diện chẩn chữa thoái hóa đốt sống cổ có tốt không? Diện Chẩn là gì ? Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. . Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu. Tại sao gọi là Diện Chẩn Điều Khiển Liệu pháp ? Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể. Tình trạng nào thì nên dung diện chẩn? Tình trạng: · Đau nửa đầu sau · Cứng cổ gáy · Nhức mắt · Cánh tay tê · Các ngón tay cứng · Khó co duỗi · Sau gáy có một cục u to như qủa trứng · Đã chữa tây y, đông y nhưng không đỡ. Phác đồ điều trị: Ngày đầu tiên Cào kỹ trên đầu Vạch 6 vùng phản chiếu Vạch kỹ đồ hình người trên đầu, sau đó cào xuôi từ đỉnh đầu xuống gáy. Ấn bộ ổn định thần kinh: 34,124,103,106,16,0 Ngày thứ hai Làm giống ngày đầu, làm thêm vạch và hơ 2 cung mày, lăn 2 bên thắt lưng, vạch 2 bả vai, lăn xuôi xuống tay. Day ấn thêm bộ thông nghẽn 26,61,3,14,19,275 Vạch cánh tay trên mặt, trên đầu. Hơ từ bả vai trở xuống dọc cánh tay, vạch kỹ cổ tay, đẩy ra các kẽ ngón tay, lăn các ngón tay Ngày thứ ba Lăn phác đồ của ngày 1, lăn thêm bộ mềm cơ: 26,61,17,51,312,8 Hơ vạch vùng phản chiếu gáy trên ngón tay, ngón chân, cổ tay Day và hơ từ cổ gáy xuống đến xương cụt Vạch và lăn từ cổ gáy xuống vai, xuống tay Day ấn bộ tiêu u bướu: 41,143,19,127,37,38,312,85 Các ngày tiếp theo cứ thế lặp lại cho đến khi cảm giác và bệnh có dấu hiệu giảm. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 Chú ý: Người bệnh thường xuyên đến để kiểm tra tình trạng bệnh và luôn luôn tuân thủ theo chế độ ăn theo chỉ định của bác sĩ. Tránh vận động quá sức dẫn đến tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn