ĐBSCL trước nguy cơ hết cát

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Vĩnh Viễn Khổ Đau, 30/9/23.

  1. Vĩnh Viễn Khổ Đau

    Vĩnh Viễn Khổ Đau Persian Prince

    Tham gia ngày:
    20/7/21
    Bài viết:
    3,878
    ĐBSCL trước nguy cơ hết cát
    Đình Tuyển - tuyen77772000@gmail.com
    30/09/2023 06:17 GMT+7

    Trong 5 năm qua, ĐBSCL có khoảng 175 - 275 triệu m3 cát được nạo lên khỏi lòng sông, nhưng lượng cát từ thượng nguồn sông Mê Kông bồi đắp cho vùng đất này chỉ còn 2 - 4 triệu m3/năm.
    Đây là những con số được công trình Nghiên cứu Ngân hàng cát cho ĐBSCL của Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) công bố chiều 29.9 sau gần 20 tháng đo đạc, khảo sát và phân tích trên 550 km dọc theo các nhánh chính của dòng Mê Kông tại ĐBSCL.

    Nghiên cứu này thuộc Dự án Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL do WWF-Việt Nam phối hợp Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) thực hiện.

    [​IMG]
    Nguồn cát ở ĐBSCL đang thâm hụt rất lớn khi khai thác gia tăng nhưng lượng cát bồi đắp suy giảm mạnh
    ĐÌNH TUYỂN

    Thâm hụt không thể bù đắp
    Ông Sepehr Eslami, Trưởng nhóm tư vấn Liên doanh Deltares (Hà Lan), cho biết kết quả ước tính trong giai đoạn 2017 - 2022, bình quân mỗi năm hoạt động khai thác cát ở ĐBSCL đã lấy đi khỏi các nhánh sông từ 35 - 55 triệu m3. Trong khi đó, "đầu vào" (tức là lượng cát bồi đắp từ thượng nguồn sông Mê Kông cho khu vực này) chỉ còn 2 - 4 triệu m3/năm. Bên cạnh đó, lượng cát rời khỏi đồng bằng đổ ra Biển Đông được ghi nhận từ 0 - 0,6 triệu m3/năm.

    Qua các dữ liệu trên có thể thấy bình quân mỗi năm lượng cát sông Mê Kông bổ sung cho ĐBSCL chỉ bằng 1/15 lượng cát bị khai thác khỏi lòng sông. Hay nói cách khác, cán cân bồi đắp và khai thác cát ở ĐBSCL đang mất cân bằng và thâm hụt bình quân lên đến hơn 42 triệu m3 cát/năm. Tất nhiên, gần như không có giải pháp nào có thể bù đắp được lượng cát thâm hụt này.

    [​IMG]
    Khoảng 20 năm qua, khai thác cát quá mức đã khiến lòng các sông chính ở ĐBSCL bị nạo sâu hơn từ 10 - 20 cm/năm
    ĐÌNH TUYỂN

    Giải thích về cách tính toán dữ liệu của Ngân hàng cát ĐBSCL, ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia Dự án Quản lý cát bền vững của WWF-Việt Nam, thông tin: Để biết được con số 2 - 4 triệu m3 bồi đắp cho ĐBSCL, nghiên cứu sử dụng phương pháp đo hồi âm đa tia quét dưới đáy sông ở cửa ngõ sông Tiền là TX.Tân Châu (An Giang) và cửa ngõ sông Hậu ở TP.Châu Đốc (An Giang). Từ dữ liệu đo đa tia, sau đó, các chuyên gia tư vấn Hà Lan sử dụng mô hình hiệu chỉnh, tính toán để biết được lượng cát đổ về ĐBSCL là bao nhiêu.

    Trong khi đó, để có được dữ liệu lượng cát khai thác mỗi năm, nghiên cứu đã sử dụng ảnh vệ tinh chụp các tàu khai thác cát với thông số chiều rộng, chiều dài, số lượng cần cẩu khai thác cát đang hoạt động. Dữ liệu này được kiểm chứng, kết hợp dữ liệu khảo sát hiện trường về số lượng xáng cạp, mức độ khai thác, trữ lượng mỗi loại gàu múc cát, tần suất hoạt động… từ đó tính toán ra con số 1 năm trữ lượng là bao nhiêu. Riêng về lượng cát đổ ra biển 0 - 0,6 triệu m3 cũng được tính bằng cách sử dụng thiết bị hồi âm đa tia kết hợp cùng mô hình toán.

    Nửa tỉ khối cát dưới sông
    Cũng theo ông Sepehr Eslami, một phát hiện đáng chú ý khác là tổng trữ lượng cát hiện có ở đáy các dòng sông chính ở ĐBSCL được công bố dao động khoảng 367 - 550 triệu m3. Như vậy, tổng trữ lượng cát còn lại ở ĐBSCL mà Ngân hàng cát công bố lớn hơn rất nhiều so với con số tổng trữ lượng 120 triệu m3 cát do Bộ TN-MT báo cáo Chính phủ mới đây.

