Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu lịch sử nước ta nói chung, lịch sử quân sự nói riêng của cá nhân cũng như các bạn trong box ! Với thực tế khảo sát từ topic này : http://forums.gamevn.com/showthread.php?922945-1-vai-su-that-ve-cac-chien-binh-Hi-Lap Mình lập topic này để ace mổ xẻ tìm hiểu ! Khuyến khích dẫn tư liệu đáng tin cậy để nâng cao hiểu biết lịch sử nước nhà ! Mong các chiên gia tích cực vào khai phá, thông não cho ace được mở mang kiến thức ! Chúng ta sẽ bàn luân từ cái chi tiết đi ra các cái khái quát, mổ xẻ từ các tư liệu - sự kiện cụ thể rồi khai hoang dần ra ! Với đà đang tìm hiểu 3 lần đánh quân Nguyên - Azz bên topic kia, nay ta tiếp tục bàn luận về chủ đề này với tư liệu tới mới google ở đây Nguồn : wikipedia Thông tin khái quát : - Thời gian : 3 lần vào các khoảng thời gian 1257-58, 1284-85 và 1287-88 - Lực lượng 2 bên : * Quân Nguyên - Mông : Khoảng 25.000-55.000 vào năm 1257. Hơn 200,000 quân và 300.000 dân binh năm 1285. Hơn 300,000 quân và dân binh năm 1287 * Quân Đại Việt : khoảng 200.000-300.000 người năm 1285. Tóm tắt lần 1 : [spoil] Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý quân Mông Cổ và Đại Lý tiến vào Đại Việt. Đích thân Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ dễ dàng đánh tan quân Đại Việt, nhưng đã không thành công trong việc bắt các vua Trần. Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Triều đình nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh đô. Quân Nguyên dù chiếm được Thăng Long, nhưng gặp phải khó khăn về lương thực. Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, hai vua Trần lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích. Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía Nam. Chi tiết : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_1 [/spoil] Tóm tắt lần 2 : [spoil] 27 năm sau, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam chuyển sang. Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa. Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long. Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu). Chi tiết : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_2 [/spoil] Tóm tắt lần 3 : [spoil] Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt. Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước. Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên. Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội. Chi tiết : http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_Nguyên_Mông-Đại_Việt_lần_3 [/spoil] ...
Cuộc chiến chống quân mông nguyên lần 2 thì nên tìm cuốn Thăng Long nổi giận để đọc, hay lắm, đọc mấy lần chưa chán
CÁi chính sử việt thua sử nước ngoài là vì sử nước ngoài có nhiểu điểm hay ho và đặc biệt hơn sử việt nam . Nói thì nói thế chứ thật ra Sử việt thiếu các trận đánh nổi tiếng và hay kém gì Tam quốc của TQ , Cái chính là sử dạy toàn là nói A đánh B , C đánh qua D , E chạy qua F .... nguyên nhân , mục địch , ý nghĩa ... toàn là khô khan , trong khi cái mà học sinh nó thèm nghe nhất là tình hình cuộc chiến nó diễn ra như thế nào ! Có cái đấy thì nói thật tụi học sinh nó còn chăm chú hơn chơi game on nai nữa đấy . Bookm cái này chờ trận DBP và chiến dịch 1968 nào :X
Bắt đầu từ cái sớm nhất đê Có cao nhân nào giải thích giúp mình hiểu được hình dạng của Thành Cổ Loa thực ra là thế nào qua mô tả ghi lại không? Đã biết là thành hình vòng ốc, nhưng không rõ là có phải kiểu lớp sau cao hơn lớp trước như thành Minas Tirith trong LOTR không (dùng tạm hình ảnh này cho dễ mường tượng )
Cho mình hỏi về văn hóa tình dục của cha ông ta thời cổ. ^Thành chỉ đắp đất nên chắc không trắng lóa được như Minas Tirith nhưng hình dạng chắc tương tự.
lớp sau không cao quá lớp trước như trong cái ảnh này đâu bác tại vì nó rộng nữa nên sự chênh lệnh nhau của chẳng nhiều đâu. cái khó khi công thành này mình nghĩ tại giữa mỗi lớp thành có cái hào nước nên ít đường vào thôi
Không phải ! Thành Cổ Loa xây theo kiểu tận dụng đồi núi thấp ở khu vực đó, nối lại với nhau bằng tường đất trộn mảnh gốm sứ hay đá tảng 1 số nơi ! Đất đào để đắp tường ngay tại chân tường tạo thành hào nước luôn ! Ý tưởng và cấu trúc rất tốt rồi giá có điều kiện làm bằng đá toàn bộ như thành Nhà Hồ chắc là kinh hoàng lắm
vẫn là tiếng Việt có điều hơi khác ngày nay 1 chút Ngoài ra tớ đề nghị nên cho bọn trẻ đọc về Hoàng đế Lê Thánh Tông đảm bảo chúng nó khoái ngay