Bên trong chuỗi giết mổ khép kín 1.200 con heo/đêm của Vissan Với đặc thù phân phối, kinh doanh nhiều tầng nấc và đa dạng; vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc mà TP.HCM đang áp dụng chưa đáp ứng đủ lòng tin của người dùng, nhất là khi dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Dù vậy, các cấp ngành của TP.HCM vẫn đang nỗ lực từng công đoạn, góp phần thúc đẩy chuỗi tiêu thụ an toàn... Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban quản lý ATTP TP.HCM thừa nhận, dù thành phố đang rất nỗ lực thực hiện chương trình đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay. TP.HCM là 1 trong số ít những địa phương thực hiện tốt việc giết mổ tập trung – khâu quan trọng để đảm bảo vệ sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm. Ở Việt Nam, hệ thống phân phối đi qua nhiều tầng nấc. Bên cạnh kênh phân phối hiện đại, chợ truyền thống vẫn là nơi tiêu thụ một lượng lớn thịt lợn. Nhưng khi 1 con lợn được xẻ thành nhiều mảnh, nhiều phần khác nhau cho đủ loại nhu cầu của người tiêu dùng thì 1 vòng đeo chân cho 1 con lợn là không đủ. Lợn phải được đảm bảo còn sống khỏe mạnh trước khi được đưa vào giết mổ Vì thế, bên cạnh nỗ lực kiểm soát ATTP từ tất cả các nguồn vào, ra trong chuỗi cung ứng; quy trình chăn nuôi, và giết mổ khép kín mà một số doanh nghiệp áp dụng đang thu hút sự quan tâm lớn hơn từ người tiêu dùng. Vissan đang duy trì mô hình chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ khép kín. “Đây cũng là lý do mà sức mua ở chợ truyền thống hay từ các nguồn trôi nổi có phần sụt giảm trong khi các siêu thị vẫn duy trì và tăng doanh số bán hàng giữa tâm bão dịch tả lợn châu Phi”, bà Lan nhận định. Các dây chuyền giết mổ hiện tại đảm bảo cung cấp thịt lợn an toàn trực tiếp đến tay người tiêu dùng và một phần cho chế biến. Trực thuộc quản lý của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn SATRA, Công ty Kỹ nghệ súc sản Vissan là đơn vị đang thực hiện tốt việc chăn nuôi và giết mổ tập trung, đảm bảo thịt lợn sạch từ trại nuôi đến tận tay người tiêu dùng. Lợn mảnh được đeo vòng truy xuất nguồn gốc ở 2 chân. Dây chuyền giết mổ của Vissan được đầu tư khá hiện đại, công ty này đang duy trì việc giết mổ hàng đêm khoảng 1.200 con. Nhân viên kiểm tra từng mã vạch có thông tin mới cho đi tiếp Vissan đang có 2 trại chăn nuôi riêng, cung cấp khoảng 10% tổng số lợn giết mổ. Số còn lại, Vissan lấy từ các trại chăn nuôi của các doanh nghiệp khác có uy tín và theo quy trình khép kín. Trước khi đưa về giết mổ, lợn từ các tỉnh thành đã được lực lượng thú y kiểm soát an toàn dịch tễ. Thịt mảnh được đưa về khu trữ lạnh để làm mát, đảm bảo hạn chế vi sinh Bên cạnh chương trình truy xuất nguồn gốc Te-food mà thành phố đang áp dụng, Vissan áp dụng hệ thống nhận diện nguồn gốc của riêng mình. Mỗi mảnh lợn đều được đeo vòng truy xuất nguồn gốc ở 2 chân. Cùng với vòng đeo chân, hệ thống tem chứa dữ liệu đều được dán trên các khay chứa từng phần thịt riêng, được kích hoạt dữ liệu tại đơn vị phân phối. Khoảng 3 giờ sáng, thịt lợn được xe lạnh đưa về kênh phân phối Tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn TP.HCM, hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op hiện đang tiêu thụ khoảng 30 tấn thịt lợn/ ngày từ Vissan. Thịt lợn mảnh từ Vissan khi đưa về các siêu thị lại tiếp tục được đội ngũ quản lý đánh giá chất lượng một lần nữa trước khi đưa vào pha lóc để thương mại. Ngay tại siêu thị, thịt được kiểm tra lại nguồn gốc và chất lượng một lần nữa. Thịt lợn được phân ra từng loại với đầy đủ thông tin dữ liệu truy xuất nguồn gốc để khách hàng dễ chọn lựa. Đây là quy trình khép kín từ khâu giết mổ, pha lóc đến tiêu thụ tại các đơn vị có uy tín ở TP.HCM. Hoàn tất quy trình thủ tục, thịt mới được nhân viên đưa vào pha lóc Theo Ban quản lý ATTP, tại TP.HCM hiện có nhiều cơ sở giết mổ lớn từ thủ công, bán hiện đại đến hiện đại. Các lò mổ này phần lớn nhận nguồn lợn từ các địa phương giết mổ, sau đó cung cấp ra các các chợ truyền thống. Từ chợ sỉ, thịt lợn ra chợ lẻ lại chia thành nhiều phần nhỏ khác nhau. Việc truy xuất nguồn gốc với chỉ vài lạng thịt đôi khi chưa phù hợp với thực tiễn tiêu dùng hiện nay. Thịt được Vissan bao tiêu trở lại để phục vụ cho chế biến nếu SaigonCo.op không tiêu thụ hết trong ngày Theo bà Phong Lan, nguồn lợn ở chợ đầu mối, sau khi pha lóc và đưa về các quầy sạp ở chợ truyền thống thì phần nhiều mất vòng, hoặc không có tem truy xuất nguồn gốc… Thịt lợn được bày bán đảm bảo quy trình an toàn khép kín “Thịt lợn từ các nguồn khác nhau đưa về thành phố vẫn đang được đảm bảo an toàn ở mức độ cao nhất. Nhưng rõ ràng, ngành chăn nuôi cần sớm hướng tới quy trình khép kín rộng rãi để đảm bảo mức độ tin tưởng cao nhất cho người dùng” bà Phong Lan nhấn mạnh. http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/b...p-kin-1200-con-heo-dem-cua-vissan-986925.html
Trong này thú y túc trực 24/ 24 nhé. Bao ko có bệnh tật, còn tăng trọng thì ko biết. Heo vô là kiểm, thấy heo nào mệt là đem xét nghiệm riêng. Giết heo cũng kiểm. Mổ ra cũng kiểm. Mổ xong thành phẩm đầu ra cũng kiểm. Thú ý hế t 1 năm thay mới luôn để tránh cấ u kết thông đồng và 2 năm sau mới quay lại.
Chưa biết giết thịt một con heo thế nào , nhưng chứng kiến quy trình giết bò bên này dồi. Cho con bò đứng ngay ngắn trong một cái thùng, phía trước chiếu cái đèn nhẹ nhẹ rồi tăng độ sáng dần như thôi miên. Con bò đang đứng thất thần thì bảy lưỡi dao sắc bén nặng cả tấn xắn xuống với tốc độ cực nhanh , con bò chết không có tí cảm giác đau đớn . Thế đủ nhân đạo chưa
trong này mổ tự động phê lắm, nguyên con hai hợi mà nó đem chích điện cái chết không kịp nhắm mắt, xong nó đem lên máy cắm lưỡi lam quay quay thui thui hồi là sạch lông, xong móc con hai hợi lên móc rồi xả cái rẹt là đứt làm hai...
Hồi đó thoai, giờ hết ùi. Nhà ta có ít cổ phiếu thằng này mà mãi nó ko lên Năm nào cũng lời nhưng ko có đột biến nên giá nó cứ lình xình.
Sao giết lợn tàn nhẫn vậy trời, bộ mấy người hok có lòng thương sao. Vào siêu thị mà mú chứ, trong đó có sẵn có con lợn nào bị giết đâu
Người ta làm thịt Hai Hợi chuyên nghiệp quá đéo như trong cái hộp này Hại Hợi phải ngồi đếm like từ từ đợi đến lúc chết