    Mục tiêu giảm áp lực lên cát sông
    Ông Hà Huy Anh (Quản lý quốc gia Dự án Quản lý cát bền vững của WWF-Việt Nam)
    Trao đổi với PV Thanh Niên về sự chênh lệch số liệu nói trên, ông Hà Huy Anh cho biết đây là 2 con số được đo với hai mục đích và phương pháp khác nhau. Trữ lượng 120 triệu m3 do Bộ TN-MT công bố là số liệu dựa trên trữ lượng thăm dò các khu vực có mỏ cát, có tiềm năng khai thác. Trong khi đó, 367 - 550 triệu m3 cát mà Ngân hàng cát công bố là toàn bộ cát còn lại dưới đáy các dòng sông chính ở ĐBSCL.

    Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không phải bề rộng sông đoạn nào cũng có cát, mà phân bổ tùy vào từng vị trí. Chẳng hạn như ở đầu nguồn sông Tiền tại Tân Châu có đến 90% bề ngang đáy sông có cát nhưng ở đoạn giữa sông Hậu tại Cần Thơ chỉ có khoảng 50% bề ngang đáy sông ghi nhận có cát. Có những vị trí lớp cát dày 5 - 6 m nhưng cũng có nơi chỉ phủ một lớp cát mỏng 20 - 30 cm.

    [​IMG]
    Nghiên cứu Ngân hàng cát ĐBSCL công bố lượng cát đổ về từ thượng nguồn từ 2 - 4 triệu m3 trong khi lượng cát khai thác 35 - 55 triệu m3/năm
    Nguồn: WWF-Việt Nam - Đồ họa: Lê Duy Quang

    Hết cát, mặn sẽ bủa vây
    Dù khẳng định 367 - 550 triệu m3 cát đang nằm dưới đáy sông không phải là toàn bộ trữ lượng cát có thể khai thác nhưng Nghiên cứu Ngân hàng cát ĐBSCL cũng đã đưa ra những kịch bản khác nhau để thấy rõ hơn tác động của việc suy giảm nguồn cát tự nhiên. Đầu tiên là nếu tăng 5% tốc độ khai thác so với hiện tại thì nguồn cát còn lại ở ĐBSCL sẽ cạn kiệt trong chưa đầy 10 năm tới. Trong khi đó, nếu giảm 5% tốc độ khai thác hiện tại thì nguồn cát ở khu vực này có thể duy trì được tới năm 2040. Còn duy trì mức độ khai thác như hiện tại thì lượng cát cũng chỉ đủ để khai thác đến trước năm 2035.

    Thúc đẩy giải pháp thay thế
    Nghiên cứu Ngân hàng cát ĐBSCL cũng đưa ra nhiều kiến nghị như quản lý cát sông nên được điều phối bởi một cơ quan cấp vùng thay vì theo địa giới hành chính từng địa phương. Cần phải xem cát sông là tài nguyên chiến lược, không phải là vật liệu xây dựng thông thường. Kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cân nhắc/xem xét hỗ trợ các nghiên cứu, phát triển và sử dụng các nguồn thay thế cát bền vững, đặc biệt là với cơ sở hạ tầng đầu tư công. Khuyến khích, thúc đẩy các công trình xây dựng theo hướng tiết kiệm tài nguyên và thiết kế bền vững, ví dụ xây đường cao tốc trên cầu cạn. Kiến nghị các giải pháp ngoại giao xuyên biên giới hướng đến việc quản lý nguồn tài nguyên cát bền vững cho cả lưu vực Mê Kông.

    Tại buổi công bố Nghiên cứu Ngân hàng cát ĐBSCL, WWF-Việt Nam cũng đề cập một số bài học từ các đồng bằng khác trên thế giới đã từng trải qua những xu hướng tương tự với ĐBSCL. Điển hình như Hà Lan, cùng với các quốc gia ở thượng lưu đồng bằng sông Rhine Meuse, đã cấm khai thác cát sông từ đầu thế kỷ 20 khi họ nhận ra rằng cát không còn có thể được bồi đắp bởi các con sông. Hầu hết các quốc gia phương Tây (Pháp, Anh, Mỹ) và Trung Quốc cũng đã cấm khai thác cát sông và trên bờ biển, thay vào đó là thúc đẩy các giải pháp thay thế như sản xuất cát nghiền từ đá, vật liệu tái chế...

    Trên thế giới, hiện một số quốc gia ở châu Âu có tỷ lệ tái chế lên đến 11%, nghĩa là 11% cát được sử dụng là từ tái chế; cao hơn nữa thì có Bỉ (25%) và Hà Lan (gần 30%)...

