới ngồi dạy và tô một mạch 60 câu của đề thi 90 phút. Thế mà cũng được 6 điểm đấy, cũng có 2 môn còn lại kéo lên nên vẫn thừa kha khá điểm vào trường. Và trở thành sinh viên năm nhất, bắt đầu cuộc sống xa nhà trong một tâm thế không hề sẵn sàng vào thời điểm đó. Làm ơn đừng đụng vào cuộc sống của tôi. Tôi ghét ai làm quen với mình, tôi ghét cách giảng dạy ở đây, tôi ghét tất cả mọi thứ ở nơi này. Sách luôn là thứ được tôi nâng nưu, vậy mà nơi này chỉ toàn dùng sách mua tại các quán photo giá rẻ cổng trường, thật không thể yêu thương nổi. Nhưng cái gi đến rồi cũng đến, tôi tham gia đội tình nguyện, các câu lạc bộ khác. Từ khó khan tôi dần làm quen được với cuộc sống mới. Tôi tham gia các hoạt động thể thao của trường và vừa nhận giải vô địch hồi tháng 4 rồi. Còn cái vụ sách vở, nhìn vào cái góc học tập của tôi, gần như toàn bộ dùng sách photo. Mặc cho thầy cô có nghiêm cấm nhưng rồi cũng “bất lực” vì sinh viên sử dụng quá nhiều. Và tôi cũng cảm thấy “nhập gia tùy tục”, thậm chí còn trở thành điều hiển nhiên mỗi kì học mới. Bốn năm đã trôi qua, những kỉ niệm ấy như ùa về, và mãi mãi không thể phai mờ trong ký ức tôi. Từ một người hướng nội khép kín, giờ đã thành đứa lắm mồm, đi tới đâu mang tiếng cười tới đó. Cuộc sống xa nhà, xa vòng tay gia đình thực sự khó khan nhưng giúp tôi trưởng thành. Nhìn lại quãng thời gian ấy, tôi cảm ơn bản thân vì đã cố gang vươn lên thay vì buông bỏ. Tôi yêu cuộc sống hiện tại, yêu những ký ức tôi có được nhất là mỗi lần ghé qua dãy photo nghe tiếng búa đóng sách, ký ức lại như mới hôm qua. Trên đây là dòng hồi ức của tôi về những năm tháng tuổi thanh xuân đẹp đẽ. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi. Kể cho tôi về những kỉ niệm của bạn bằng cách comment phía dưới bài viết này nha!