Bài viết này là tập hợp các tư liệu về Đế chế Nguyên Mông từ lúc hình thành cho đến khi diệt vong. Đây là bài nằm trong loạt bài liên quan đến Patch Việt Ver 2.0. Đế Chế Mông Cổ là đế chế trãi dài từ Đông Âu cho đến Châu Á trong suốt các thế kỷ 13 và 14. Đây là đế chế lục địa liên tục lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đế chế khởi nguồn từ sự thống nhất các bộ tộc người Mông Cổ (Mongol) và Turkic trên mãnh đất Mông Cổ ngày nay, và phát triển thông qua các cuộc xâm lược, sau khi Thành Cát Tư Hãn (Ghengis Khan) tuyên bố là người lãnh đạo của toàn bộ người Mông Cổ vào năm 1206. Địa vi của đế chế vào thời kỳ đỉnh cao trãi dài từ sông Danube đến biển Nhật Bản, từ bắc Siberia cho đến Camboja ( nam Ấn Độ), bao phủ trên 33,000,000 km2 (12,741,000 sq mi), chiếm khoảng 22% diện tích lục địa của trái đất và có dân số trên 100 triệu người. Do kết quả của các cuộc xâm lược của đế chế, các tác động kinh tế, chính trị của nó lên phần lớn thế giới cũ (Old World), các cuộc chiến của đế chế với các cường quốc ở Châu Phi, Châu Á. Châu Âu được xem là một cuộc chiến tranh thế giới cổ đại. Tuy nhiên đế chế bắt đầu tan rã vào theo sau các cuộc chiến liên tiếp từ 1260 - 1264 với việc Hãn quốc Kim Trướng (Golden Horse) và Hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai Khanate) trên thực tế là những thực thể độc lập và từ chối công nhận Hốt Tất Liệt (Khubai Khan) là Đại Hãn (Khagan). Tại thời điểm mà Hốt Tất Liệt mất, Đế chế Mông Cổ đã phân liệt thành bốn hãn quốc (khanate) hay đế chế riêng lẽ, mỗi hãn quốc theo đuổi những mục tiêu và lợi ích riêng. Nhưng Đế chế Mông Cổ là một tổng thể vẫn còn mạnh và thống nhất. Các lãnh chúa Mông Cổ ở Trung Á vẫn thành công trong việc chống lại nổ lực của Hốt Tất Liệt buộc các gia tộc Sát Hợp Đài (Chagatayid) và Oa Khoát Đài ( Ogedeid) phải khuất phục. Mãi cho đến tận 1304, khi tất cả các hãn Mông Cổ đồng ý tuân phục người kế vị của Hốt Tất Liệt, Đại hãn Thiết Mộc Nhĩ (Khagan Temür Öljeytü). Với sự sụp đổ của nhà Nguyên năm 1368, đế chế Mông Cổ cuối cùng cũng phân rã.
Đế chế Mông Cổ - Sự hình thành Trước khi nhà Kim (Jin Dynasty) của tộc Nữ Chân (the Jurch) nổi dậy, nhà Liêu Khiết Đan (the Khitan Liao Dynasty) thống trị lưu vực Mông Cổ, Mãn Châu và các bọ phận phía bắc từ thế kỷ thứ 10. Năm 1125, Nhà Kim lật đổ Nhà Liêu và nổ lực giành quyền kiểm soát lãnh vực của Nhà Liêu ở Mong Cổ trước đây. Tuy nhiên, người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Hãn Qubul, ông nội của Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn), đã đẩy lùi các lực lượng của nhà Kim vào đầu thế kỷ 12. Nhưng cuối cùng người Mông Cổ và người Tacta (Tatars) lại lao vào một cuộc chiến sinh tử. Các Hoàng đế nhà Kim đã khuyến khích và trợ giúp người Tacta để làm suy yếu các bộ lạc du mục. Có năm bộ tộc lớn cùng tồn tại trên thảo nguyên Mông Cổ cùng thời kỳ đó: Bộ tộc Kirat (Kereyds), Bộ tộc Mông Cổ (Mongol), Bộ tộc Nãi Man (Naimans), Bộ tộc Mê Kít (Merkits), Bộ tộc Tacta (Tatars). Thiết Mộc Chân (Temujin), con trai của một thủ lĩnh bộ tộc Mông Cổ, người trãi qua một thời niên thiếu đầy cay đắng, đã thông nhất người du mục, những bộ tộc cựu thù Mông Cổ và Turkic trước đây thong qua tài năng chính trị và thiên tài quân sự. Là đồng minh, Vương Hãn (Wang Khan Toghoril) người đứng đầu bộ tộc Kirat, bạn của cha Thiết Mộc Chân và Trác Mộc Hợp (Jamukha) thủ lĩnh bộ lạc Jadarn, bạn thời trẻ (anda) an đáp của Thiết Mộc Chân đã giúp ông đánh bại người Mê kít, những người đã cướp người vợ Bật Tê (Borte) và đánh bại người Mãi Man và Tac ta. Thiết Mộc Chân nghiêm cấp cướp boc và hãm hiếp kẻ thù nếu chưa được phép, và ông ta phân phát chiến lợi phẩm cho các chiến binh Mông Cổ và gia đình họ, thay vì phát cho tất cả các lớp quý tộc. Thiết Mộc Chân sau đó tiếp nhận chức Hãn nhưng Vương Hãn và Trác Mộc Hợp không hài lòng. Các tầng lớp quý tộc và tướng lĩnh bộ tộc Ki Rát lo sợ và Vương Hãn cùng Trác Mộc Hợp đã rời bỏ Thiết Mộc Chân. Cuối cùng Vương Hãn và người con Tang Côn cùng Trác Mộc Hợp quay lại chống ông ta. Thiết Mộc Chân gần như bị đánh bại hoàn toàn vào giai đoạn khởi đầu của cuộc chiến nhưng sau đó ông ta hồi phục và lớn mạnh nhờ các bộ lạc trung thành. Từ năm 1203 - 1205, người Mong Cổ dưới sự lãnh đạo của Thiết Mộc Chân đã đánh bại tất cả mọi bộ tộc đối thủ và buộc họ quy phục. Năm 1206, Thiết Mộc Chân được tôn phong là Khả Hãn (Khaghan) tại Kurutai (Hội đồng) và tôn vinh là Ghengis Khan (Thành Cát Tư Hãn). Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu của Đế chế Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn.
Thiết Mộc Chân - Thời niên thiếu cay đắng Thiết Mộc Chân (Temüjin) họ Bột Nhi Chỉ Cân (Borjigin). Sinh khoảng năm 1155/1162 hay 1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (1271–1368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống. Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty) , Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn (Ghengis Khan) miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ. Có rất nhiều nhân vật nổi tiếng được cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, là những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn còn tiếp tục cai trị Mông Cổ đến thế kỷ 17 cho đến khi nó bị người Trung Quốc thống trị lại. Thiết Mộc Chân là con trai cả của Dã Tốc Cai (Yesükhei), một thủ lĩnh của bộ tộc Khất Nhan (Kiyad). Dã Tốc Cai là người thuộc dòng họ Bột Nhi Chỉ Cân. Mẹ ông là bà Kha Nguyệt Luân (Oát Ngạch Lôn, U Luân hay Hoelun) từ bộ lạc Hoằng Cát Thích (Olkunut). Ông là con trai cả của bà này. Theo Bí sử Mông Cổ, ông được đặt tên theo tên của một thủ lĩnh rất dũng cảm của một bộ tộc người Tatar đã bị cha ông đánh bại (Thiết Mộc Chân Ngột Cách). Thiết Mộc Chân có 3 em trai là Cáp Tát Nhi (Khasar hay Qasar), Hợp Xích Ôn (Khajiun), Thiết Mộc Cách (Temüge) và một em gái là Thiếp Mộc Lôn (Temülen hay Temülin), cùng hai anh/em cùng cha khác mẹ khác là Biệt Cách Thiếp Nhi (Bekhter) và Biệt Lặc Cổ Đài (Belgutei) do Tốc Xích Cát Lặc sinh ra. Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân cực kỳ khó khăn. Khi ông lên 9 tuổi, cha ông đã đưa ông đến gia đình vợ (Börte) tương lai và ông phải sống ở đó cho đến khi đủ tuổi lấy vợ là 12 tuổi. Một thời gian ngắn sau đó cha ông bị đầu độc bởi bộ lạc Tháp Tháp Nhi (Tartar) láng giềng trên đường trở về nhà và Thiết Mộc Chân đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc của mình. Bộ lạc của ông không chấp nhận ông do sự bất đồng về quyền lực và quyền lợi kinh tế. Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó, sống được là nhờ các loài động vật gặm nhấm. Trong một lần đi săn bắn như vậy ông đã giết chết người anh/em cùng cha khác mẹ là Bekhter trong một cuộc tranh giành chiến lợi phẩm. Một lần khác vào năm 1182, ông đã bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình. Mẹ ông đã dạy ông nhiều bài học từ sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh với những người khác, những bài học này đã hình thành nên sự hiểu biết của ông trong những năm sau này về sự cần thiết của thống nhất. Năm 16 tuổi, Thiết Mộc Chân lấy Bột Nhi Thiếp (Börte) của bộ tộc Ong-ki-rát (Qonggirat, Chunggirat hay Olkut'hun) sau này là Quang Hiến hoàng hậu, nhưng sau này ông còn nhiều cuộc hôn nhân khác. Bà họ là Hoằng Cát Sắc (Angcatthat), và nhận được áo lông chồn đen như là của hồi môn; đây là tài sản ban đầu để ông tăng thêm sự giàu có về sau từ chiến tranh. Sau đó vợ ông bị bắt cóc trong một cuộc tập kích của bộ tộc Miệt Nhĩ (Merkits) và ông đã nhờ bạn (sau này là kẻ thù) là Trát Mộc Hợp (Jamuka) và người che chở cho ông là Thoát Lý (Toghril hay Toghrul) của bộ tộc Khắc Liệt (Kerait) để giải thoát cho vợ mình. Việc sinh đứa con đầu lòng là Truật Xích (Jochi, 1185-1226) quá sớm đã dẫn đến sự nghi ngờ của ông và Truật Xích cũng như hậu duệ của ông ta không bao giờ được coi là những người kế vị. Bên cạnh Truật Xích, Bột Nhi Thiếp còn sinh ra ba người con trai khác là Sát Hợp Đài (Chagatai, 1187-1241), Oa Khoát Đài (Ögedei, 1189-1241), Đà Lôi (Tolui, 1190-1232). Ông có thể còn nhiều con trai với các bà vợ khác nhưng họ không được liệt kê vào hàng kế vị, còn các con gái thì không có ghi chép cụ thể nào
Thiết Mộc Chân - Thống nhất các bộ lạc Vùng cao nguyên Trung Á (miền bắc và tây bắc Trung Quốc) vào khoảng thời gian của Thiết Mộc Chân (cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13) được phân chia giữa một vài bộ lạc hay liên minh, trong số đó có Nãi Man (Naiman), Miệt Nhĩ Khất (Merkit), Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Đảng Hạng (Tangut), Tatar, Mông Cổ (Mongol) và Khắc Liệt (Kerait), thường có xung đột với nhau như được chứng thực bởi những cuộc đột kích, cướp bóc, trả thù ngẫu nhiên. Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách liên kết với bạn của cha mình là Thoát Lý (Toghril, còn gọi là Thoát Oát Lân), một thủ lĩnh ở địa phương (có nguồn cho rằng ông là chư hầu cho Hãn vương này) được nhà Kim phong tước Hãn vương năm 1197 (nên còn được gọi là Vương Hãn). Mối quan hệ này ban đầu được tăng cường khi Bột Nhi Thiếp (Borte) bị người Miệt Nhĩ Khất (Merkit) bắt (khoảng năm 1177 hay 1180 trước khi sinh ra Truật Xích) và Thiết Mộc Chân phải cần tới sự hỗ trợ của Thoát Lý. Đáp lại, Thoát Lý cho ông mượn 20.000 chiến binh Khắc Liệt (Kerait) của ông này và đề nghị ông mời cả người bạn thời thơ ấu là Trát Mộc Hợp (Jamuka), khi đó đang là thủ lĩnh (hãn) của bộ lạc mình (bộ lạc Trát Đáp Lan hay Jadaran). Mặc dù chiến dịch này thành công trong việc giải cứu Bột Nhi Thiếp và thất bại hoàn toàn của người Miệt Nhĩ Khất, nhưng nó cũng dọn đường cho sự chia rẽ giữa hai người bạn an đáp (huynh đệ) thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân và Trát Mộc Hợp. Các kẻ thù chính của liên minh Mông Cổ vào khoảng năm 1190-1200 là Nãi Man (Naiman) ở phía tây, Miệt Nhĩ Khất (Merkit) ở phía bắc, Đảng Hạng (Tangut) ở phía nam và Kim (Jin) cùng Tatar ở phía đông. Vào năm 1190, Thiết Mộc Chân cùng những người theo ông chỉ thống nhất được một lượng nhỏ người Mông Cổ. Trong các bộ lạc chiếm được, ông thực hiện việc cai trị theo cung cách khác với truyền thống của người Mông Cổ bằng cách ủy quyền cho những người xứng đáng và trung thành chứ không dựa trên quan hệ gia đình. Thiết Mộc Chân sau đó đã ban hành bộ luật bằng văn bản cho người Mông Cổ, gọi là Yassa, và ông ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt để xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc của mình. Như là sự khuyến khích cho việc phục tùng tuyệt đối và tuân thủ các quy tắc trong luật pháp của ông, bộ luật Yassa, Thiết Mộc Chân cam kết dành cho thần dân và binh lính sự giàu có từ các chiến lợi phẩm thu được trong tương lai. Khi đánh bại các bộ lạc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ lạc đó dưới sự bảo hộ của mình và hợp nhất các thành viên của các bộ lạc đó vào bộ lạc của mình. Mẹ ông còn nhận những đứa trẻ mồ côi từ các bộ lạc đó để nuôi. Những điểm mới trong chính sách của ông đã gây dựng được niềm tin và lòng trung thành từ những người bị chế ngự, làm cho Thiết Mộc Chân trở thành mạnh hơn sau mỗi chiến thắng. Năm 1201, một kurultai do Hợp Đáp Cân cùng 11 bộ lạc khác tổ chức đã bầu Trát Mộc Hợp (Jamukha) làm cổ nhân hãn (Gur Khan), một tước hiệu được những người trị vì hãn quốc Cáp Lạt Khiết Đan ( Kara-Khitan Khanate) dùng, để liên binh tấn công Thiết Mộc Chân. Liên minh này bị liên minh giữa Thiết Mộc Chân với Thoát Lý đánh bại và Trát Mộc Hợp phải chạy sang hàng Thoát Lý. Con trai của Thoát Lý là Tang Côn (Senggum) ghen tức với sức mạnh đang lên của Thiết Mộc Chân và sự thân mật của ông với cha mình. Ông này lập kế hoạch ám sát Thiết Mộc Chân. Thoát Lý, được cho là đã được Thiết Mộc Chân cứu mạng nhiều lần, lại ủng hộ con mình và không hợp tác với Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân biết được ý đồ của Tang Côn (Senggum) và cuối cùng đã đánh bại Tang Côn (Senggum) cùng những người trung thành với ông này. Một trong những giọt nước cuối cùng làm đoạn tuyệt quan hệ giữa Thiết Mộc Chân và Thoát Lý là sự từ chối của Thoát Lý năm 1202 khi Thiết Mộc Chân đề nghị cưới con gái ông ta cho Truật Xích, con trai trưởng của ông, một dấu hiệu không tôn trọng trong văn hóa Mông Cổ. Hành động này dẫn tới sự chia cắt hai bên và là điềm báo một cuộc chiến tranh sẽ nổ ra. Thoát Lý liên minh với Trát Mộc Hợp, người khi đó đã chống lại Thiết Mộc Chân; tuy nhiên mâu thuẫn bên trong giữa Thoát Lý với Trát Mộc Hợp, cộng với sự chuyển hướng của một loạt các cựu liên minh sang phía Thiết Mộc Chân đã dẫn tới thất bại của Thoát Lý. Ông này chạy tới chỗ của Tháp Dương Hãn , thủ lĩnh bộ lạc Nãi Man, nhưng bị binh lính Nãi Man giết chết năm 1203. Thất bại này đã làm cho bộ lạc Khắc Liệt (Kereit) bị phân rã hoàn toàn. Mối đe dọa trực tiếp kế tiếp đối với Thiết Mộc Chân là người Nãi Man (Naiman), với Trát Mộc Hợp và những người theo ông này đã chạy tới đó tìm nơi nương tựa. Người Nãi Man đã không đầu hàng, mặc dù một bộ phận đã tình nguyện đứng về phía Thiết Mộc Chân. Trước khi Thiết Mộc Chân tấn công người Nãi Man và Trát Mộc Hợp thì thì một số tướng lĩnh của ông này đã chạy sang phía Thiết Mộc Chân, trong đó đáng chú ý có Tốc Bất Đài (Subutai), sau trở thành một trong tứ khuyển nổi danh của ông. Sau một vài trận chiến, Thiết Mộc Chân đã đánh bại Tháp Dương Hãn năm 1204 và Trát Mộc Hợp bị binh lính bắt trao cho Thiết Mộc Chân. Theo Bí sử Mông Cổ, Thiết Mộc Chân một lần nữa mong muốn duy trì quan hệ bạn bè với Trát Mộc Hợp và đề nghị ông này đứng về phía mình. Ông đã giết những kẻ bán đứng Trát Mộc Hợp vì không mong muốn có những kẻ phản trắc trong hàng ngũ. Tuy nhiên, Trát Mộc Hợp đã từ chối, nói rằng bầu trời chỉ có một mặt trời mà thôi và đề nghị được chết bằng một cái chết cao quý theo tập quán là chết không rơi máu và được đáp ứng bằng cách bẻ gẫy lưng. Câu nói của Trác Mộc Hợp (Jamuka) trước khi mất: " Bầu trời chỉ có một mặt trời" hay "Sa mạc chỉ có một mặt trời". Phần còn lại của bộ lạc Miệt Nhĩ Khất (Merkit) đứng về phía người Nãi Man (Naiman) bị Tốc Bất Đài (Subutai) đánh bại. Thất bại của người Nãi Man đã làm cho Thiết Mộc Chân (Temujin) trở thành vị chúa tể duy nhất của bình nguyên Mông Cổ, nghĩa là tất cả các liên minh hùng mạnh khác hoặc là thất bại hoặc là bị hợp nhất dưới trướng của ông. Với nhu cầu phải bảo vệ biên giới từ các quốc gia phía nam như đế quốc Kim (Jin Dynasty) và Tây Hạ (Xie He) là những quốc gia trên địa bàn Trung Quốc ngày nay, ông đã tổ chức hệ thống của mình với sự tăng cường sức mạnh quân sự và đã không bị những người Trung Quốc, khi đó bắt đầu cảm thấy khó chịu với quốc gia mới nổi Mông Cổ dưới thời đại của Thiết Mộc Chân (Temujin), đánh giá quá mức. Cuối cùng họ đã có những hành động như ngăn cản việc tiếp tế lương thực, thực phẩm đi qua Mông Cổ ngày nay. Với những phẩm chất cá nhân và ý chí mạnh mẽ, Thiết Mộc Chân (Temujin) cuối cùng đã thống nhất được các bộ lạc trong một hệ thống duy nhất, một nét đặc trưng vĩ đại của Mông Cổ, là đất nước có lịch sử lâu đời của những cảnh huynh đệ tương tàn và gian khó về kinh tế. Năm 1206 Thiết Mộc Chân (Temujin) đã liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ Merkits, Naimans, Mongols, Keraits, Tatars, Uyghurs và các bộ lạc nhỏ riêng lẻ khác và tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) (trong tiếng Mông Cổ thì có nghĩa là vua của cả thế giới). Ghi chú: TRong các bộ tộc không bị khuất phục có tộc Tangut (Đảng Hạng) đã thành lập nước Tây Hạ từ trước. Sau này Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt. Cái giá phải trả cho sự thống nhất các bộ tộc trên thảo nguyên Mông Cổ là cái chết của người bạn an đáp Trác Mộc Hợp và những đồng minh thủa xưa (Vương Hãn và Tang Côn)