Hãy tưởng tượng bạn là Giám đốc điều hành của một công ty lớn. Trách nhiệm của bạn có bao gồm việc phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên công ty đều có các phần cứng và phần mềm cần thiết để phục vụ cho công việc. Mua một hệ thống máy tính vẫn không đủ, bạn cũng phải mua thêm phần mềm và bản mềm phần mềm hợp pháp nữa. Bất cứ khi nào có một nhân viên mới, bạn cũng phải mua thêm phần mềm mới hoặc phải chuyển giao giấy phép bản quyền phần mềm hiện tại cho người dùng khác mới. Tất cả những việc đó khá rắc rối, tốn thời gian và tốn không ít tiền bạc của bạn. Và đó là lúc bạn cần đến một giải pháp khác. Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên của bạn đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp. Nó được gọi là điện toán đám mây (cloud computing), và nó có thể thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể. Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng, giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm. Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây, đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web, và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại. Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây. Thay vì chạy một chương trình e-mail trên máy tính của bạn, bạn đăng nhập vào một tài khoản e-mail thông qua internet từ xa. Các phần mềm và lưu trữ cho tài khoản của bạn không tồn tại trên máy tính của bạn - đó là trên máy tính đám mây của dịch vụ. Ngày nay thì công nghệ điện toán đám mây được ứng dụng rộng rãi ở khắp các lĩnh vực với các cấp độ phức tạp hơn nhiều. Từ cá nhân đến các doanh nghiệp lớn nhỏ ở Việt Nam đang dần chuyển sang ảo hoá, dùng điện toán đám mây để giảm bớt gánh nặng về hạ tầng công nghệ thông tin để tập trung vào công việc sản xuất kinh doanh vốn đang càng ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Vấn đề là ở Việt Nam các dịch vụ cloud vẫn còn khá mới mẻ, và có rất ít nhà cung cấp đủ tiềm lực công nghệ và uy tín để cho người dùng yên tâm giao phó cơ sở hạ tầng thông tin. Giám đốc điều hành của Công ty Long Vân Solution – một trong số rất ít những công ty đầu tư xây dựng và phát triển thành công các dịch vụ cloud cho cá nhân và doanh nghiệp, cho rằng hiện nay rất nhiều công ty vẫn đang phải chi trả một khoản tiền khổng lồ cho hệ thống máy tính “trên mặt đất” (tại doanh nghiệp) mà chưa biết sử dụng các dịch vụ có sẵn “trên mây” (trên internet) để cắt giảm chi phí và tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc tối đa hiệu suất làm việc là cực kì quan trọng. Cá nhân và doanh nghiệp nào kịp thời nắm bắt được xu thế, khiến cho công nghệ trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho công việc của mình thì đã có được lợi thế nhất định so với những người khác trên con đường dẫn đến thành công. Xem thêm infographic về xu hướng “mây hoá” trong doanh nghiệp
Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, thì mình chỉ cần cài một ứng dụng cho máy tính, từ ứng dụng đó mình có thể đăng nhập vào hệ thống máy chủ. ^^
Nó giống như bạn cài một phần mềm tính toán phức tạp (CPU phải xử lý nặng) lên một máy khác, còn máy của bạn chỉ làm nhiệm vụ đưa thông số đầu vào (input) và nhận kết quả đầu ra (output) thôi. Như vậy thì máy tính của bạn hầu như không làm nhiệm vụ tính toán gì cả. Cụm từ "đám mây" ở đây ý chỉ là người dùng đầu cuối (end-user, là bạn đó) không hề biết bất kì cái gì về quy trình để cho ra một output (tầm nhìn bị mây mờ che phủ, từa tựa vậy ^^!). Giả sử như chơi một game nặng, thì phần tính toán va chạm vật lí, render, xử lý AI là nặng nhất. Những game có phần này phức tạp thì đòi hỏi cấu hình càng cao. Giờ giả sử như bạn đẩy những công việc này cho máy khác (mạnh hơn) đảm nhận, còn máy của bạn chỉ đưa ra những input và nhận kết quả là những khung hình trên giây (frame per second) đã được render trước. Như thế nếu như áp dụng công nghệ điện toán đám mây, một chiếc máy không cần mạnh lắm vẫn có thể chơi được mọi game max setting . Dĩ nhiên là phải tính đến delay từ mạng mẽo có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính responsive của game, cái này người ta đang cố giải quyết bằng cách yêu cầu chất lương mạng tối thiểu và hệ thống server rải rác .
Cho hỏi đường truyền mạng VN ( ví dụ như gói cước 180k của VNPT có chơi được cái kiểu render này ko ? )
Nếu bạn có hứng thú với đề tài này thì bạn có thể xem qua dịch vụ Onlive Games của bên mẽo. Đây là yêu cầu mạng tối thiểu của nó: Dĩ nhiên là băng thông của bạn có thể cao nhưng nếu khoảng cách địa lý đến với server quá lớn thì sẽ dẫn đến việc ping cao. Mà ping cao thì bạn sẽ gặp trường hợp xảy ra độ trễ giữa input người dùng và phản hồi của game, ví dụ như bạn bấm nút "bắn" thì 2-3s sau nhân vật trong game mới bắt đầu bắn, mặc dù chỉ số khung hình trên giây của game vẫn ổn định, không giật lag. Dưới đây là video em nó chạy game trên máy iPad. Mà nói thế thôi, vì forum này là forum về game nên mình mới lấy ví dụ như thế, chứ thật ra cloud computing hiện giờ đầy rẫy ra, như mấy dịch của office của thằng Google hay M$ ấy.
uhm, nếu dùng cách này cứ coi như tiết kiệm được chi phí bản quyền phần mềm đi, nhưng phải tối ưu lại băng thông đường truyền phải không nhỉ.