    Chuyên gia Sepehr Eslami cảnh báo thêm một số phát hiện khoa học gần đây đã ghi nhận tình trạng xói lở lòng, bờ sông, bờ biển, triều cường cao hơn và xâm nhập mặn đang gia tăng ở ĐBSCL chủ yếu do tác động từ thiếu hụt phù sa và cát.

    "Nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra. Trước hết là do phát triển các đập thủy điện thượng nguồn Mê Kông chặn phù sa. Thứ hai, suy giảm cát, sỏi do khai thác cát ở ĐBSCL, Campuchia, Lào và Thái Lan", ông Eslami nói và cho rằng khoảng 20 năm qua, khai thác cát quá mức đã khiến lòng các sông chính ở ĐBSCL bị nạo sâu hơn từ 10 - 20 cm/năm. Đó cũng là lý do khiến triều cường khuếch đại thêm 2 cm/năm, dẫn tới xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển gia tăng, ngập lụt đô thị vùng ĐBSCL cũng ngày càng nghiêm trọng hơn.

    Trên cơ sở các dự báo về độ mặn, Nghiên cứu Ngân hàng cát ĐBSCL còn cảnh báo, nếu khai thác hết 367 - 550 triệu m3 cát còn lại dưới sông, ĐBSCL sẽ có thêm ít nhất 10 - 15% diện tích bị xâm nhập mặn, tức khoảng 4.000 - 6.000 km2, tương đương hơn 4 lần diện tích TP.Cần Thơ.

    Tin liên quan
    [​IMG]
    Nên hút cát biển để đắp nền đường cao tốc ở ĐBSCL?

    Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho hay, khu vực ĐBSCL, giai đoạn 2022 - 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án xây dựng đường bộ cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m³ cát đắp nền
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  2. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,585
    hên quá ko có dự định xây nhà trong tương lai peepo_bored
     
  3. zantan

    zantan John Marston's Redemption CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    21,899
    Để lũ cát tặc nó đào cho lắm vào, giờ ai chịu trách nhiệm đây peepo_bored
     
    jumper thích bài này.
  4. sai3000

    sai3000 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/4/17
    Bài viết:
    2,067
    upload_2023-9-30_15-20-25.png
     
    M-M, Vouu9 and zantan like this.
  5. T.L.A

    T.L.A Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/08
    Bài viết:
    3,995
    Nơi ở:
    Vũ trụ ....
    *ảnh ngón tay chỉ vào màn hình*
     
    M-M and zantan like this.
  6. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh John "Soap" MacTavish ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    17,006
    Nơi ở:
    nhà Karina
    [​IMG]
     
    Little_Girl, M-M, Vouu3.1 and 6 others like this.
  7. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,700
  8. zantan

    zantan John Marston's Redemption CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    21,899
  9. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
  10. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Đây là Lu cát tặc hả?

    Tế Lu pepe-16
     
  11. Hổ mập

    Hổ mập One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    14/12/22
    Bài viết:
    7,608
    Nơi ở:
    Gầm cầu Phú Mỹ
    [​IMG] đũy gấu mặp coi chừng đó
     
    lovelybear thích bài này.
  12. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,700
    !bye
     
  13. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    20,040
    Nơi ở:
    Venice
    Cát tặc dưới này nó chạy ngang nhiên ban ngày luôn, chính quyền là cái đinh gì động vào pepe-15
     
  14. nts_2511

    nts_2511 シェンムー Ryo Hazuki Archer GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/15
    Bài viết:
    9,612
    Nơi ở:
    Coast City
    hết thì qua chỗ khác đào hoy
     
  15. Bị Tiêu Chảy

    Bị Tiêu Chảy Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    22/2/18
    Bài viết:
    5,641
    Nơi ở:
    HCMC
    Ra Bắc đào
     
  16. Black_Squid

    Black_Squid C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/8/23
    Bài viết:
    1,640
    Cát tặc chuyên làm ban ngày có công ty và chế độ phúc lợi có đủ theo luật hiện hành. Có súng bắn chỉ thiên để cảnh báo tàu lạ pepe-15
     
  17. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
    Lại quả cả tỷ chục tỷ/tháng có mắt cũng mù worry-105
     
  18. ntv303

    ntv303 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/14
    Bài viết:
    2,481
    chính quyền báo chí nuôi từ a-z. Ngành siêu lợi nhuận.
     
  19. nuvo125

    nuvo125 The Warrior of Light ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/5/07
    Bài viết:
    2,497
    May quá xây nhà rồi peepo_blesspray
     
  20. Hakbit

    Hakbit You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/07
    Bài viết:
    8,987
    Nơi ở:
    Hanoi
    Nó đào sập cả nhà dân còn chả bị sao nên là yên tâm cát tặc sống phây phây còn con cháu bú cu thôi :)).
     
    zantan thích bài này.

Chia sẻ trang này