Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của hầu khắp các nước ở Châu Á được tính theo lịch âm, theo vòng quay của mặt trăng quanh trái đất. Lịch âm có 364 ngày nên thường chênh với lịch dương. Thời điểm Tết Nguyên Đán là sự chuyển giao của trời và đất giữa năm mới và năm cũ nên thường được gọi là giao thừa. Sự kết thúc của mùa đông, thay vào đó là sự bắt đầu của mùa xuân, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Mang đến điềm lành, xua đi điềm xấu của năm cũ… Thường, người dân các nước đón Tết cổ truyền có ảnh hưởng đồng văn, với các mối liên hệ và văn hóa tương đồng. Việt Nam Tết cổ truyền người Việt mang nét độc đáo với bánh trưng, bánh tét, bánh giầy, thịt mỡ dưa hành, câu nêu… Người Việt trước đây còn có thông lệ đốt pháo đêm giao thừa để mừng năm mới. Trong ngày lễ Tết, mọi người trong gia đình ở đâu cũng đều phải quay quầng bên mâm cơm cúng gia tiên. Trẻ nhỏ được nhận phong bao lì xì của người lớn. Mọi người chúc tụng nhau những điều tốt đẹp cho một năm mới ngập trành hạnh phúc và thành công. Có thể dễ dàng hình dung các món ăn truyền thống và tập tục sinh hoạt trong tết nguyên đán của người Việt thông qua các câu đối sau: “Thị mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháp, bánh trưng xanh” Trung Quốc Tết Trung Quốc cũng có những nét tương đồng giống Việt Nam. Nhưng tựu chung lại vẫn khác biệt về sinh hoạt, tập quán. Màu đỏ dường như là nét đặc trưng thường thấy của người Hoa. Cứ khi Tết đến, trước cổng mỗi nhà đều phải dán giấy đỏ, treo đèn lồng đỏ, treo câu đối đỏ, đốt pháo để xua đuổi quái vật, điều xuôi rủi tới quấy phá con người. Trước Tết, người Trung Quốc cũng dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa đế xả xui cuối năm hòng đón một năm mới, đại cát, đại phúc. Các loại bánh trái, kẹo mứt… là những món không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc. Cũng giống như Việt Nam, ý nghĩa của các món ăn và khay mứt, bánh mang một thông điệp hết sức nhân văn. Hàn Quốc Cũng giống như các nước khác trong khu vực, ở Hàn Quốc bắt đầu đón tết âm từ ngày 1/1. Trước đó, mỗi gia đình phải quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ, tinh tươm để đón năm mới. Trước khi đón giao thừa, người Hàn thường tắm nước nóng để tẩy trần, ăn vận trang phục truyền thống hanbok trong nghi lễ tổ tiên. Đêm giao thừa, người Hàn Quốc đốt các thanh tre với ý niệm xua đuổi tà ma, điều xuôi rủi trong năm. Mâm cỗ trong đêm giao thừa của người Hàn phải có hai món chính là ttok-kuk (một loại phở nước được chế từ bò hay gà) và món kim chi. Giống như Việt Nam không thể thiếu mâm xôi-con gà cúng giao thừa. Còn mâm cỗ ngày tết của họ lại không thể thiếu món canh bánh gạo (tteokguk). Trong những ngày tết, trước cửa mỗi gia đình Hàn Quốc không thể thiếu một chiếc xẻng bằng rơm. Với mục đích hốt gạo rơi vãi và những điều phúc lộc quanh năm. Lễ Chesa và lễ Seba cũng được người Hàn tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đầy đủ hình thức với tổ tiên và gia đình. Ngoài ra các nước khác cũng đón có phong tục đón tết cổ truyền như Việt Nam như Triều Tiên, Singapor, Mông Cổ, Đài Loan, Hồng Kong, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia, Bhutan. >> Mời bạn xem: Tại sao Nhật Bản không ăn Tết Nguyên Đán như Việt Nam